Doanh nghiệp mở lại, trường học vẫn đóng cửa, con của công nhân sẽ ra sao?

HUYÊN NGUYỄN |

Con công nhân, người lao động sẽ được chăm sóc như thế nào khi bố mẹ đi làm là những trăn trở của ông Cao Thanh Bình - Trưởng ban Văn hoá - Xã hội TPHCM - khi nêu vấn đề TPHCM chưa mở cửa trở lại trường học.

Dù đã hơn 1 tháng nới lỏng giãn cách nhưng đến nay TPHCM mới chỉ cho phép 2 trường học tại xã đảo Thạnh An (Cần Giờ) được đón học sinh đi học trở lại. Điều này xảy ra nghịch lý khi bố mẹ đi làm nhưng con thì không có người trông giữ, không ít gia đình đã tìm tới nhóm trẻ “chui”.

Mới đây, nhóm trẻ R.K trên đường Trương Hoàng Thanh (phường 12, quận Tân Bình) đón học sinh đến lớp từ tháng 10. Tới ngày 5.11, nhận được tin báo, UBND phường 12, quận Tân Bình mới xuống kiểm tra, đình chỉ hoạt động và lập biên bản xử phạt.

Chia sẻ về hành động này tại buổi làm việc với Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) mới đây, ông Cao Thanh Bình - Trưởng ban Văn hoá - Xã hội TPHCM - trăn trở nguyên tắc là có cung ắt sẽ có cầu, hiện nay các doanh nghiệp, xí nghiệp đã mở cửa, bố mẹ đi làm thì sẽ phải tìm nơi trông giữ trẻ.

“Bây giờ công nhân làm việc hết rồi, mình không cho trường mầm non, nhóm giữ trẻ hoạt động thì cuối cùng đặt ra câu hỏi con em của người ta ở đâu? Không lẽ khoá cửa phòng trọ cho con ở trong thì nguy hiểm hơn nhiều về điện đóm… rồi đủ thứ chuyện!” - ông Bình bày tỏ và cho rằng ngành GDĐT cần có biện pháp linh hoạt.

Ông Bình dẫn một ví dụ khác là trước đó có việc mở cửa trường lớp nhưng không cho bán trú, không học 2 buổi dẫn đến nhiều áp lực khi cha mẹ đi làm 2 buổi nhưng trưa phải về đón con, tìm người trông con. Sau đó, phát sinh chuyện các nhà xung quanh trường sẽ nhận trông trẻ khi tan học.

Bà Nguyễn Thị Thu Hiền - Phó Trưởng phòng GDĐT TP.Thủ Đức - cho biết hiện trên địa bàn có 227 nhóm trẻ gia đình, tất cả trưởng nhóm phải cam kết thực hiện không quá 7 trẻ/nhóm trẻ. Phòng GDĐT phối hợp UBND 34 phường để thực hiện tốt công tác quản lý, chưa để nhóm trẻ gia đình quay trở lại hoạt động nhằm đảm bảo công tác phòng chống dịch.

“Trẻ được đến trường là thực tế bởi các khu chế xuất, khu công nghiệp đã đi vào hoạt động, công nhân đã quay trở lại sản xuất nên việc nhu cầu gửi trẻ là có thật. Phòng GDĐT sẽ tham mưu với UBND TP.Thủ Đức để tổ chức thực hiện như thế nào vừa đáp ứng được công tác phòng chống dịch vừa giải quyết được bài toán mong muốn của phụ huynh học sinh” - bà Hiền chia sẻ.

Bà Lưu thị Hồng Điệp - Trưởng Phòng Giáo dục mầm non, Sở GDĐT TPHCM - cho biết thời gian qua đã xuất hiện một số nơi có hiện tượng giữ trẻ tự phát, nhưng đã kịp thời phát hiện.

“Chúng tôi rất quan tâm và lo ngại nhất là bậc mầm non bởi các cháu chưa tự bảo vệ mình bằng 5K. Trong giai đoạn nghỉ dịch, chúng tôi đã phối hợp với đài truyền hình chia sẻ clip tới phụ huynh, đồng thời xây dựng cơ sở dữ liệu trên cổng thông tin điện tử của ngành, phối hợp với phụ huynh để giúp cho các con có biện pháp tự phòng tránh dịch bệnh. Phụ huynh tương tác cao” - bà Điệp chia sẻ và cho biết đơn vị này rất quan tâm tới việc giám sát chặt chẽ để không có cơ sở mầm non tự phát.

Trưởng phòng Giáo dục mầm non mong muốn khi trẻ được quay trở lại học tập thì các cơ sở sẽ chú trọng công tác phân luồng, đảm bảo an toàn để phụ huynh an tâm, công việc thuận lợi.

“Hiện có 22.580 trẻ đi về quê cùng cha mẹ nên áp lực cũng có nhẹ nhàng hơn. Khi mở cửa lại, chúng tôi đề xuất cho trẻ lớp 5 tuổi đi học trước và đề xuất bán trú cho trẻ mầm non. Cùng với đó, cần sự phối hợp với ngành Y để hỗ trợ cơ sở giáo dục mầm non, nhất là mầm non tư thục có phương án khi có F0 xuất hiện trong trường học” - bà Điệp nói.

