Đời sống công nhân trong những phòng trọ chật chội, thiếu thốn

Bảo Hân - Đỗ Phương |

Nguồn cung phong phú, giá lại phù hợp với thu nhập, nên những phòng trọ chật chội, không đảm bảo điều kiện sống do người dân gần khu công nghiệp xây dựng vẫn thu hút đại đa số công nhân thuê trọ.

Giá thuê hợp với túi tiền công nhân

“Biết là sống trong phòng trọ chật chội, điều kiện sống không đảm bảo nhưng tôi không có lựa chọn nào khác”- chị Nông Thị P (công nhân KCN Thăng Long, Đông Anh, Hà Nội) chia sẻ.

Chị P đang thuê một căn phòng trọ chỉ tầm 10m2, đủ kê một chiếc giường, chỗ để nấu ăn tại thôn Hậu Dưỡng, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội. Một tháng, tiền thuê trọ là 1 triệu đồng, cộng với khoản tiền điện nước 400.000-500.000 đồng. Chị P chưa lập gia đình, thuê trọ một mình nên phải trang trải tất cả các chi phí trên.

“Ở khu vực tôi đang sống có nhà dân xây chung cư mini để cho thuê. Biết là thuê ở đó thì sẽ rộng rãi hơn, sống “dễ thở” hơn nhưng tôi vẫn thích thuê phòng trọ như hiện tại hơn. Tôi đang sống một mình, gần như chỉ tối mới nghỉ ở nơi trọ, nên nếu thuê phòng chung cư thì quá lãng phí”- chị P cho hay.

Một lựa chọn khác mà chị P cũng từng tính đến là thuê phòng ở cùng với chính chủ nhà, nhưng chị nhanh chóng gạt đi, bởi thời gian đi lại của chị không cố định, nếu đi sớm, về muộn sẽ rất phiền phức. “Tính đi tính lại, thuê phòng trọ như hiện nay vẫn là tốt nhất. Vừa rẻ, vừa tự do, chủ động được sinh hoạt của mình”- chị P nói.

Ngoài làm công nhân, chị P còn làm thêm một số công việc khác. Tuy vậy, mức thu nhập của chị chỉ khoảng 8-9 triệu đồng/tháng. “Nói là rẻ, nhưng khoản tiền thuê trọ, điện nước cũng đã tiêu tốn một khoản khá lớn thu nhập của tôi hằng tháng”- chị P chia sẻ.

Với mức thu nhập của mình, chị P xác định mình sẽ không có khả năng để mua chung cư, nói gì đến nhà đất tại khu vực lân cận chị làm việc.

Thu nhập thấp, không dám nghĩ đến mua nhà

Khác với chị P, chị Lê Thị Hiền (công nhân tại Bắc Ninh) đã lập gia đình. Chị có 3 người con, đang ở trọ cùng chị tại phòng trọ chỉ tầm 15m2 với giá 1 triệu đồng/tháng; tiền điện nước khoảng 200.000-300.000 đồng/tháng.

Chị Hiền quê ở Bắc Ninh, lấy chồng ở Bắc Giang. Chị thuê phòng trọ ở gần nhà bố mẹ đẻ để còn nhờ người chăm sóc, đón các cháu. “4 mẹ con cũng muốn sống ở nhà ngoại cho đỡ chi phí, nhưng nhà ngoại đông người, nên tôi buộc phải thuê phòng trọ ở ngoài để sinh sống” - chị Hiền cho biết.

Nếu làm giờ hành chính, thu nhập của chị Hiền là 5,8 triệu đồng/tháng; nếu có tăng ca thì được khoảng 9 triệu đồng/tháng. Để có con số thu nhập này, chị phải mất rất nhiều thời gian, công sức tại nhà xưởng. “Đi làm về, tôi rất muốn có chỗ ở đàng hoàng để nghỉ ngơi, hơn nữa chăm sóc các cháu được tốt hơn, nhưng chỗ tôi ở không có chung cư mini cho thuê; thuê hẳn nhà riêng thì quá tốn kém, vì vậy, tôi đành chấp nhận ở nhà trọ chật chội. Đỡ tốn tiền chút nào thì tốt chút đấy”- chị Hiền chia sẻ.

Sau quãng thời gian đi làm, vợ chồng chị Hiền đã tích góp được khoản tiền khoảng 200 triệu đồng. Tuy vậy, với số tiền này, chị vẫn không dám nghĩ đến chuyện mua nhà. “Đất ở Bắc Ninh đang rất đắt, vợ chồng tôi không kham nổi. Hôm trước tôi vừa tìm hiểu đất ở khu đô thị gần chỗ tôi, mảnh đất 100m2 là trên 1,4 tỉ đồng. Tôi cũng không dám nghĩ đến mua chung cư trả góp, vì số tiền mình dành dụm không nhiều. Nếu mua thì buộc phải vay ngân hàng, trả lãi hằng tháng. Nghĩ đến việc phải trả lãi hằng tháng trong khi thu nhập thấp, tôi đã thấy… sợ”- chị Hiền cho hay. Khoản tiền dành dụm trên chị coi như để phòng lúc bị tai nạn, ốm đau.

Trước mắt, chị Hiền vẫn thuê trọ như hiện nay, còn đến khi nào không thuê nữa thì chính chị cũng chưa biết được. “Về lâu dài, có lẽ vợ chồng tôi sẽ chuyển về quê chồng, sống cùng nhà với bố mẹ chồng rồi tính tiếp”- chị Hiền chia sẻ về dự định của mình.

