Diễn đàn “Công nhân lao động vì môi trường năm 2021"

NHÓM PV |

Ngày 9.11, tại Hà Nội, Báo Lao Động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn “Công nhân lao động vì môi trường năm 2021”.

16h08: Phó Tổng Biên tập Báo Lao Động Nguyễn Đình Chúc phát biểu:

Gần đây thay đổi về quan điểm phát triển kinh tế không phải phát triển bằng mọi giá đánh đổi lấy môi trường. Các lĩnh vực sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm môi trường đã được hạn chế. Vừa rồi, Thủ tướng tham dự COP21 có đặc biệt nhấn mạnh những lĩnh vực đầu tư vào lĩnh vực bảo vệ môi trường đang được doanh nghiệp nước ngoài quan tâm, đâu tư số lượng khá lớn để bảo vệ trái đất xanh.

Phó Tổng Biên tập Báo Lao Động Nguyễn Đình Chúc phát biểu. Ảnh: Tô Thế
Phó Tổng Biên tập Báo Lao Động Nguyễn Đình Chúc phát biểu. Ảnh: Tô Thế

Trách nhiệm của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam là một trong những cơ quan quan trọng cùng đồng hành với Chính phủ về cơ chế chính sách và tuyên truyền giáo dục động viên cùng với đó có các sáng kiến cho người lao động về bảo vệ môi trường.

16h: Ông Cao Minh Tuấn – Phó Giám đốc Trung tâm TTTN&MT – Bộ Tài Nguyên & Môi trường phát biểu:

Sau một thời gian trao đổi thảo luận nghiêm túc, các vị đại biểu đã nghe nhiều bài tham luận có giá trị.

Việc trao đổi thảo luận đã giúp cho các đại biểu cập nhật thêm những điểm mới của Luật Bảo vệ Môi trường, quan điểm của Đảng và Nhà nước về bảo vệ môi trường, điểm lại các vấn đề nổi bật về môi trường trong giai đoạn này, biết thêm các mô hình điển hình ưu việt về bảo vệ môi trường của các tổ chức, doanh nghiệp.

Ông Cao Minh Tuấn – Phó Giám đốc Trung tâm TTTN&MT – Bộ Tài Nguyên & Môi Trường. Ảnh: Tô Thế
Ông Cao Minh Tuấn – Phó Giám đốc Trung tâm TTTN&MT – Bộ Tài Nguyên & Môi Trường. Ảnh: Tô Thế

Với chức năng nhiệm vụ do Bộ TNMT giao, Trung tâm TTTN&MT vẫn đang tiếp tục các công tác truyền thông nâng cao để thực hiện nhiệm vụ do lãnh đạo bộ giao phó.

Chúng tôi xin chân thành cám ơn quý vị.

15h42: Tiến sĩ Nguyễn Thị Phương Mai - Phó Viện trưởng Viện Khoa học Môi trường, Tổng cục Môi trường phát biểu:

Đảng đã đưa ra quan điểm bảo vệ môi trường sống và sức khoẻ nhân dân làm mục tiêu hàng đầu. Trong cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội (1991) đã đề ra phương hướng: “Tuân thủ nghiêm ngặt việc bảo vệ môi trường, giữ gìn cân bằng sinh thái cho thế hệ hiện tại và mai sau”. Ngày 15.11.2004, Bộ Chính trị khóa IX ban hành Nghị quyết 41-NQ/TW về “Bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” đã khẳng định: “Bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại; là nhân tố bảo đảm sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhân dân; góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc gia và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta”, “bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa là một trong những nội dung cơ bản của phát triển bền vững”.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Phương Mai - Phó Viện trưởng Viện Khoa học Môi trường, Tổng cục Môi trường. Ảnh: Tô Thế
Tiến sĩ Nguyễn Thị Phương Mai - Phó Viện trưởng Viện Khoa học Môi trường, Tổng cục Môi trường. Ảnh: Tô Thế

Ngày 3.6.2013, Nghị quyết 24-NQ/TW về “Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường” đã xác định rõ: “Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường là những vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, có tầm ảnh hưởng lớn, quan hệ, tác động qua lại, cùng quyết định sự phát triển bền vững của đất nước”. Đến Đại hội XIII đánh giá, những năm qua, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu bước đầu đạt kết quả tích cực. Tuy vậy, trước thực tiễn nhiều thách thức cũng còn nhiều bất cập. Nghị quyết Đại hội XIII quán triệt tầm nhìn và định hướng phát triển giai đoạn 2021-2030: “Chủ động thích ứng có hiệu quả với biến đổi khí hậu, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, dịch bệnh; quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững tài nguyên; lấy bảo vệ môi trường sống và sức khỏe nhân dân làm mục tiêu hàng đầu; kiên quyết loại bỏ những dự án gây ô nhiễm môi trường, bảo đảm chất lượng môi trường sống, bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái; xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường”.

Trong định hướng các chỉ tiêu cơ bản về môi trường đến 2025 mà văn kiện Đại hội XII đã đưa ra đó là tỷ lệ sử dụng nước hợp vệ sinh: thành thị (95-100%); nông thôn (93-95%). Tiếp tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt đô thị: 90%; Tỷ lệ KCN, KCX có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt chuẩn: 92%; Tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý đạt 100%; Tỷ lệ che phủ rừng ổn định ở mức 42%; Tỷ lệ sử dụng nước hợp vệ sinh: thành thị (95-100%); nông thôn (93-95%); Tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt đô thị: 90%; Tỷ lệ KCN, KCX có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt chuẩn: 92%; Tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý đạt 100%; Tỷ lệ che phủ rừng ổn định ở mức 42%.

Phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác bảo vệ môi trường.

Pháp luật đã quy định tại Điều 158, Luật Bảo vệ môi trường 2020 bao gồm các quyền và trách nhiệm cụ thể như sau: Mỗi công dân đều phải có trách nhiệm tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường (BVMT) và tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường. Cùng với đó công dân đều có quyền dược cung cấp và yêu cầu cung cấp thông tin về bảo vệ môi trường, tham vấn đối với dự án đầu tư, tư vấn, phản biện về bảo vệ môi trường; Tham gia hoạt động kiểm tra về bảo vệ môi trường; Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Nhờ có các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác phát hiện, tố giác các hành vi vi phạm pháp luật về BVMT, phản biện xã hội về chính sách, pháp luật liên quan đến môi trường.

Cùng với đó vận động và tư vấn chính sách về môi trường. Ngoài ra, thu hút sự tham gia của cộng đồng vào việc BVMT; Giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật về BVMT; Xây dựng hệ thống quy định về vai trò, trách nhiệm và sự tham gia của các TCXH trong BVMT. Đảm bảo đầy đủ quyền và nghĩa vụ của TCXH trong BVMT. Quyền của các cá nhân và TCXH trong BVMT. Nâng cao nhận thức, ý thức và trách nhiệm về BVMT cho cộng đồng và toàn xã hội. Đặc biệt, cần khuyến khích tham gia vào hoạt động theo dõi, phát hiện, tố giác sai phạm về pháp luật BVMT, cũng như quá trình thực thi, giám sát chính sách và thực hành quyền môi trường. Tăng cường sự chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, sự phối hợp trong nội bộ các tổ chức xã hội; sự phối hợp thường xuyên, chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nước với các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ trong hoạt động tuyên truyền vận động cộng đồng tham gia BVMT, giám sát thực thi pháp luật.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Phương Mai - Phó Viện trưởng Viện Khoa học Môi trường, Tổng cục Môi trường. Thực hiện: Văn Thắng

15h35: Ông Đỗ Hồng Sơn, Trưởng phòng Hành chính của Công ty TNHH Green Joy phát biểu:

Greenjoy là Doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh các đồ dùng thiên nhiên làm từ cây cỏ bàng như ống hút, quai cầm, đế lót ly, thảm trải bàn, giỏ xách nhằm thay thế và hạn chế đồ nhựa dùng 1 lần. Theo các tin tức đọc hàng ngày, chúng ta được biết Việt Nam là một trong 4 nước xả rác thải nhựa ra đại đương, đứng trước vấn đề nhức nhối và cấp bách đó, doanh nghiệp chúng tôi mong muốn tìm các giải pháp từ nhiên nhiên từ nguồn nguyên liệu bản địa là cây cỏ bàng vốn đã rất quen thuộc với người dân Việt Nam nhằm đóng góp 1 công sức nhỏ trong việc giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa cũng như tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động địa phương ở Đồng bằng sông Cửu Long với cuộc sống bấp bênh, nghèo khó do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu như hạn hán, ngập mặn.

