Doanh nghiệp tuyển dụng lao động qua mạng xã hội thành công 40% - 50%

Nam Dương |

Nhiều công ty tuyển dụng lao động thông qua trang web của công ty hay sử dụng mạng xã hội thay vì đến Trung tâm Dịch vụ việc làm do Trung tâm chậm đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.

Dùng mạng xã hội để tiếp xúc trực tiếp với người tìm việc

Từ sau Tết, do nhu cầu mở rộng sản xuất, Cty TNHH May mặc Triple Việt Nam (huyện Củ Chi, TPHCM) có nhu cầu tuyển dụng thêm 500 lao động ngành may. Ông Lê Trần Thanh Hải - Chủ tịch CĐ Cty Triple Việt Nam - cho biết năm 2020, mặc dù tác động của dịch COVID-19 ảnh hưởng rất nhiều doanh nghiệp, nhưng do đơn hàng ổn định, Cty không phải cắt giảm lao động mà vẫn duy trì việc làm cho 2.600 lao động. Đầu năm, do có thêm đơn hàng, Cty có nhu cầu tuyển dụng khoảng 500 CN may với thu nhập bình quân từ 8-9 triệu đồng/người/tháng. Tuy nhiên, sau hơn 1 tuần thông báo, mặc dù số lượng người đến ứng tuyển cũng nhiều, nhưng Cty vẫn chưa tuyển dụng đủ số lao động mong muốn.

Lý giải về việc Cty trực tiếp đăng thông tin tuyển dụng mà không qua Trung tâm dịch vụ việc làm (TTDVVL), ông Hải cho biết do hiện nay đa số NLĐ đều có điện thoại di động thông minh có thể dễ dàng kết nối Internet, nên Cty sử dụng các mạng xã hội để đăng tuyển là nhanh nhất. NLĐ khi có nhu cầu tìm việc có thể lên các mạng xã hội như zalo, facebook để tìm kiếm thông tin, chứ không cần phải đến TTDVVL nữa. Ngoài ra, các TTDVVL chậm đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp.

Bà Lê Thị Đoan Trinh - Giám đốc Nhân sự Công ty Giao hàng nhanh (Q.10, TPHCM), cho biết do nhu cầu công việc, Cty tuyển dụng rất nhiều lao động, trung bình một tháng khoảng 500 người, tháng cao điểm có lễ, Tết, cuối năm tăng lên khoảng 800, 900 người. Theo bà Trinh, các TTDVVL thường ít linh động trong việc đáp ứng yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp, chỉ đăng tuyển các nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp gửi chứ không chủ động tiếp cận với người tìm việc. Chính vì đó, doanh nghiệp phải tự sử dụng trang web của Cty mình, hay tốn tiền để sử dụng mạng xã hội hoặc các trang web tìm việc của các đơn vị tư nhân để chủ động tiếp cận với người tìm việc.

Áp dụng nhiều hình thức tuyển dụng

Bà Trinh cho biết, Cty của bà cũng áp dụng nhiều hình thức để thông tin về nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. Một trong những các thức đó là dùng biện pháp công nghệ để gửi thông tin tuyển dụng trực tiếp đến người tìm việc qua facebook cá nhân của họ, mời gọi họ đến Cty để phỏng vấn. “Thậm chí với nhiều trường hợp nhân sự quản lý, trình độ cao, nhân viên tuyển dụng còn chủ động hẹn gặp để trao đổi, tâm sự, thuyết phục NLĐ về làm việc cho doanh nghiệp có khi không chỉ vì tiền lương mà còn các cơ hội được đào tạo nghề nghiệp, cơ hội thăng tiến hay các lợi ích khác. Trường hợp NLĐ đồng ý và qua phỏng vấn, nếu thấy đạt yêu cầu, thì có thể ký HĐLĐ ngay trong ngày. Trong khi việc tuyển dụng lao động qua các TTDVVL thì không thể đạt yêu cầu như thế” - bà Trinh nói. Theo bà Trinh, tỉ lệ tuyển dụng thành công thông qua mạng xã hội của Cty Giao hàng nhanh hiện khoảng 40% -50%, tăng khoảng 10 lần so với những năm trước.

Giám đốc Nhân sự một Cty ở quận 3, TPHCM, thì cho biết lý do doanh nghiệp sử dụng và phải trả tiền cho các trang web giới thiệu việc làm của các đơn vị tư nhân là vì doanh nghiệp sẽ được chăm sóc cẩn thận và thế nào cũng tìm được ứng viên, trong khi đó nếu thông qua TTDVVL thì có khi thông tin gửi đi mà không được phản hồi gì.

