Doanh nghiệp được hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho người lao động

ANH THƯ |

Đáp ứng đủ điều kiện, người sử dụng lao động được hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động. Mức hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề tối đa 1 triệu đồng/người/tháng, nhưng không quá 6 tháng.

Doanh nghiệp khó khăn vẫn được hỗ trợ

Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).

Theo nghị định, người sử dụng lao động (NSDLĐ) được hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho NLĐ quy định tại Khoản 1 Điều 47 Luật Việc làm. Điều kiện hỗ trợ là phải đóng đủ BHTN liên tục từ đủ 12 tháng trở lên tính đến tháng liền trước của tháng đề nghị hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho NLĐ.

Ngoài ra, doanh nghiệp (DN) được hỗ trợ đào tạo nghề phải gặp khó khăn dẫn đến nguy cơ phải cắt giảm số lao động (LĐ) hiện có từ 30% hoặc từ 30 LĐ trở lên đối với NSDLĐ có sử dụng dưới 200 LĐ; từ 50 LĐ trở lên đối với NSDLĐ có sử dụng từ 200-1.000 LĐ; từ 100 LĐ trở lên đối với NSDLĐ có sử dụng trên 1.000 LĐ, không kể LĐ giao kết hợp đồng lao động (HĐLĐ) theo mùa vụ hoặc một công việc nhất định có thời hạn dưới 1 tháng.

Những trường hợp được coi là bất khả kháng gồm: Hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh làm thiệt hại một phần hoặc toàn bộ cơ sở vật chất, thiết bị, máy móc, nhà xưởng có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh nơi NSDLĐ bị thiệt hại; thực hiện yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc di dời hoặc thu hẹp địa điểm sản xuất kinh doanh.

DN không đủ kinh phí để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho NLĐ được xác định thông qua báo cáo sản xuất, kinh doanh của năm trước thời điểm đề nghị hỗ trợ mà bị lỗ có xác nhận của cơ quan thuế.

Mức hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề tối đa 1 triệu đồng/người/tháng. Mức hỗ trợ cụ thể được tính theo tháng, thời gian học thực tế của từng nghề hoặc từng khóa học nhưng không quá 6 tháng. Kinh phí hỗ trợ trích từ Quỹ BHTN. Đối với khóa đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề có mức chi phí cao hơn mức hỗ trợ 6 triệu đồng/người/khóa học 6 tháng thì phần vượt quá mức hỗ trợ do NSDLĐ chi trả.

NLĐ là vật báu của DN

Về vấn đề trên, ông Lê Quang Trung - nguyên Phó Cục trưởng phụ trách Cục Việc làm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) - cho biết, việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng nghề cho NLĐ là hết sức cần thiết. Điều này hướng tới ngăn ngừa, hạn chế việc sa thải NLĐ trong bối cảnh DN khó khăn và muốn giữ chân NLĐ ở lại DN. NLĐ là vật báu của DN. Bên cạnh đó, đây là điểm mới được quy định tại điều 47, 48 của Luật Việc làm. Ở đây, BHTN không chỉ giải quyết hậu quả mà còn ngăn ngừa việc sa thải LĐ, giải pháp hữu hiệu với DN.

“Từ nguồn BHTN, DN được hỗ trợ trong việc đào tạo nghề cho NLĐ. DN hoặc thông qua cơ sở đào tạo sẽ nâng cao trình độ, kỹ năng nghề của NLĐ. Việc này giúp NSDLĐ quan tâm thường xuyên đào tạo NLĐ. Trong quá trình thay đổi của khoa học kỹ thuật, ứng dụng cộng nghệ mới, nếu NLĐ đứng yên 1 chỗ đồng nghĩa đang bị thụt lùi. Vì vậy, họ cần đào tạo, bồi dưỡng suốt đời. Từ đó, họ theo kịp những tiến bộ khoa học kỹ thuật, khoa học công nghệ và đáp ứng nhu cầu không ngừng thay đổi của thị trường LĐ” - ông Trung nói.