Ông Đỗ Hồng Sơn, Trưởng phòng Hành chính của Công ty TNHH Green Joy. Ảnh: Tô Thế
Ông Đỗ Hồng Sơn, Trưởng phòng Hành chính của Công ty TNHH Green Joy. Ảnh: Tô Thế

Ngoài ra, giải pháp của doanh nghiệp chúng tôi còn góp phần trồng và bảo tồn hệ sinh thái các cánh đồng cỏ bàng và môi trường sống tự nhiên của loài chim quý hiếm sếu đầu đỏ. Nâng cao giá trị và hướng đi mới cho cây cỏ bàng ngoài việc sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ truyền thống còn có thể làm ra các sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường. Đóng góp một giải pháp kinh doanh bền vững cho cộng đồng. Trải qua gần 3 năm thành lập với thời gian đầu vô cùng khó khăn vì các sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường khó tiếp cận đến người tiêu dùng cũng như nhận thức về lối sống xanh, bền vững và có trách nhiệm chưa được cao. Tuy nhiên, được sự hỗ trợ và ủng hộ của cơ quan chính phủ, ban, ngành ở địa phương ở Long An, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Tổ chức Liên Hợp Quốc UNDP, Báo Lao Động cũng như Bộ Tài nguyên và Môi trường, doanh nghiệp chúng tôi đã từng bước phát triển, có thể triển khai dự án giảm thiểu rác thải nhựa ở Vịnh Hạ Long, khu vực đã cấm sử dụng đồ nhựa dùng 1 lần từ tháng 9.2019 và cung cấp và xuất khấu sản phẩm ống hút cỏ đặc trưng của Việt Nam sang nhiều nước Châu Âu, Mĩ, Châu Á- Thái Bình Dương nhằm tạo vị thế cho Việt Nam trong việc đóng góp một giải pháp bền vững cho thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.

Ông Đỗ Hồng Sơn, Trưởng phòng Hành chính của Công ty TNHH Green Joy. Thực hiện: Văn Thắng

Doanh nghiêp Green Joy cũng đã tạo sinh kế cho hơn 100 nông dân và lao động địa phương tỉnh Long An có công việc ổn định, thu nhập tăng gấp 3 lần so với trước kia và có thể tiếp cận các dịch vụ thiết yếu cơ bản cho gia đình như y tế, giáo dục cũng như mua sắm các thiết bị cơ bản như ti vi, xe máy. Ngoài ra, hơn 70% lao động là nữ, độc lập về tài chính và được trao quyền quyết định cũng như cũng như đóng góp về kính tế cho gia đình. Hơn nữa Green Joy cũng thường xuyên tổ chức những buổi đào tạo cho lao động, nhân viên nhận thức rõ hơn về lối sống xanh, không rác thải và hướng đến nền kinh tế tuần hoàn.

Ảnh: Tô Thế
Ảnh: Tô Thế

Mục tiêu của Greenjoy là trở thành doanh nghiệp tiên phong phát triển sản phẩm thân thiện môi trường nhằm giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa và đồng hành cùng với người nông dân, người dân địa phương, chính phủ ban ngành và các đối tác, khách hàng tạo ra một giải pháp kinh doanh bền vững cho cộng đồng. Tuy nhiên, doanh nghiệp không thể thực hiện đơn lẻ một mình mà cần có sự kiến tạo của nhà nước và hợp tác hỗ trợ giữa các doanh nghiệp và đối tác khác tạo thành một hệ sinh thái vững mạnh và chặt chẽ. Chúng tôi mong muốn Tổng cục Môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường có nhiều chính sách và lộ trình chi tiết nhằm hạn chế đồ nhựa dùng một lần trên các tỉnh thành, khu vực, ứng phó với biến đổi khí hậu cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp có những sáng kiến vì môi trường và mang lại những tác động tích cực cho xã hội và nền kinh tế như sử dụng các sản phẩm bản địa, có thể tái chế hay phân huỷ hoàn toàn. Ngoài ra, với vai trò quan trọng của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Báo Lao Động có vai trò hỗ trợ và đóng góp để thúc đẩy sự phát triển bền vững.

Phóng sự: Theo chân "biệt đội" nhặt rác bằng xe đạp.

15h07: Ông Vũ Văn Minh – Trưởng Ban Chính sách pháp luật Công đoàn Điện lực Việt Nam phát biểu:

Vấn đề môi trường hiện nay được chính phủ các nước trên toàn thế giới quan tâm. Môi trường sinh thái có mối liên hệ chặt chẽ với nhau giữa đất, nước không khí và cơ thể sống trong phạm vi toàn cầu, với nhu cầu sử dụng năng lượng, vật chất mà việc khai thác tài nguyên tăng mạnh, việc sử dụng nguyên liệu hóa thạch trong sản xuất công nghiệp, điện, giao thông vận tải,.. làm tăng hiệu ứng nhà kính. Tình trạng “lá phổi xanh” của trái đất ngày càng thu hẹp do nạn phá rừng gia tăng tại nhiều quốc gia, hiện tượng lũ lụt ngày càng gia tăng cả về diện và mức độ thiệt hại. Với sự tiện dụng của các loại túi nilon, bình chai nhựa -vật liệu không phân hủy mà nạn ô nhiễm do rác thải nhựa đã đến mức nhức nhối trên toàn cầu.

Ông Vũ Văn Minh – Trưởng Ban Chính sách pháp luật Công đoàn Điện lực Việt Nam. Ảnh: Tô Thế
Ông Vũ Văn Minh – Trưởng Ban Chính sách pháp luật Công đoàn Điện lực Việt Nam. Ảnh: Tô Thế

Do vậy, vấn đề bảo vệ môi trường không còn là vấn đề riêng của một quốc gia mà còn là vấn đề cấp bách của toàn nhân loại. Mặc dù Việt Nam là một nước nông nghiệp đang trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, tuy nhiên Việt Nam cũng phải đang đối diện với nhiều vấn đề môi trường gay gắt. Hiện nay, hiểm họa môi trường sinh thái ở nước ta dưới tác động của quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, biến đổi khí hậu. Thiên nhiên nước ta hiện nay bị phá hoại bởi hoạt động vô ý thức, thái độ tủy tiện vô trách nhiệm, thiếu kế hoạch trong việc khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái gia tăng đang là vấn đề nan giải hiện nay. Nhiều nhà máy xả ra chất thải công nghiệp, sinh hoạt, chất độc hại của quá trình sản xuất không được xử lý nghiêm túc mà đưa trực tiếp vào môi trường, gây tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái, gây bệnh tật cho người dân.

Đối với Tập đoàn Điện lực Việt Nam, với nhiệm vụ đảm bảo an ninh năng lượng cho phát triển kinh tế - xã hội. Hiện nay quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhưng các thiết bị, máy sản xuất nhập khẩu lại đa số là những máy móc của thế hệ trước, mức tiêu thụ điện năng cao. Để đáp ứng nhu cầu điện năng, EVN đã phải đầu tư xây dựng nhiều nhà máy nhiệt điện (nhiệt điện than, nhiệt điện khí), thủy điện, điện gió, điện mặt trời. Các loại nguồn điện này có tác động nhất định đến môi trường sinh thái nói chung. Trong quá trình đầu tư xây dựng, sản xuất, truyền tải điện năng để giảm sự tác động xấu đến môi trường sinh thái, đòi hỏi các nhà quản lý, CBCNV trong ngành phải có ý thức bảo vệ môi trường. Công đoàn Điện lực Việt Nam luôn đồng hành cùng chuyên môn và CBCNV trong công tác bảo vệ môi trường.

Ảnh: Tô Thế
Ảnh: Tô Thế

Thực hiện Chỉ thị số 45 của Thủ tướng Chính phủ, ngày 1.3.2021, Tổng Giám đốc Tập đoàn và Ban Thường vụ Công đoàn Điện lực Việt Nam ban hành Chỉ thị Liên tịch số 972/CTLT-EVN-CĐĐVN về việc hưởng ứng thực hiện phong trào "Tết trồng cây" theo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ. EVN phát động tới các đơn vị trong toàn tập đoàn tổ chức Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ, Xuân Tân Sửu năm 2021 kết hợp với tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ công nhân viên trong toàn tập đoàn về vai trò, tác dụng, ý nghĩa của việc trồng cây, bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. Chỉ thị yêu cầu các cấp Công đoàn phối hợp với lãnh đạo chuyên môn chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch trồng cây xanh tại tất cả các cấp đơn vị đối với năm 2021 và cả giai đoạn 2021-2025. Toàn tập đoàn trồng mới và chăm sóc 100.000 cây xanh trong năm 2021, đồng thời phấn đấu trồng mới và chăm sóc 1 triệu cây xanh trong giai đoạn 2021-2025.

Thực hiện Chỉ thị liên tịch, tất cả các đơn vị đều tổ chức trồng cây để tăng độ phủ xanh các khu vực nhà máy thủy điện, nhiệt điện; Đối với các nhà máy nhiệt điện than, xử lý tro xỉ của nhà máy là vấn đề lớn, nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân đã trồng cây trên bãi thải xỉ của nhà máy.

Trong quá trình vận hành hệ thống điện CBCNV Tập đoàn luôn tuân thủ quy định bảo vệ môi trường, các chất thải nguy hại được thu gom, quản lý và xử lý theo đúng quy định. Một số chất thải nguy hại như: Vật liệu cách nhiệt, hòm hộp công tơ có chứa amiang, bóng đèn, giẻ lau dính dầu, pin, ắc quy, linh kiện điện tử thải, hộp mực in, hoá Chất và hỗn hợp hoá chất có chứa Chất thải nguy hại... Để đảm bảo các chất thải này được xử lý đúng quy định ở các doanh nghiệp trong ngày điện cần phải có khu vực tái chế và chứa những chất thải đó.

Bên cạnh đó, việc phân loại chất thải được CBCNV các đơn vị phân loại ngay khi không còn khai thác, sử dụng theo các loại có thể tái sử dụng, tái chế, tiêu hủy theo đúng quy định, phân loại chất thải nguy hại có trong danh mục hàng thanh lý. Việc lựa chọn đơn vị vận chuyển chất thải, đơn vị tiêu hủy chất thải được thực hiện nghiêm ngặt, đúng quy định (chỉ được bàn giao cho đơn vị có Giấy phép Vận chuyển + xử lý; Địa bàn họat động, danh mục chất thải nguy hại được cấp phép vẫn chuyển xử lý),… Tất cả các đơn vị đều bố trí người làm công tác môi trường.

Công tác môi trường được cập nhật tập huấn, kiểm tra thường xuyên của các cấp quản lý. Với ý thức của CBCNV việc phân loại, quản lý, bán thanh lý các chất thải trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam luôn đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường. Tại các nhà máy nhiệt điện than đã lắp hệ thống quan trắc khí thải tự động với các thông số được quy định tại Thông tư 31.2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và lắp camera giám sát tại ống khói. Đồng thời lắp đặt thiết bị quan trắc nước thải tự động trước khi xả ra nguồn nước tiếp nhận với các thông số lưu lượng, pH, nhiệt độ và Clo dư. Kết quả quan trắc tự động đều đạt tiêu chuẩn hiện hành về nước thải công nghiệp. Dầu máy biến áp được kiểm soát nguồn gốc, các dầu có chứa PC được loại dần ra khỏi các máy biến áp và xử lý theo đúng quy định.

Việc chuyển dịch cơ cấu nguồn điện: đưa các nhà máy điện gió, điện mặt trời vào hệ thống, hạn chế phát triển nguồn nhiệt điện than, thủy điện sẽ làm giảm phần nào tác động xấu đến môi trường, đó là cố gắng rất lớn của Tập đoàn Điện lực quốc gia Việt Nam. Chất thải nhựa cũng làm một mối lo ngại về môi trường trên toàn thế giới. Đối với Tập đoàn Điện lực Việt Nam, tổ chức Công đoàn luôn tuyên truyền trong CBCNV với khẩu hiệu “Nói không với rác thải nhựa”, CBCNV các đơn vị đã nhiệt tình hưởng ứng, treo hoặc chạy băng rôn điện tử trước cửa ra vào trụ sở đơn vị.

Tại các cuộc họp, hội nghị các chai nước bằng nhựa được thay thế bằng chai thủy tinh, cốc thủy tinh, vừa tiết kiệm vừa không gây ô nhiễm môi trường. Những năm qua, bảo vệ môi trường luôn được lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam, tổ chức Công đoàn các cấp, đoàn viên, người lao động trong Tập đoàn quan tâm tích cực thực hiện, giữ gìn môi trường Xanh – Sạch – Đẹp từ trụ sở tới hiện trường tại các đơn vị sản xuất, góp phần gìn giữ môi trường nói chung. Sự nỗ lực của CBCNN Tập đoàn trong công tác môi trường đã được đoàn công tác của Ủy ban khoa học, công nghệ và Môi trường của Quốc hội đánh giá cao, ghi nhận EVN đã thực hiện nghiêm túc các yêu cầu về bảo vệ môi trường tại các nhà máy nhiệt điện.

Ông Vũ Văn Minh – Trưởng Ban Chính sách pháp luật Công đoàn Điện lực Việt Nam. Thực hiện: Văn Thắng

14h34: Ông Phạm Hồng Hạnh – Phó Chủ tịch Công đoàn Than và khoáng sản VN phát biểu:

Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam là tập đoàn kinh tế nhà nước được giao nhiệm vụ chủ yếu là đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, cung cấp nguyên vật liệu cho nền kinh tế đất nước và xuất khẩu, tuy nhiên công nghiệp khai thác, sử dụng than, khoáng sản là ngành có nhiều tiềm ẩn nhiều nguy cơ với ô nhiễm môi trường.

Mỗi năm, TKV khai thác từ 40 đến 42 triệu tấn than nguyên khai, thải ra môi trường trên 100 triệu m3 nước thải mỏ, quá trình khai thác than, nhất là ở các mỏ lộ thiên, bụi than dễ phát sinh ra các khu dân cư lân cận. Thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường đối với sự phát triển của ngành.

