Đổi mới hoạt động, tập trung bảo vệ, chăm lo cho người lao động

Nam Dương |

Hoạt động công đoàn trong thời gian tới cần tập trung thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ, chăm lo cho người lao động; tập hợp đội ngũ và xây dựng tổ chức, tài chính công đoàn...

Viện Khoa học An toàn và vệ sinh lao động vừa phối hợp với LĐLĐ TPHCM tổ chức tọa đàm “Đổi mới mô hình tổ chức và hoạt động công đoàn tỉnh, thành phố khi nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới”. Đây là hoạt động thuộc khuôn khổ đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước.

Phát biểu khai mạc, ông Lê Cao Thắng, Chủ tịch Trường Đại học Công đoàn lưu ý, bối cảnh mới hiện nay đang đặt ra nhiều cơ hội và thách thức, đòi hỏi tổ chức công đoàn Việt Nam phải nghiên cứu và đổi mới mô hình tổ chức và hoạt động cho phù hợp với việc thực hiện các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và những quy định tại Bộ luật Lao động 2019 về sự ra đời của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở ngoài tổ chức công đoàn Việt Nam.

Nhiều ý kiến cho rằng, tổ chức công đoàn hiện quản trị theo chức năng, nhiệm vụ, chưa quản trị theo đối tượng mục tiêu, trong khi đối tượng ngày càng mở rộng. Do đó, cần phải thay đổi mô hình, hình thành ban đối tượng kết hợp với các ban cốt lõi, nghiên cứu mô hình Văn phòng của LĐLĐ tỉnh, thành phố tại các quận, huyện để đảm bảo việc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm như phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở và thu kinh phí công đoàn…

Ông Trần Đoàn Trung, Phó Chủ tịch thường trực LĐLĐ TPHCM, trao quà cho các CNVCLĐ làm việc trong điều kiện khó khăn. Ảnh Đức Long
Ông Trần Đoàn Trung, Phó Chủ tịch thường trực LĐLĐ TPHCM, trao quà cho các CNVCLĐ làm việc trong điều kiện khó khăn. Ảnh Đức Long

Có ý kiến cho rằng công tác bồi dưỡng cán bộ công đoàn cơ sở còn bất cập, đối với cán bộ chuyên trách thì mới chỉ đào tạo lớp lý luận và nghiệp vụ công đoàn. Đối với cán bộ công đoàn cấp trên, nhất là ở công đoàn cấp tỉnh, thành phố, công đoàn ngành Trung ương và tương đương trở lên thì cán bộ công đoàn mới chỉ được chuyên môn hóa theo nhiệm vụ chuyên môn, trong khi đó, đoàn viên, người lao động khi có thắc mắc cần giải đáp, tư vấn, hỗ trợ thì chỉ biết phản ánh với cán bộ công đoàn, nên việc đáp ứng nhu cầu của người lao động chưa kịp thời.

Nhiều đại biểu cho rằng hoạt động công đoàn trong thời gian tới cần tập trung thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ, chăm lo cho người lao động; tập hợp đội ngũ và xây dựng tổ chức, tài chính công đoàn, thực hiện vai trò là thành viên hệ thống chính trị của Đảng… Đồng thời, cần phải đổi mới công tác đào tạo đội ngũ cán bộ công đoàn, giúp cán bộ công đoàn nắm bắt nhanh hơn, nhiều hơn về kỹ năng làm việc và công tác công đoàn.

Nam Dương
TIN LIÊN QUAN

Nhà văn hóa Lao động Đà Nẵng đáp ứng nhu cầu tinh thần người lao động

Tường Minh |

Trong năm 2020, tuy gần 4 tháng Nhà Văn hóa Lao động của LĐLĐ Đà Nẵng phải dừng tất cả các hoạt động để phòng chống dịch bệnh COVID-19. Tuy vậy, các hoạt động của Nhà Văn hóa Lao động vẫn đáp ứng nhu cầu và chăm lo đời sống tinh thần cho người lao động.

LĐLĐ tỉnh Hà Giang: “Tết sum vầy” cho người lao động

Đức Trí |

Liên đoàn Lao động tỉnh Hà Giang vừa tổ chức Chương trình “Tết Sum vầy” cho người lao động đón Xuân Tân Sửu năm 2021.