Một trường hợp công nhân khác đang phải thuê trọ là chị Nguyễn Thị Lệ (quê ở Thái Bình), đang làm công nhân KCN Thăng Long (Đông Anh, Hà Nội).

Trước đây, cả gia đình Lệ gồm 4 người thuê trọ trong căn phòng 10m2, chỉ kê đủ chiếc giường và bàn đựng bếp ga. Từ khi có mẹ lên trông cháu, chị thuê thêm căn phòng đối diện cho mẹ cùng con trai lớn có nơi sinh hoạt, nghỉ ngơi. Mỗi tháng, chị Lệ phải bỏ ra 1,5 triệu đồng cho tiền thuê nhà. Nơi chị Lệ sinh sống có khoảng hơn 10 phòng cho công nhân, lao động thuê, nhưng cả dãy trọ chỉ có 2 nhà vệ sinh để sử dụng chung.

“Gần 30 người nhưng chỉ có 2 khu vực để tắm, giặt sinh hoạt. Những ngày trong tuần đi làm công ty không sao, nhưng cứ đến cuối tuần thì việc đi vệ sinh cũng trở thành vấn đề nhức nhối” - chị Lệ nói. Bên cạnh xóm trọ là khu chăn nuôi heo của người dân địa phương. Chị Lệ kể, nhiều hôm trời mưa to, rác cùng với phân động vật trôi về kênh nước bốc mùi lan khắp xóm trọ khiến cả gia đình không thể chịu nổi. Dù sống trong cảnh chật chội, không đảm bảo vệ sinh nhưng Lệ cũng như công nhân lao động trong xóm trọ đều phải cố gắng chấp nhận. “Lương công nhân của 2 vợ chồng 15 triệu đồng/tháng, nếu không tằn tiện làm sao đủ chi phí cho con ăn học ngoài này” - chị Lệ cho hay. Chị Lệ bảo chưa bao giờ dám nghĩ sẽ mua nhà ở Hà Nội, sau này đợi 2 con lớn hơn, chị sẽ gửi chúng về quê nhờ ông bà chăm sóc. Rồi anh chị lại tiếp tục thuê trọ, đi làm công ty, đến bao giờ ổn định hơn mới tính chuyện về quê.

Bảo Hân - Đỗ Phương
TIN LIÊN QUAN

Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho công nhân

Hà Anh |

Theo đánh giá của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Thái Nguyên, từ năm 2016 đến nay, mô hình Tổ công nhân tự quản khu nhà trọ ngoài việc góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho công nhân lao động, đây còn là một trong những kênh thông tin quan trọng để Công đoàn kịp thời nắm bắt diễn biến tư tưởng, tâm tư, những vấn đề bức xúc của công nhân lao động nhằm kịp thời có biện pháp giải quyết.

Bình Dương: Nhiều khu nhà trọ công nhân vẫn nhếch nhác, thiếu an toàn

Đình Trọng |

Bình Dương là tỉnh phát triển công nghiệp, có hơn 1,2 triệu lao động, Trong đó hơn 80% là lao động ngoại tỉnh, đa số vẫn phải đi ở trọ. Những năm gần đây, việc xây dựng nhà ở cho công nhân lao động được quản lý tốt hơn, tuy nhiên ở khu nhà trọ cũ, công nhân vẫn ở trong không gian chật hẹp, nóng bức về mùa khô, ẩm thấp về mùa mưa, có nơi còn tiềm ẩn rủi ro cháy nổ cao.

Khó mua nhà, công nhân nhà trọ “tính kế” về quê

Bảo Hân |

Dù muốn có công việc lâu dài, gắn bó với nơi làm việc nhưng nhiều công nhân không thể mua được nhà để ổn định cuộc sống, không ít người đã tính đến chuyện về quê, hoặc ở nhà của bố, mẹ ở quê.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho công nhân

Hà Anh |

Theo đánh giá của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Thái Nguyên, từ năm 2016 đến nay, mô hình Tổ công nhân tự quản khu nhà trọ ngoài việc góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho công nhân lao động, đây còn là một trong những kênh thông tin quan trọng để Công đoàn kịp thời nắm bắt diễn biến tư tưởng, tâm tư, những vấn đề bức xúc của công nhân lao động nhằm kịp thời có biện pháp giải quyết.

Bình Dương: Nhiều khu nhà trọ công nhân vẫn nhếch nhác, thiếu an toàn

Đình Trọng |

Bình Dương là tỉnh phát triển công nghiệp, có hơn 1,2 triệu lao động, Trong đó hơn 80% là lao động ngoại tỉnh, đa số vẫn phải đi ở trọ. Những năm gần đây, việc xây dựng nhà ở cho công nhân lao động được quản lý tốt hơn, tuy nhiên ở khu nhà trọ cũ, công nhân vẫn ở trong không gian chật hẹp, nóng bức về mùa khô, ẩm thấp về mùa mưa, có nơi còn tiềm ẩn rủi ro cháy nổ cao.

Khó mua nhà, công nhân nhà trọ “tính kế” về quê

Bảo Hân |

Dù muốn có công việc lâu dài, gắn bó với nơi làm việc nhưng nhiều công nhân không thể mua được nhà để ổn định cuộc sống, không ít người đã tính đến chuyện về quê, hoặc ở nhà của bố, mẹ ở quê.