Trong những năm gần đây Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam đã quy hoạch, sắp xếp lại các công trình sản xuất, chi hàng chục nghìn tỷ đồng để tháo dỡ, di dời khỏi trung tâm các đô thị, khu đông dân cư các nhà máy cơ khí, tuyển than, kho tàng, bến cảng, đường sắt và các cơ sở sản xuất khác, bàn giao cho chính quyền địa phương hàng trăm ha đất tạo điều kiện để mở rộng và phát triển các đô thị, góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường, cảnh quan các vùng có hoạt động khoáng sản có thể kể đến một số hạng mục quan trọng như: Cải tạo phục hồi môi trường, trồng cây phủ xanh các bãi thải, khai trường các mỏ than, khoáng sản đã kết thúc – đây là việc làm thường xuyên nạo vét hệ thống thoát nước ngăn ngừa nguy cơ đất đá bồi lấp, ngập lụt các khu dân cư; vận hành khoảng 50 trạm xử lý nước thải mỏ với tổng công suất trên 150 triệu m3/năm, đảm bảo xử lý cơ bản toàn bộ lượng nước thải phát sinh trong sản xuất đảm bảo quy chuẩn môi trường và truyền dữ liệu trực tiếp về Sở Tài nguyên và Môi trường các địa phương; Nhà máy xử lý chất thải nguy hại công nghiệp tại Quảng Ninh với công suất 6.900 tấn/năm, đủ để xử lý lượng chất thải nguy hại phát sinh trong sản xuất của các đơn vị trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh; Đầu tư các tuyến băng tải thay thế ô tô vận chuyển than ra cảng và đến các nhà máy điện; Lắp hệ thống máy phun sương dập bụi cao áp để giảm thiểu lượng bụi phát tán ra môi trường tại một số bãi thải gần khu dân cư; Đổi mới công nghệ khai thác than, khoáng sản theo hướng cơ giới hoá, hiện đại hóa, ít ảnh hưởng đến môi trường…

Ông Phạm Hồng Hạnh – Phó Chủ tịch Công đoàn Than và khoáng sản VN. Ảnh: Tô Thế
Ông Phạm Hồng Hạnh – Phó Chủ tịch Công đoàn Than và khoáng sản VN. Ảnh: Tô Thế

Với việc chủ động thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong những năm vừa qua, TKV đã cơ bản khắc phục được tình trạng ô nhiễm môi trường do quá trình khai thác khoáng sản trước đây để lại và xử lý, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường mới phát sinh; chất lượng môi trường, cảnh quan các vùng khai thác than, khoáng sản đã có sự cải thiện mạnh mẽ, tạo điều kiện ổn định cho sự phát triển của ngành, góp phần tính cực vào sự phát triển của các địa phương. TKV đã tập trung đổi mới khai thác hạn chế gây ô nhiễm môi trường. Đây không chỉ là vấn đề liên quan tới môi trường mà còn liên quan tới vấn đề lao động. Đầu tư công nghệ mới không chỉ có lợi cho môi trường mà còn có lợi đối với người lao động. Sản lượng than đã tăng hơn so với mọi năm nhưng có thể thấy không khí xung quanh Quảng Ninh đã trở nên trong xanh hơn.

Từ đầu năm 2020 đến nay, bên cạnh kiên trì thực hiện "mục tiêu kép" vừa phòng, chống dịch, vừa bảo đảm SXKD, TKV tiếp tục ưu tiên các giải pháp bảo vệ môi trường bền vững nhằm đẩy nhanh lộ trình xây dựng “Mỏ xanh, mỏ hiện đại, mỏ sản lượng cao”…góp phần cùng tỉnh Quảng Ninh đẩy nhanh lộ trình chuyển đổi mục tiêu tăng trưởng từ "nâu" sang "xanh" một cách bền vững.

Để vận động người lao động tham gia hưởng ứng, các cấp công đoàn trong toàn ngành Than - Khoáng sản đã tổ chức các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người lao động về bảo vệ môi trường, tích cực đưa các tin, bài, phóng sự tuyên truyền về thông điệp và các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới hàng năm cũng như giới thiệu các mô hình, giải pháp về công tác bảo vệ môi trường của ngành Than - Khoáng sản.

Tổ chức phát động phong trào Sáng - Xanh - Sạch trong khu công nghiệp, tham gia tổng dọn vệ sinh, phát quang cây cỏ, chăm sóc bảo vệ cây xanh; tổ chức các buổi tuyên truyền về an toàn lao động và bảo vệ môi trường nhằm giúp người lao động hiểu hơn về tác động của môi trường nơi làm việc đối với sức khỏe của chính bản thân mình, từ đó mỗi người lao động đều có ý thức tự giác hơn về môi trường trong quá trình làm việc, chủ động học tập nâng cao trình độ, thích ứng với những công nghệ và làm chủ công nghệ mới; có ý thức trong trong tiết kiệm tài nguyên, xử lý các chất thải nguy hại cũng như nâng cao được ý thức từ những việc làm đơn giản nhất trong công việc và sinh hoạt hằng ngày.

Ảnh: Tô Thế
Ảnh: Tô Thế

Ví dụ như Công đoàn TKV đã bố trí thùng rác ở dưới lò và nhà vệ sinh di động để tăng cường ý thức cho công nhân hầm lò Khen thưởng những tập thể, cá nhân thực hiện hiệu quả công tác bảo vệ môi trường. Hằng năm Công đoàn TKV bình xét khen thưởng theo chuyên đề Xanh - Sạch - Đẹp cho các công đoàn cơ sở trực thuộc và vinh danh các Doanh nghiệp vì thợ mỏ, trong đó có tiêu chí bắt buộc là thực hiện đảm bảo công tác môi trường. Phối hợp với cơ quan chuyên môn tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ làm công tác môi trường và cán bộ công đoàn từ cấp công trường, phân xưởng để cập nhật các quy định về bảo vệ môi trường, phổ biến các kinh nghiệm mới trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Xây dựng kế hoạch, hướng dẫn chỉ đạo các đơn vị tổ chức các hoạt động Tháng hành động về môi trường hưởng ứng ngày Môi trường thế giới, Giờ trái đất...duy trì việc phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây tại các khu vực kết thúc khai thác.

Từ những kết quả đạt được có thể nhận thấy: Nhận thức đúng vai trò và tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường, nhất là của người đứng đầu đơn vị và sự vào cuộc của các tổ chức đoàn thể là yếu tố quan trọng quyết định đến kết quả thực hiện công tác bảo vệ môi trường; Bảo vệ môi trường phải được thực hiện đồng hành cùng với quá trình sản xuất và phải được thực hiện một cách đồng bộ, khoa học gắn với công tác đổi mới công nghệ và kiểm soát chặt chẽ quy trình sản xuất.thì mới đạt được kết quả cao; Các hoạt động tuyên truyền, phát động phong trào thi đua, vận động người lao động tham gia hưởng ứng cần sát thực tiễn, có sức lan toả và gắn được với những việc làm hàng ngày của người lao động thì mới có được ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhận thức của người lao động.

Để đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng cao của đất nước trong giai đoạn mới, hướng tới mục tiêu trở thành ngành sản xuất xanh, phát triển hài hòa, thân thiện với môi trường và cộng đồng, phấn đấu xây dựng công viên trong mỏ và mỏ trong công viên. Thời gian tới tổ chức công đoàn và công nhân lao động trong ngành than, khoáng sản sẽ tiếp tục tập trung thực hiện một số nhiệm vụ sau:

- Tiếp tục phát động các thi đua nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào “Xanh - Sạch - Đẹp, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động”; sử dụng tiết kiệm, hợp nguồn lý tài nguyên khoáng sản.

- Vận động công nhân lao động và phối hợp với cơ quan chuyên môn tích cực hưởng ứng Đề án “Trồng một tỷ cây xanh” giai đoạn 2021 - 2025 của Thủ tướng Chính phủ. Đẩy mạnh trồng cây phủ xanh nhanh các bãi thải, khai trường đã kết thúc, nhất là các khu vực gần dân cư, đô thị để sớm phục hồi môi trường, cải tạo cảnh quan chung – đây là hoạt động thường niên của nghành than.

- Thực hiện quyết liệt công tác vệ sinh môi trường, cải thiện cảnh quan mặt bằng sản xuất theo phương châm "Đưa công viên vào trong mỏ, nhà máy".

- Tiếp tục đổi mới công nghệ sản xuất theo hướng hiện đại, sử dụng ít nguyên nhiên vật liệu, phát thải thấp; phát triển các mỏ, nhà máy mới đảm bảo tiêu chí xanh - sạch - đẹp, hài hòa với sự phát triển của các địa phương.