Giải thích về việc nhu cầu tuyển dụng nhiều, người tìm việc cũng lắm, nhưng các cơ hội tuyển dụng thành công lại ít, bà Trinh cho rằng có 3 nguyên nhân. Thứ nhất, chính vì nhu cầu tìm việc và tuyển dụng nhiều nên sự chọn lựa của các bên đều nhiều. Thứ hai, doanh nghiệp thường không thể đưa tất cả các yêu cầu của vị trí tuyển dụng trên thông báo, còn NLĐ thì ít khi đọc, biết, hiểu hết các yêu cầu đối với công việc của vị trí đó. Do đó, nên khi vào làm một thời gian cả hai bên mới nhận ra người tuyển dụng không đạt yêu cầu của vị trí đó, NLĐ nản, doanh nghiệp cũng không còn mặn mà với nhân sự đó và muốn tìm người khác. Lý do thứ ba, bất cứ công việc nào cũng cần có thời gian nhất định để tích lũy kinh nghiệm nghề nghiệp. Ví dụ, việc đi giao hàng tưởng chừng đơn giản, nhưng NLĐ cũng cần có thời gian để tích lũy kinh nghiệm sao cho việc giao hàng thuận lợi nhất như sắp xếp tuyến đường hợp lý, cách để hàng sao cho lấy ra nhanh nhất, thuận tiện nhất, điểm giao gần nhất để trên, điểm giao xa nhất để dưới, cách giao tiếp với người nhận hàng để sao cho họ vui vẻ, không khó chịu, hay từ chối nhận hàng... Tuy nhiên, nhiều NLĐ không kiên trì để có đủ thời gian đó và muốn nhảy việc, dẫn đến kết quả tuyển dụng không thành công ở khía cạnh bền vững.

Nam Dương
TIN LIÊN QUAN

Đà Nẵng: Phiên giao dịch việc làm đầu năm thưa thớt người lao động

Nhóm phóng viên |

Nhu cầu việc lại tại Đà Nẵng hiện rất lớn. Tuy nhiên, phiên giao dịch việc làm đầu năm tại TP.Đà Nẵng gần như không có lao động tham gia tuyển dụng trực tiếp. Nguyên nhân do lao động về quê ăn Tết chưa quay trở lại.

Đà Nẵng: Phiên giao dịch việc làm đầu năm thưa vắng người lao động

Tường Minh |

Phiên giao dịch việc làm đầu năm tại thành phố Đà Nẵng có 90 doanh nghiệp tuyển dụng gần 3.000 vị trí, trong đó 32 doanh nghiệp phỏng vấn trực tiếp. Tuy nhiên, số lao động tham gia tìm việc chỉ lác đác.

TP.Hồ Chí Minh: Cần khoảng 70.000-75.000 việc làm trong quý I/2021

Nam Dương |

Theo ông Đỗ Thanh Vân - Phó Giám đốc Phụ trách Trung tâm dự báo Nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TPHCM, nhu cầu nhân lực Quý I/2021, TPHCM cần khoảng 70.000-75.000 chỗ làm việc, để các doanh nghiệp thực hiện kế hoạch tuyển dụng nhân sự cho hoạt động ổn định phát triển và mở rộng sản xuất, kinh doanh. Còn năm 2021, TPHCM cần khoảng 280.000 - 300.000 chỗ làm, trong đó có 140.000 chỗ việc làm mới.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Ông Park Hang-seo dặn dò cầu thủ tuyển Việt Nam trong ngày chia tay

AN NGUYÊN |

Kết thúc AFF Cup 2022, huấn luyện viên Park Hang-seo đã nói lời cuối cùng trên cương vị huấn luyện viên trưởng và bày tỏ tình cảm của mình với các cầu thủ tuyển Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Đà Nẵng: Phiên giao dịch việc làm đầu năm thưa thớt người lao động

Nhóm phóng viên |

Nhu cầu việc lại tại Đà Nẵng hiện rất lớn. Tuy nhiên, phiên giao dịch việc làm đầu năm tại TP.Đà Nẵng gần như không có lao động tham gia tuyển dụng trực tiếp. Nguyên nhân do lao động về quê ăn Tết chưa quay trở lại.

Đà Nẵng: Phiên giao dịch việc làm đầu năm thưa vắng người lao động

Tường Minh |

Phiên giao dịch việc làm đầu năm tại thành phố Đà Nẵng có 90 doanh nghiệp tuyển dụng gần 3.000 vị trí, trong đó 32 doanh nghiệp phỏng vấn trực tiếp. Tuy nhiên, số lao động tham gia tìm việc chỉ lác đác.

TP.Hồ Chí Minh: Cần khoảng 70.000-75.000 việc làm trong quý I/2021

Nam Dương |

Theo ông Đỗ Thanh Vân - Phó Giám đốc Phụ trách Trung tâm dự báo Nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TPHCM, nhu cầu nhân lực Quý I/2021, TPHCM cần khoảng 70.000-75.000 chỗ làm việc, để các doanh nghiệp thực hiện kế hoạch tuyển dụng nhân sự cho hoạt động ổn định phát triển và mở rộng sản xuất, kinh doanh. Còn năm 2021, TPHCM cần khoảng 280.000 - 300.000 chỗ làm, trong đó có 140.000 chỗ việc làm mới.