Theo nguyên Phó Cục trưởng phụ trách Cục Việc làm, việc hỗ trợ đào tạo nghề lấy từ nguồn quỹ BHTN tập trung chi trả, thể hiện tính ưu việt của quỹ này. Quỹ BHTN không chỉ chi trả trợ cấp thất nghiệp mà còn tư vấn, giới thiệu việc làm, hỗ trợ đào tạo nghề cho NLĐ khi thất nghiệp mà còn hỗ trợ với NLĐ chưa thất nghiệp. Thể hiện đúng vai trò chia sẻ rủi ro với người tham gia BHTN. Đối với xã hội, nhờ chính sách này giảm bớt tình trạng thất nghiệp.

“Khi xây dựng Luật Việc làm đã tính đến đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề, duy trì việc làm cho NLĐ. Bồi dưỡng NLĐ cần quy định rõ, vì nhiều công việc trong thực tiễn chỉ cần qua lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề nhưng vẫn duy trì được việc làm. Hình thức này đáp ứng nhiều trường hợp, không chỉ đào tạo chính quy, mà các lớp bồi dưỡng ngắn hạn, lớp nâng cao trình độ kỹ năng nghề duy trì việc làm là được” - ông Trung nêu quan điểm.

ANH THƯ
TIN LIÊN QUAN

Dự án bị cắt vốn, di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị ngổn ngang

HƯNG THƠ |

Dự án trùng tu kè bờ hồ di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị bị cắt vốn vì hết thời gian thực hiện. Công trình dang dở, ảnh hưởng đến việc thăm viếng của du khách.

Gạt bỏ áp lực từ USD, giá vàng bật tăng mạnh mẽ sau quyết định của Fed

Khương Duy |

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã tăng lãi suất điều hành thêm 0,25 điểm phần trăm bất chấp những bất ổn trong lĩnh vực ngân hàng. Sau quyết định này, giá vàng quay đầu bật tăng, trong khi đó giá USD giảm mạnh.

Hà Nội sẽ mở lại tàu du lịch hồ Tây

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội dự kiến cho phép nhiều loại hình kinh doanh mở lại ở hồ Tây, trong đó có kinh doanh tàu du lịch, thuyền, xuồng canô, xe đạp nước trên hồ.

Nhà chung cư dưới 2 tỉ đồng khan hiếm tại nội thành Hà Nội

Thu Giang |

Tình trạng lệch pha cũng cầu bất động sản ngày càng lớn khiến phân khúc nhà chung cư vừa túi tiền, có mức giá dưới 2 tỉ đồng tại nội thành Hà Nội ngày càng khan hiếm.

Ôtô gia đình không tự động gia hạn đăng kiểm khi chu kỳ kiểm định kéo dài

LÂM ANH |

Bộ Giao thông Vận tải vừa ban hành Thông tư 02/TT-BGTVT miễn kiểm định với xe mới và giãn chu kỳ đăng kiểm, áp dụng từ ngày 22.3. Thông tư đã quy định kéo dài chu kỳ đăng kiểm đối với một số loại xe tùy thuộc vào mục đích sử dụng cũng như tuổi đời của phương tiện.

Giữ gìn sách cổ, sách quý ở Huế

Tường Minh |

Huế được gọi là “thành phố sách” bởi nơi đây, bắt đầu từ triều Nguyễn đã có những thư viện rất lớn của nhà nước, cùng với đó là những thư phòng tư nhân...

Đề xuất thuê nhà tối thiểu từ 8-15 m2 sàn/người mới được đăng ký thường trú: Không phù hợp với điều kiện của công nhân nhập cư

Lương Hạnh - Đỗ Phương |

UBND TP Hà Nội đề xuất khi thuê nhà, diện tích tối thiểu để người dân đủ điều kiện đăng ký thường trú là 8 m2 sàn/người ở ngoại thành và 15 m2 sàn/người ở nội thành. Theo ghi nhận của PV, công nhân mong muốn giảm diện tích sàn/người để được đăng ký thường trú. Bởi rất nhiều công nhân lao động nhập cư đang phải thuê trọ trong những căn phòng chật chội, chỉ từ 3 - 4 m2/người.

Lương hưu đủ sống, người lao động sẽ hạn chế nhận bảo hiểm xã hội một lần

Nam Dương |

Quy định về cách đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) của doanh nghiệp và cách tính lương hưu như hiện nay khiến người lao động có tâm lý muốn nhận BHXH một lần hơn là nhận lương hưu.