- Nâng cao trình độ của người lao động trong việc làm chủ các công nghệ tiến tiến, đảm bảo môi trường, có năng suất cao, làm việc theo quy trình để dần thay thế tư duy cũng như thói quen làm việc thủ công của người lao động.

- Phát huy vai trò của tổ chức công đoàn trong việc tổ chức phát động các phong trào thi đua nhằm khơi dậy ý thức tự giác của người lao động trong công tác bảo vệ môi trường

Ông Phạm Hồng Hạnh – Phó Chủ tịch Công đoàn Than và khoáng sản VN. Thực hiện: Văn Thắng

14h15: Bà Trần Thị Thanh Hà – Ủy viên Ban chấp hành - Trưởng ban Quan hệ lao động Tổng LĐLĐVN phát biểu:

Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững là vấn đề mang tính sống còn của phát triển kinh tế - xã hội. Nhận thức được tầm quan trọng đó, những năm qua, các cấp công đoàn thường xuyên tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả, nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho không chỉ đoàn viên và người lao động mà còn hướng tới các chủ doanh nghiệp trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm, hợp lý tài nguyên thiên nhiên. Trong đó có một số hoạt động nổi bật như:

1. Công tác chỉ đạo và tham gia xây dựng chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường. Đầu tiên việc ban hành các văn bản lãnh đạo chỉ đạo Tổng liên đoàn đã triển khai thực hiện Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 5.9.2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Thực hiện Chị thị số 45/CT-TTg ngày 31.12.2020 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức phong trào “Tết trồng cây” và tăng cường công tác bảo vệ và phát triển rừng ngay từ năm 2021; Quyết định số 524/QĐ-TTg ngày 1.4.2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án trồng một tỉ cây xanh giai đoạn 2021-2025. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh, thành phố và công đoàn ngành Trung ương, các đơn vị trực thuộc Tổng Liên đoàn triển khai thực hiện công tác BVMT nhằm nâng cao nhận thức, ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả về BVMT cho đoàn viên và công nhân, viên chức, lao động.

Bà Trần Thị Thanh Hà – Ủy viên Ban chấp hành - Trưởng ban Quan hệ lao động Tổng LĐLĐVN. Ảnh: Tô Thế
Bà Trần Thị Thanh Hà – Ủy viên Ban chấp hành - Trưởng ban Quan hệ lao động Tổng LĐLĐVN. Ảnh: Tô Thế

Ví dụ như: Chỉ thị số 04/CT-TLĐ ngày 3.3.2017 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc tiếp tục đẩy mạnh phong trào “Xanh - Sạch - Đẹp, Bảo đảm an toàn vệ sinh lao động” trong tình hình mới; Công văn số 1700/TLĐ ngày 12.3.2021 về việc triển khai tồ chức phong trào “Tết trồng cây”. Đặc biệt, hàng năm, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành hướng dẫn về việc tổ chức triển khai các hoạt động “Tháng hành động vì môi trường” hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 5.6 trong các cấp công đoàn.

- Triển khai Chương trình phối hợp số 02/CTrPH-BTNMT-TLĐLĐVN ngày 16.4.2018 giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc phối hợp góp phần bảo vệ tài nguyên, môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu và xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam giai đoạn 2018-2023, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố và công đoàn ngành Trung ương, các đơn vị trực thuộc Tổng Liên đoàn triển khai thực hiện, như: Công văn số 19/CV-TLĐ ngày 12.6.2018 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc các Liên đoàn Lao động phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố ký Liên tịch giữa Liên đoàn Lao động tỉnh và Sở Tài nguyên và Môi trường nhằm triển khai thực hiện Chương trình phối hợp số 02/CTrPH-BTNMT-TLĐLĐVN.

Về việc tham gia xây dựng chính sách pháp luật về BVMT Tổng liên đoàn đã tham gia xây dựng chính sách pháp luật, trong đó có những quy định về BVMT, Tổng Liên đoàn đã tham gia xây dựng Luật BVMT sửa đổi năm 2020 và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật BVMT như Nghị định, Thông tư, tiêu chuẩn, quy chuẩn về BVMT nhằm tăng cường tính pháp chế và hiệu lực quản lý Nhà nước về BVMT. Bên cạnh việc tham gia xây dựng các văn bản về BVMT, Tổng Liên đoàn tham gia xây dựng báo cáo và đề xuất một số nhiệm vụ BVMT năm 2021 và những năm tiếp theo. Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của Tổng Liên đoàn, các cấp công đoàn đã ban hành Kế hoạch và tổ chức tuyên truyền vận động đoàn viên, người lao động, công đoàn cơ sở phối hợp với người sử dụng lao động thực hiện nhiều hoạt động thiết thực góp phần BVMT, như tổ chức trồng cây xanh, vườn hoa tạo cảnh quan Xanh – Sạch – Đẹp trong doanh nghiệp, đơn vị; cải tiến kỹ thuật, máy thiết bị để giảm tiêu hao năng lượng và chất thải độc hại ra môi trường…. Một số LĐLĐ tỉnh, thành phố đã ký Nghị quyết liên tịch với Sở Tài nguyên và Môi trường về việc phối hợp hành động BVMT như Long An, Hòa Bình, thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Trị và nhiều địa phương khác trên toàn quốc.

Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiến thức về bảo vệ môi trường; phát động các phong trào thi đua trong cán bộ, công chức, viên chức và người lao động giữ gìn cảnh quan doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị.

Hiện nay, môi trường là vấn đề nóng của toàn nhân loại. Khí hậu ngày càng khắc nghiệt và khó dự báo hơn, mưa bão lũ quét thất thường, suy thoái đất, nước, suy giảm nguồn tài nguyên rừng, ô nhiễm môi trường xảy ra trên diện rộng, khi môi trường đang dần bị xuống cấp, xuất hiện nhiều loại “bệnh lạ” hơn. Đó là các vấn đề về môi trường mà toàn nhân loại đã và đang đối mặt.

Với nhận thức rằng BVMT là nhiệm vụ quan trọng liên quan đến mục tiêu phát triển bền vững của đất nước, trong những năm qua, Đoàn Chủ tịch TLĐLĐVN luôn quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo các cấp Công đoàn tuyên truyền thực hiện tốt các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với công tác bảo vệ môi trường. Nhiều hoạt động tuyên truyền, giáo dục được tổ chức, nhiều phong trào thi đua được phát động đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi về BVMT của người lao động và đoàn viên công đoàn.

Nhận thức được vai trò và trách nhiệm của tổ chức công đoàn, trong những năm qua Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã thường xuyên có văn bản chỉ đạo hướng dẫn các cấp công đoàn thực hiện và tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục để trang bị các kiến thức về BVMT, quản lý và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động về BVMT, với nhiều hoạt động đa dạng: mít tinh, hội thảo, triển lãm, treo băng rôn, áp phích, tờ rơi, khẩu hiệu nơi công sở, cơ quan, doanh nghiệp, làm vệ sinh môi trường, phát động phong trào bảo vệ rừng, trồng và chăm sóc cây xanh; tiết kiệm năng lượng, nâng cao ý thức giữ gìn, sử dụng tiết kiệm nguồn nước, tu bổ nâng cấp các công trình cấp nước sạch và vệ sinh môi trường…

Đặc biệt năm 2021, trong tháng hành động vì môi trường hưởng ứng ngày môi trường thế giới, do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, công đoàn các cấp tổ chức nhiều hoạt động thông tin, tuyên truyền, phổ biến về Tháng hành động vì môi trường hưởng ứng “Ngày Môi trường thế giới” và “Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học” năm 2021 bằng hình thức trực tuyến thay vì thực hiện các hoạt động tập trung đông người như: truyền thông trên các kênh báo chí, truyền thanh, truyền hình, trang website của tổ chức Công đoàn, Zalo, Facebook công đoàn, YouTube, Cổng thông tin điện tử của hệ thống Công đoàn Việt Nam. Nhiều địa phương, đơn vị, cơ sở căn cứ vào điều kiện và tình hình thực tế của mình đã sáng tạo, đổi mới lựa chọn các hình thức thực hiện phù hợp như: Treo pano, băng rôn, áp phích, khẩu hiệu tuyên truyền, phổ biến các nội dung về bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học, tài nguyên thiên nhiên, ứng phó biến đổi khí tại các khu vực trụ sở cơ quan, doanh nghiệp, khu công nghiệp và các địa điểm phù hợp theo hướng tiết kiệm, hiệu quả, có sức lan tỏa với sự tham gia rộng rãi của đoàn viên và người lao động trong bối cảnh cả nước đang phòng chống dịch COVID-19.