Cuộc sống khó khăn, người lao động lại ăn Tết xa nhà

Nam Dương |

Đã 6 năm không về quê ăn Tết và dịp Tết năm nay, anh Phạm Thanh Lâm - công nhân Công ty TNHH May mặc Triple Việt Nam (huyện Củ Chi, TPHCM) và vợ con xác định tiếp tục ở lại TPHCM ăn Tết.

Đắk Lắk giải quyết việc làm cho hàng nghìn người lao động

BẢO TRUNG |

Do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, số lượng người lao động (NLĐ) thất nghiệp xin hưởng trợ cấp ở tỉnh Đắk Lắk vẫn còn khá cao. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) tỉnh Đắk Lắk cho biết sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan tập trung giải quyết vấn đề này, tìm kiếm công ăn việc làm ổn định cho NLĐ tại chỗ, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa...

Hương vị Tết ở ngôi làng làm miến dong trăm tuổi

Nguyễn Thúy |

Miến Cự Đà đã có từ lâu đời nhưng vẫn giữ được hương vị truyền thống cho đến tận ngày nay. Đây là một thức quà quen thuộc của người dân mỗi dịp Tết đến, xuân về.

Shipper mỏi tay giao hàng dịp cận Tết Nguyên đán Quý Mão

Vương Trần |

Những ngày cận Tết Nguyên đán Quý Mão, nhiều shipper với thùng hàng phía sau yên xe len lỏi khắp các ngõ ngách của thành phố để kịp giao hàng tận nhà cho khách.

Khán giả mong chờ Cô Đẩu tái xuất Táo Quân 2023

Nhóm PV |

Suốt 20 năm qua, chương trình Gặp nhau cuối năm - Táo Quân đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của mỗi người dân Việt Nam mỗi đêm 30 Tết. Báo Lao Động đã có cuộc phỏng vấn ngắn về những kỉ niệm với Táo Quân của người dân.

Do khó khăn, khoảng 450.000 lao động ở lại Bình Dương ăn Tết

ĐÌNH TRỌNG |

Tại Bình Dương, có khoảng 450.000 lao động ngoại tỉnh không về quê dịp Tết. Nguyên nhân số lượng lớn công nhân ở lại Bình Dương ăn Tết do điều kiện kinh tế, cuộc sống còn nhiều khó khăn, không đủ chi phí để về quê.

Nhà văn hóa Lao động Đà Nẵng đáp ứng nhu cầu tinh thần người lao động

Tường Minh |

Trong năm 2020, tuy gần 4 tháng Nhà Văn hóa Lao động của LĐLĐ Đà Nẵng phải dừng tất cả các hoạt động để phòng chống dịch bệnh COVID-19. Tuy vậy, các hoạt động của Nhà Văn hóa Lao động vẫn đáp ứng nhu cầu và chăm lo đời sống tinh thần cho người lao động.

LĐLĐ tỉnh Hà Giang: “Tết sum vầy” cho người lao động

Đức Trí |

Liên đoàn Lao động tỉnh Hà Giang vừa tổ chức Chương trình “Tết Sum vầy” cho người lao động đón Xuân Tân Sửu năm 2021.

Cuộc sống khó khăn, người lao động lại ăn Tết xa nhà

Nam Dương |

Đã 6 năm không về quê ăn Tết và dịp Tết năm nay, anh Phạm Thanh Lâm - công nhân Công ty TNHH May mặc Triple Việt Nam (huyện Củ Chi, TPHCM) và vợ con xác định tiếp tục ở lại TPHCM ăn Tết.

Đắk Lắk giải quyết việc làm cho hàng nghìn người lao động

BẢO TRUNG |

Do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, số lượng người lao động (NLĐ) thất nghiệp xin hưởng trợ cấp ở tỉnh Đắk Lắk vẫn còn khá cao. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) tỉnh Đắk Lắk cho biết sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan tập trung giải quyết vấn đề này, tìm kiếm công ăn việc làm ổn định cho NLĐ tại chỗ, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa...