Đồng Nai: Doanh nghiệp bỏ hàng chục triệu USD xây nhà trẻ mẫu giáo cho con công nhân

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai có 32 khu công nghiệp thu hút gần 600.000 công nhân lao động làm việc trong các khu công nghiệp, trong đó 60% là lao động nhập cư, kéo theo số lượng con công nhân cần được chăm sóc ở độ tuổi mầm non ngày tăng nhanh, gây áp lực lớn đối với địa phương.

Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, các doanh nghiệp có công đoàn cơ sở mạnh với hàng chục nghìn NLĐ trở lên đã quan tâm tới đời sống phúc lợi của công nhân và đầu tư dành quỹ đất, bỏ ra hàng chục triệu USD để xây dựng những ngôi trường mầm non khang trang, hiện đại, rộng hàng nghìn mét vuông dành riêng cho con công nhân. UBND tỉnh Đồng Nai đã có nhiều giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc giao đất và các điều kiện để xây dựng các trường mầm non cho con công nhân ở các khu công nghiệp.

Như Tập đoàn Phong Thái đã đầu tư 14 triệu USD để xây dựng ký túc xá và trường mẫu giáo phục vụ công nhân tại huyện Trảng Bom.

Ngoài ra, vào năm 2016, Công ty TNHH Dona Standard - cũng thuộc tập đoàn Phong Thái (ở Khu công nghiệp Xuân Lộc) đã đầu tư 3 triệu USD để xây dựng nhà trẻ trên diện tích 2,4ha để nuôi dưỡng tốt cho hơn 1.000 con của công nhân đang làm việc tại đây. Trường mẫu giáo Dona Standard có cơ sở vật chất hiện đại với hàng chục phòng học, các phòng chức năng, khu vui chơi, khu vực ăn uống, bếp ăn… có chất lượng cao.

Điểm đặc biệt, trường mẫu giáo này được xây dựng không vì mục đích lợi nhuận, do đó trường không thu học phí mà do công ty hỗ trợ, chỉ có khoản ăn uống là thỏa thuận với phụ huynh đóng góp 430.000 đồng/tháng để các cháu được ăn bữa sáng, bữa trưa, bữa chiều…

Ngoài ra, các khoản bảo hiểm cũng được công ty hỗ trợ. Không chỉ miễn phí, giờ giấc chăm sóc các cháu cũng phù hợp với thời gian làm việc của NLĐ, vì trường nhận các cháu từ 6h30 sáng tới 8h tối nên khi NLĐ có tăng ca vẫn yên tâm với con cái. Nhằm đảm bảo chất lượng, đội ngũ các cô giáo ở đây được trả mức thu nhập cao, từ gần 8 triệu đồng trở lên để các cô giáo chuyên tâm chăm sóc, dạy dỗ con em công nhân. Hiện nay, 2 trường mẫu giáo này đang nuôi dạy hàng nghìn con công nhân lao động.

Từ năm 2016, Công ty CP TKG Taekwang Vina (KCN Biên Hòa 2, TP Biên Hòa) đã đưa vào sử dụng trường mầm non với diện tích 7.500m2 với mức đầu tư trên 3 triệu USD để chăm lo cho khoảng 1.000 con công nhân.

Công ty TNHH PouChen Việt Nam (phường Hóa An, TP Biên Hòa) cũng đưa vào hoạt động trường mầm non với 18 phòng học và 5 phòng chức năng, trong đó có phòng học nhạc và 1 phòng tập thể dục, đáp ứng tới 500 trẻ em với độ tuổi từ 2 đến 5 tuổi…

HÀ ANH CHIẾN
TIN LIÊN QUAN

Công nhân quay “như chong chóng” vì nỗi khổ thiếu nhà trẻ gửi con

Nhóm PV |

Cùng với nhu cầu về nhà ở, thiết chế văn hóa, nhu cầu tìm nhà trẻ cũng là một vấn đề được nhiều công nhân, người lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, không ít công nhân phải khốn khổ tìm nơi gửi con trẻ, thậm chí phải tính đến phương án tạm nghỉ việc để trông con.

An cư lạc nghiệp nhìn từ nhà trẻ cho con người lao động

Lê Thanh Phong |

Một mối lo rất lớn đối với đa số công nhân trong các nhà máy, khu công nghiệp, đó là gửi con ở đâu để yên tâm đi làm. Chuyện sát sườn nhất đối với đời sống của con người, của một gia đình, trước khi nói đến chuyện xa vời hơn như đời sống văn hóa, tinh thần.

Công nhân Cần Thơ đề xuất xây dựng nhà trẻ gần khu công nghiệp

PHONG LINH |

Tham dự Diễn đàn Người lao động năm 2023, tổ chức ngày 28.7, anh Phạm Trường Dũng (Chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty TNHH KwongLung-Meko tại Cần Thơ) gửi gắm nhiều nguyện vọng, trong đó có đề xuất xây dựng nhà trẻ gần khu công nghiệp để người lao động thuận tiện trong việc đưa đón con.

Quảng Trị rà soát quy hoạch, ưu tiên dành quỹ đất để xây dựng nhà trẻ

HƯNG THƠ |

Các khu, cụm công nghiệp của tỉnh Quảng Trị dự kiến sẽ thu hút số lượng lớn lao động, trong đó nhiều lao động trong độ tuổi sinh đẻ. Vì vậy, vấn đề nuôi con nhỏ, nhà trẻ ngay tại khu công nghiệp, khu kinh tế dành cho con em công nhân lao động đang là nhu cầu cần thiết.

Chăm lo cho người lao động bằng hành động thiết thực từ kinh phí công đoàn

Tuyết Lan |

Kinh phí công đoàn có vai trò đặc biệt quan trọng để chăm lo trực tiếp cho người lao động. Đây chính là nguồn lực để công đoàn cơ sở tổ chức các hoạt động thiết thực cả về vật chất và tinh thần cho người lao động.

Kiểm tra hoạt động bán chui vàng miếng ở Lạng Sơn sau phản ánh của Lao Động

NHÓM PV |

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lạng Sơn gửi văn bản hỏa tốc giấy mời họp với đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan để trao đổi các biện pháp xử lý trước thông tin phản ánh của Báo Lao Động về hoạt động bán chui vàng miếng trên địa bàn tỉnh này.

Bất chấp mạng sống, đua nhau vớt củi giữa nước lũ cuồn cuộn ở Điện Biên

NHÓM PV |

Mưa lớn kéo dài khiến nước lũ dâng cao, rất nhiều người dân tại Điện Biên đã bất chấp nguy hiểm để vớt củi trên dòng nước đục ngàu, cuồn cuộn.

Thủy điện ở Hòa Bình xả lũ không thông báo, nhiều du khách suýt bị cuốn trôi

Minh Chuyên |

Hòa Bình - Phản ánh đến Báo Lao Động, người dân, du khách bức xúc vì cho rằng Thủy điện Suối Mu (xã Tự Do, huyện Lạc Sơn) xả lũ mà không thông báo khiến nhiều người suýt bị lũ cuốn trôi.