Nhiều thông điệp tuyên truyền, cụ thể hóa chủ đề hưởng ứng “Phục hồi hệ sinh thái” và “Chúng ta là một phần của giải pháp - Vì thiên nhiên” năm 2021 nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người sử dụng lao động, đoàn viên và người lao động về công tác bảo vệ môi trường, thói quen sinh hoạt, lối sống thân thiện với môi trường; sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng và tài nguyên thiên nhiên và được nhắc nhở thường xuyên như: “Nói không với túi nilon và rác thải nhựa”; “Hành động để giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa và nilon”; “Nói không với sản phẩm nhựa sử dụng một lần”; "Biến rác thải nhựa thành tiền" "Đổi rác thải lấy cây xanh" "Đổi rác thải nhựa lấy khẩu trang y tế”;“Hãy tham gia với chúng tôi để chống lại ô nhiễm không khí”;“Rác là nguồn gây ô nhiễm môi trường - Hãy làm sạch rác ở mọi nơi”;“Ô nhiễm không khí và hành động của chúng ta", “Sống hài hòa với thiên nhiên - Bảo tồn Đa dạng sinh học”;“Đa dạng sinh học - Hành trình duy trì sự sống”, "Trồng thêm cây xanh là thêm một hành động vì môi trường", “Không săn bắt động vật quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng” “Xanh - Sạch - Đẹp - Không khói thuốc”, “Đẹp nhà, sạch đường, sạch đồng ruộng”…

Ảnh: Tô Thế
Ảnh: Tô Thế

Để làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động và BVMT; phát động các phong trào thi đua trong cán bộ, công chức, viên chức và người lao động giữ gìn cảnh quan doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị, năm 2021, các cấp công đoàn đã: - Tổ chức được 6 cuộc thi; in và phát hành 602.393 tờ gấp, băng rôl, khẩu hiệu, áp phích về công tác bảo vệ môi trường; có 11.583 buổi phát thanh truyền hình, chương trình tọa đàm, tập huấn, phổ biến kiến thức; có 3.279 bản tin, bài, phóng sự, lượt qua loa tại doanh nghiệp về bảo vệ môi trường để tuyên truyền đến 424.779 đoàn viên và người lao động.

- Tổ chiến dịch ra quân tổng vệ sinh môi trường, cơ quan, nơi làm việc, khu vực công cộng, vệ sinh đường phố khu dân cư, phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh được 1.794.121 km, đường giao thông, tại các điểm về môi trường được gần 900 km làm thay đổi diện mạo, cảnh quan, môi trường sạch, đẹp hơn; hỗ trợ 669 thùng rác và thu gom, vận chuyển được và xử lý 800.831 tấn chất thải, rác thải nguy hại, chất thải sinh hoạt; phát hơn 350.000 túi thân thiện môi trường để đi chợ mua sắm, hạn chế sử dụng túi nilong; Phun thanh khiết, khử khuẩn môi trường trên 15.200m2 cùng với nhiều thành tích khác.

Trong những năm qua, Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động thuộc Tổng LĐLĐVN đã thực hiện nhiều Chương trình, nhiệm vụ khoa học công nghệ và các nhiệm vụ phục vụ quản lý Nhà nước về BVMT, như triển khai thực hiện nhiệm vụ xây dựng tiêu chuẩn cơ sở phương pháp xác định bụi PM10 và PM2.5 trong không khí môi trường xung quanh bằng phương pháp trọng lượng; quy trình xác định các hợp chất POPs mới như PBDEs trong các mẫu môi trường; điều tra đánh giá hiện trạng công tác quản lý an toàn, vệ sinh lao động và BVMT trong các cơ sở sản xuất công nghiệp, đề xuất qui chế hợp nhất công tác quản lý an toàn, vệ sinh lao động và BVMT;.. Triển khai Chương trình phối hợp số 02/CTrPH-BTNMT-TLĐLĐVN ngày 16.4.2018 giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường và TLĐLĐVN;

Hàng năm, Tổng Liên đoàn đã xây dựng Kế hoạch phối hợp và triển khai giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường ứng phó với biến đổi khí hậu và an toàn, vệ sinh lao động (năm 2020 tại 3 tỉnh, thành phố cho thấy việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường ứng phó với biến đổi khí hậu và an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp gắn với BVMT, ứng phó với biến đổi khí hậu đã được Thành ủy, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, các cấp, các ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội quan tâm triển khai chỉ đạo, tổ chức thực hiện với những kết quả tích cực như: Chất thải công nghiệp trong doanh nghiệp đều đã có biện pháp giảm thiểu và xử lý trước khi thải ra môi trường; làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm và ý thức trong cán bộ, nhân dân, tổ chức, doanh nghiệp về công tác BVMT. Hoạt động giám sát về BVMT từng bước hoàn thiện ở các LĐLĐ địa phương và Công đoàn ngành đều đã thành lập các đầu mối quản lý môi trường nhằm góp phần nâng cao năng lực giám sát và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về BVMT.

Ngoài ra, cần xây dựng những điển hình hay, xây dựng chương trình hành động đưa ra những phương pháp, giải pháp về bảo vệ môi trường hay. Cùng với đó, hàng năm, Báo Lao Động cũng có thể ra những tập san về các mô hình đó để trở thành những điểm sáng để có thể nhân rộng trong hệ thống công đoàn.

14h05: Ông Dương Trung Thành - Ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức Việt Nam, Chủ tịch Công đoàn Bộ TN&MT cho hay:

Hiện nay, áp lực về công tác bảo vệ môi trường đang đặt ra không chỉ với các cơ quan quản lý nhà nước mà còn cho hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương. Chủ trương phát triển bền vững của Đảng và Nhà nước đã và đang được cộng đồng doanh nghiệp và xã hội hưởng ứng thực hiện. Với mục tiêu tăng cường vai trò của người lao động và doanh nghiệp trong hoạt động bảo vệ môi trường, Công đoàn Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ động phát huy vai trò trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, các cấp công đoàn trong việc tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và vận động công nhân viên chức lao động tham gia quản lý, giám sát bảo vệ tài nguyên, môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để đoàn viên, người lao động có môi trường sống và làm việc trong lành; các cấp công đoàn, đơn vị sự nghiệp và kinh tế công đoàn được tiếp cận, khai thác, sử dụng tài nguyên - môi trường theo các chương trình, dự án phù hợp với quy định của pháp luật. Những năm qua, hoạt động chăm lo, đại diện, bảo vệ quyền lợi của đoàn viên, người lao động được Công đoàn Bộ Tài nguyên và Môi trường quan tâm thường xuyên. Công đoàn Bộ đã tích cực tham gia xây dựng chính sách, pháp luật liên quan đến người lao động; nhiều chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn được cụ thể hóa, đi vào cuộc sống.