Mở cửa trường học sẽ theo hướng ưu tiên một số cấp học như 1, 2, 6, 9 và 12

Chia sẻ về kế hoạch mở cửa lại trường học, ông Hồ Tấn Minh - Phó Chánh Văn phòng Sở GDĐT TPHCM, thông tin Sở đã xây dựng và tham mưu việc mở cửa trường học theo cấp độ dịch, tùy vào điều kiện thực tế của các quận, huyện. Lộ trình mở cửa trường học sẽ thay đổi dần, theo hướng ưu tiên một số cấp học như 1, 2, 6, 9 và 12. Riêng với trẻ mầm non, Sở cũng kiến nghị cho trẻ được đến trường, nhất là các trường tư thục, dân lập, tạo điều kiện cho phụ huynh… bởi phần lớn lứa tuổi mầm non là con em công nhân ở độ tuổi lao động, khó khăn nếu mở một nửa thì rất khó khăn.

Tuy nhiên, Sở GDĐT cũng chỉ ra những khó khăn do đặc điểm lứa tuổi nên trẻ mầm non khó duy trì cũng như tự ý thức việc đảm bảo khoảng cách, đeo khẩu trang trong suốt thời gian sinh hoạt tại trường. Tình hình dịch bệnh kéo dài khiến phụ huynh có tâm lý e ngại khi đưa con em trở lại trường học, phần vì học sinh ở độ tuổi mầm non và tiểu học chưa tiêm vaccine.

HUYÊN NGUYỄN
TIN LIÊN QUAN

Đề xuất chuyển 100.000 tỉ đầu tư công để hỗ trợ doanh nghiệp, chống dịch

Phạm Đông |

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thiện Nhân đề xuất chuyển 100.000 tỉ đồng đầu tư công sang để hỗ trợ các doanh nghiệp và phòng, chống dịch sẽ giúp các doanh nghiệp tăng tốc trong thời gian tới. 

Sức nóng đầu tư vào NFT và metaverse, doanh nghiệp Việt hưởng lợi gì?

Thế Lâm |

TPHCM - Trong tuần vừa qua, vốn đầu tư vào hai lĩnh vực NFT (Non-fungible token: công nghệ tạo ra các vật phẩm số không thể cóp, nhái) và metaverse (vũ trụ ảo) được gia tăng sức nóng và trở nên sôi động.

Nếu chậm hỗ trợ, nhiều doanh nghiệp phải rời khỏi thị trường

Vương Trần - Phạm Đông |

Nhắc tới yêu cầu phục hồi sản xuất kinh doanh để phục hồi kinh tế, đại biểu Nguyễn Như So (đoàn Bắc Ninh) cho rằng, cần khẩn trương giải ngân các gói hỗ trợ doanh nghiệp đã ban hành. Những gói này được ví như nguồn “oxy” cho doanh nghiệp đang “hấp hối”.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Chờ đợi cuộc tái cấu trúc trên thị trường bất động sản

ANH HUY |

Ở góc độ tích cực, bối cảnh trầm lắng, tắc thanh khoản của thị trường bất động sản (BĐS) trong nhiều tháng qua thúc đẩy cuộc tái cấu trúc trên thị trường mạnh mẽ hơn. Không chỉ doanh nghiệp cơ cấu lại sản phẩm, mà nhà đầu tư cũng dần tiệm cận với cách thức đầu tư lành mạnh và tầm nhìn dài hạn. 

Đề xuất chuyển 100.000 tỉ đầu tư công để hỗ trợ doanh nghiệp, chống dịch

Phạm Đông |

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thiện Nhân đề xuất chuyển 100.000 tỉ đồng đầu tư công sang để hỗ trợ các doanh nghiệp và phòng, chống dịch sẽ giúp các doanh nghiệp tăng tốc trong thời gian tới. 

Sức nóng đầu tư vào NFT và metaverse, doanh nghiệp Việt hưởng lợi gì?

Thế Lâm |

TPHCM - Trong tuần vừa qua, vốn đầu tư vào hai lĩnh vực NFT (Non-fungible token: công nghệ tạo ra các vật phẩm số không thể cóp, nhái) và metaverse (vũ trụ ảo) được gia tăng sức nóng và trở nên sôi động.

Nếu chậm hỗ trợ, nhiều doanh nghiệp phải rời khỏi thị trường

Vương Trần - Phạm Đông |

Nhắc tới yêu cầu phục hồi sản xuất kinh doanh để phục hồi kinh tế, đại biểu Nguyễn Như So (đoàn Bắc Ninh) cho rằng, cần khẩn trương giải ngân các gói hỗ trợ doanh nghiệp đã ban hành. Những gói này được ví như nguồn “oxy” cho doanh nghiệp đang “hấp hối”.