Ông Dương Trung Thành - Ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức Việt Nam, Chủ tịch Công đoàn Bộ TN&MT. Ảnh: Tô Thế
Ông Dương Trung Thành - Ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức Việt Nam, Chủ tịch Công đoàn Bộ TN&MT. Ảnh: Tô Thế

Cùng với đó, Công đoàn Bộ Tài nguyên và Môi trường luôn đẩy mạnh hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước. Qua đó, tạo tinh thần đoàn kết, yêu ngành yêu nghề, tạo động lực để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Công đoàn Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng phối hợp với các đơn vị tổ chức các hoạt động với nội dung như: Tổ chức các lớp tập huấn, hội nghị, hội thảo chuyên đề nhằm nâng cao kỹ năng hoạt động công tác nữ công công đoàn; phối hợp với Ban Vì sự tiến bộ của Phụ nữ của Bộ và các đơn vị quan tâm tuyên truyền về giới, khuyến khích, nâng cao vai trò của nữ cán bộ, công chức, viên chức, lao động trong công tác quản lý, chuyên môn, khoa học công nghệ; khẳng định được vai trò, vị thế về giới của mình trong các lĩnh vực công tác. Bên cạnh đó, đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức, bản lĩnh chính trị, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, lao động; công tác phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở, xây dựng tổ chức công đoàn; tham gia xây dựng Đảng, cơ quan, đơn vị trong sạch, vững mạnh; công tác xã hội - từ thiện...

Đặc biệt, hoạt động công đoàn đã hướng mạnh về cơ sở, tập trung đại diện chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; tích cực đổi mới phương pháp và nâng cao hiệu quả tuyên truyền giáo dục, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức Bộ TN&MT vững mạnh đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước. Hoạt động của các cấp Công đoàn Bộ đã thu hút đông đảo cán bộ, đoàn viên tham gia, có hiệu ứng tốt trong mỗi cơ quan, đơn vị và trong toàn ngành TN&MT. Đã tích cực chỉ đạo, giám sát và tổ chức thực hiện Điều lệ Công đoàn Việt Nam, các Chỉ thị, Nghị quyết của Công đoàn cấp trên, công tác phát triển đoàn viên, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh, công tác phối hợp trong việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, tổ chức hội nghị cán bộ công chức, hội nghị người lao động tại cơ quan, đơn vị. Làm tốt công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách có liên quan đến người lao động như việc làm, tiền lương, bảo hiểm xã hội, tuyển dụng, bổ nhiệm, đi học, chế độ nghỉ dưỡng, ốm đau, thai sản… được tiến hành thường xuyên. Bảo đảm tốt quản lý ngân sách công đoàn, đôn đốc các công đoàn cơ sở lập báo cáo, quyết toán Ngân sách công đoàn theo quy định.

Trước tình trạng suy thoái tài nguyên nước, đất đai, suy giảm đa dạng sinh học đang diễn ra ở một số nơi. Hiện trạng ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng, tác động lớn đến môi trường sống. Các tác động mang tính cực đoan của biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng rõ rệt, khó lường. Các rào cản thương mại, kỹ thuật mới đang và sẽ hình thành do chính sách môi trường và biến đổi khí hậu toàn cầu...

Ảnh: Tô Thế
Ảnh: Tô Thế

Được sự chỉ đạo, định hướng của Lãnh đạo Bộ, Công đoàn Bộ Tài nguyên và môi trường xác định luôn luôn đổi mới, bám sát sự vận động của thực tiễn để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra và tập trung vào 5 vấn đề sau:

Thứ nhất, Công đoàn Bộ và các đoàn viên công đoàn chủ động tiếp tục xu thế cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; nghiên cứu đề xuất sáng kiến áp dụng đối với ngành tài nguyên và môi trường để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, phát huy nguồn lực tài nguyên, bảo vệ môi trường và chủ động ứng với biến đổi khí hậu.

Thứ hai, thực hiện tốt công các góp ý xây dựng Đảng, kiện toàn, nâng cao hoạt động tổ chức bộ máy của Bộ, của ngành. Tăng cường giám sát, phản biện trong xây dựng chủ trương, chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường.

Thứ ba, tăng cường xây dựng khối đoàn kết trong cơ quan, đơn vị; chú trọng phát triển các hoạt động phong trào văn hóa, thể thao; xây dựng môi trường văn hóa, văn minh trong công sở. Đồng thời, triển khai thực hiện các chương trình phúc lợi, chăm lo lợi ích vật chất, tinh thần, chính trị cho người lao động.

Thứ tư, tiếp tục thực hiện hiệu quả cuộc vận động xây dựng người cán bộ, công chức, viên chức “Trung thành, Trách nhiệm, Liêm chính, Sáng tạo” gắn với việc “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chính Minh”; Đặc biệt, phát huy vai trò của cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên Công đoàn trong việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến, “tự chuyển hóa”, trong nội bộ”.

Thứ năm, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận, năng lực, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ Công đoàn để thực hiện nhiệm vụ trong tình hình mới. Kính thưa quý vị, đại biểu Trong những năm qua, Công đoàn Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với các công đoàn cơ sở nhằm phát huy vai trò trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, các cấp công đoàn trong việc tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và vận động công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) tham gia quản lý, giám sát bảo vệ tài nguyên, môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để đoàn viên, người lao động có môi trường sống và làm việc trong lành; các cấp công đoàn, đơn vị sự nghiệp và kinh tế công đoàn được tiếp cận, khai thác, sử dụng tài nguyên - môi trường theo các chương trình, dự án phù hợp với quy định của pháp luật.

Ông Dương Trung Thành - Ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức Việt Nam, Chủ tịch Công đoàn Bộ TN&MT phát biểu. Thực hiện: Văn Thắng

Thông qua hoạt động phối hợp, bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích người lao động, xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh, tổ chức công đoàn vững mạnh, toàn diện, đồng thời phát hiện, kiến nghị sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật cho phù hợp thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về quản lý, giám sát, bảo vệ tài nguyên, môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Các chương trình phối hợp cũng sẽ xây dựng và thực hiện thí điểm mô hình CNVCLĐ tham gia quản lý, giám sát, bảo vệ tài nguyên, môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; đánh giá hiệu quả để nhân rộng mô hình; tổ chức các cuộc trao đổi nhằm thảo luận về công tác bảo vệ môi trường với người lao động tại các doanh nghiệp; đồng thời, tôn vinh người lao động, cán bộ công đoàn có thành tích xuất sắc trong công tác bảo vệ môi trường tại các doanh nghiệp.

Cuối năm 2018, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức lễ phát động toàn dân tham gia tránh rác chống thải nhựa. Đặc biệt, ngày 09 tháng 6 năm 2019, Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì, phát động Lễ ra quân toàn quốc phong trào chống rác thải nhựa. Phong trào này đã nhận được nhiều sự ủng hộ từ cấp chính quyền, cộng đồng, doanh nghiệp và người lao động trong cả nước.

Cùng với Công đoàn viên chức Việt Nam Công đoàn Bộ TN&MT đã phát động phong trào “Nói không với rác thải nhựa”, đồng thời đề xuất các sáng kiến nhằm thay đổi thói quen sử dụng, giảm thiểu, phân loại, tái sử dụng, tái chế rác thải nhựa. Nhiều tổ chức chống rác thải nhựa đã được thành lập, điển hình như liên minh chống rác thải nhựa với sự tham gia của các doanh nghiệp, nhà bán lẻ lớn trên cả nước. Có thể nói, các hoạt động của Công đoàn Bộ Tài nguyên và Môi trường trong thời gian qua đã thu được nhiều kết quả quan trọng, góp phần tích cực trong công tác quản lý, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Phóng sự: Phát triển kinh tế tuần hoàn: Việt Nam không đi chậm hơn so với thế giới.

13h45: 

Nhà báo Nguyễn Đình Chúc - Phó Tổng Biên tập Báo Lao Động phát biểu khai mạc diễn đàn:

Kính thưa đồng chí Trần Thanh Hà - Ủy viên Ban chấp hành – Trưởng ban Quan hệ Lao động – Tổng LĐLĐ Việt Nam. Kính thưa đồng chí Dương Trung Thành - Ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức Việt Nam – Chủ tịch Công đoàn Bộ TNMT Kính thưa toàn thể quý vị đại biểu, các vị khách quý, các cơ quan truyền thông báo chí trung ương và địa phương. Trên thực tế, công tác bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu là vấn đề toàn cầu, có tác động đến sự phát triển kinh tế, chính trị xã hội, quốc phòng và an ninh mỗi quốc gia, do vậy, đó không còn là trách nhiệm của mỗi cá nhân hay tổ chức nào mà thực sự là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân. Ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên thiên nhiên và biến đổi khí hậu đang ngày càng diễn biến phức tạp đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành, các đơn vị tổ chức, giữa Nhà nước và nhân dân.

Phó Tổng Biên tập Báo Lao Động Nguyễn Đình Chúc phát biểu. Ảnh: Tô Thế
Phó Tổng Biên tập Báo Lao Động Nguyễn Đình Chúc phát biểu. Ảnh: Tô Thế

Diễn đàn “Công nhân Lao động vì môi trường năm 2021” với sự phối hợp của Trung tâm Truyền thông và môi trường (Bộ TNMT) và Báo Lao Động (Tổng Liên đoàn Lao Động Việt Nam) tiếp tục được tổ chức với mong muốn đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy hoạt động công nhân, người lao động bảo vệ môi trường. Đặc biệt trong tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, việc phối hợp tổ chức Diễn đàn năm 2021 là sự cố gắng rất lớn từ phía Bộ TNMT và Báo Lao Động, với mong muốn nêu cao hơn nữa vai trò của người lao động trong hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp gắn với bảo vệ môi trường, thúc đẩy sự tham gia tích cực của các công đoàn cơ sở trong các hoạt động giám sát công tác bảo vệ tài nguyên và môi trường của các doanh nghiệp trên toàn quốc.

Diễn đàn năm nay sẽ tiếp tục lắng nghe các ý kiến, tham luận của các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp, các cán bộ công đoàn để có những giải pháp đóng góp thiết thực cho công tác bảo vệ môi trường. Thay mặt Ban Tổ chức, tôi xin kính chúc toàn thể Diễn đàn sức khỏe và thành công. Tôi tin tưởng rằng, các ý kiến quý báu tại Diễn đàn ngày hôm nay sẽ được nhân rộng và tuyên truyền rộng rãi góp phần quan trọng vào thực hiện Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh.

13h40: Bà Phạm Thị Huệ, Giám đốc Trung tâm Hợp tác truyền thông Báo Lao Động thông tin: 

Đây là hoạt động thường niên được tổ chức nhằm tăng cường vai trò của người lao động tại các doanh nghiệp trong hoạt động giám sát việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, nhằm tuyên truyền mạnh mẽ hơn những kiến thức về môi trường đến với công nhân lao động và các doanh nghiệp trong cả nước, tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của đông đảo quần chúng nhân dân, đặc biệt là người lao động tại các doanh nghiệp. Qua đó đưa ra các giải pháp cụ thể khuyến khích các đơn vị sản xuất kinh doanh thân thiện với môi trường; nhằm thúc đẩy quá trình sản xuất và tiêu dùng bền vững, triển khai thực hiện Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh.

Bà Phạm Thị Huệ, Giám đốc Trung tâm Hợp tác truyền thông Báo Lao Động. Ảnh: Tô Thế
Bà Phạm Thị Huệ, Giám đốc Trung tâm Hợp tác truyền thông Báo Lao Động. Ảnh: Tô Thế

Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua năm 2020. Trong đó, với Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi), lần đầu tiên, cộng đồng dân cư được quy định là một chủ thể trong công tác bảo vệ môi trường; tăng cường công khai thông tin, tham vấn, phát huy vai trò giám sát, phản biện, đồng thời được bảo đảm quyền và lợi ích của cộng đồng dân cư khi tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.

Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) mới cũng đã chỉ rõ những vấn đề về môi trường tác động trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp và đưa ra biện pháp cụ thể. Đơn cử như việc cải cách thủ tục hành chính. Luật đã cải cách mạnh mẽ, cắt giảm trên 40% thủ tục hành chính, giảm thời gian thực hiện các thủ tục hành chính từ 20 - 75 ngày; Góp phần giảm chi phí tuân thủ của doanh nghiệp thông qua các quy định: Thu hẹp đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường, hình thành giấy phép môi trường trên cơ sở tích hợp 7 loại giấy phép chuyên ngành…

Diễn đàn lần này cũng là cơ hội trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý môi trường và tăng cường vai trò, trách nhiệm của các tổ chức Công đoàn, người lao động trong việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và ứng phó với biến đổi khí hậu, tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và vận động công nhân viên chức lao động tham gia quản lý, giám sát bảo vệ tài nguyên, môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi để Công đoàn viên, người lao động có môi trường sống và làm việc trong lành; các cấp Công đoàn, đơn vị sự nghiệp và kinh tế Công đoàn được tiếp cận, khai thác, sử dụng tài nguyên - môi trường theo các chương trình, dự án phù hợp với quy định của pháp luật.

Các ý kiến đưa ra tại diễn đàn sẽ được tiếp thu để rút kinh nghiệm, triển khai công tác tuyên truyền Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) đảm bảo thiết thực, hiệu quả hơn. Đây cũng là dịp khẳng định tới đây các cấp Công đoàn cả nước sẽ phối hợp tốt hơn với ngành Tài nguyên và Môi trường để tham gia vận động công nhân lao động và các doanh nghiệp thực sự hưởng ứng, có những giải pháp hiệu quả vì môi trường.

NHÓM PV
TIN LIÊN QUAN

Cần điều chỉnh đúng thực tế quy định mới về bảo vệ môi trường

Vũ Long |

Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường có nhiều bất cập, cần điều chỉnh phù hợp trước khi thông qua.

Thu gom dầu loang dọc 5km bờ biển tránh ô nhiễm môi trường

LÊ PHI LONG |

Sáng nay (4.9), UBND xã Hải Ninh (huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình) cho biết, đã xử lý hết số dầu loang dạt vào bờ biển trên địa bàn xã sau khi phối hợp với lực lượng chức năng tiến hành thu gom.

Bộ Tài nguyên và Môi trường cần tập trung vào 5 nhiệm vụ chính

THEO CHINHPHU.VN |

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các khó khăn, vướng mắc và giải pháp cần tập trung tháo gỡ để thúc đẩy sản xuất kinh doanh và phát triển kinh tế - xã hội.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Chờ đợi cuộc tái cấu trúc trên thị trường bất động sản

ANH HUY |

Ở góc độ tích cực, bối cảnh trầm lắng, tắc thanh khoản của thị trường bất động sản (BĐS) trong nhiều tháng qua thúc đẩy cuộc tái cấu trúc trên thị trường mạnh mẽ hơn. Không chỉ doanh nghiệp cơ cấu lại sản phẩm, mà nhà đầu tư cũng dần tiệm cận với cách thức đầu tư lành mạnh và tầm nhìn dài hạn. 

Cần điều chỉnh đúng thực tế quy định mới về bảo vệ môi trường

Vũ Long |

Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường có nhiều bất cập, cần điều chỉnh phù hợp trước khi thông qua.

Thu gom dầu loang dọc 5km bờ biển tránh ô nhiễm môi trường

LÊ PHI LONG |

Sáng nay (4.9), UBND xã Hải Ninh (huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình) cho biết, đã xử lý hết số dầu loang dạt vào bờ biển trên địa bàn xã sau khi phối hợp với lực lượng chức năng tiến hành thu gom.

Bộ Tài nguyên và Môi trường cần tập trung vào 5 nhiệm vụ chính

THEO CHINHPHU.VN |

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các khó khăn, vướng mắc và giải pháp cần tập trung tháo gỡ để thúc đẩy sản xuất kinh doanh và phát triển kinh tế - xã hội.