Diễn đàn “Công nhân lao động vì môi trường năm 2020”

Nhóm phóng viên |

Hôm nay, 27.11, tại Hải Phòng, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Báo Lao Động phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn “Công nhân lao động vì môi trường năm 2020”. Đây là một trong những hoạt động thường niên, nhằm lan tỏa, tuyên truyền mạnh mẽ hơn các hoạt động, các sáng kiến bảo vệ môi trường đến với công nhân lao động và các DN trong cả nước, tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của đông đảo quần chúng nhân dân, đặc biệt là người lao động tại các DN.

11h30:

Diễn đàn kết thúc thành công.

Ông Vũ Minh Lý và bà Phạm Huệ đều cho rằng, Diễn đàn đã thành công bởi vừa thu nhận được nhiều thông tin bổ ích từ thực tế và thực hiện việc tuyên truyền một số điểm mới của Luật bảo vệ môi trường (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua.

11h25:

Diễn đàn thu được nhiều ý kiến bổ ích

Ông Vũ Minh Lý đánh giá Diễn đàn Công nhân lao động vì môi trường năm nay thành công, thu được rất nhiều thông tin và ý kiến bổ ích từ cơ sở. Ảnh: Tô Thế.
Ông Vũ Minh Lý – Phó Giám đốc Trung tâm truyền thông TNMT, Bộ TN&MT – đánh giá Diễn đàn Công nhân lao động vì môi trường năm nay thành công, thu được rất nhiều thông tin và ý kiến bổ ích từ cơ sở. Ảnh: Tô Thế.
Phát biểu tóm tắt Diễn đàn, ông Vũ Minh Lý đánh giá Diễn đàn đã thu được nhiều ý kiến bổ ích từ cơ sở, có ý nghĩa lớn cho công tác bảo vệ môi trường. Từ việc tổ chức thành công Diễn đàn, Trung tâm truyền thông TNMT (Bộ TNMT) sẽ đề xuất những giải pháp, triển khai nhiều cách thức truyền thông mới để Luật bảo vệ môi trường đến với mọi người dân, để mọi tổ chức, cá nhân đều hiểu và thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường trong thời gian tới.

11h10:

Cộng đồng dân cư là chủ thể bảo vệ môi trường

Nói thêm về Luật bảo vệ môi trường (sửa đổi) mới được Quốc hội thông qua, ông Vũ Minh Lý chia sẻ, lần đầu tiên, cộng đồng dân cư được quy định là một chủ thể trong công tác bảo vệ môi trường; tăng cường công khai thông tin, tham vấn, phát huy vai trò giám sát, phản biện, đồng thời được bảo đảm quyền và lợi ích của cộng đồng dân cư khi tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường. Lần đầu tiên chế định về thẩm quyền quản lý nhà nước dựa trên nguyên tắc quản lý tổng hợp, thống nhất, một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì thực hiện; phân cấp mạnh cho địa phương. Dự thảo Luật đã bãi bỏ thủ tục cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước, xả nước thải vào công trình thủy lợi mà lồng ghép nội dung này trong GPMT nhằm thống nhất trách nhiệm, thẩm quyền và nguyên tắc quản lý tổng hợp tài nguyên nước; đồng thời giảm TTHC mạnh mẽ cho doanh nghiệp… và nhiều nội dung quan trọng khác

Bảo vệ môi trường - Những sáng kiến từ cơ sở

11h05:

Ông Phạm Văn Diên - Phó Chủ tịch công đoàn Công ty thép Việt Nhật chia sẻ về cách bảo vệ môi trường tại công ty mình. Ảnh: Tô Thế.
Ông Phạm Văn Diên - Phó Chủ tịch công đoàn Công ty thép Việt Nhật chia sẻ về cách bảo vệ môi trường tại công ty mình. Ảnh: Tô Thế.
Ông Phạm Văn Diên - Phó Chủ tịch công đoàn Công ty thép Việt Nhật chia sẻ về cách bảo vệ môi trường tại công ty mình:

Trong quá trình sản xuất, lượng bụi phát sinh ra rất nhiều, chính vì vậy, Nhằm bảo đảm cho các hoạt động của công ty hiệu quả, khoa học, tiết kiệm, bảo vệ môi trường và an toàn lao động, công ty đã áp dụng công nghệ quản lý Kaizen, 5S của Nhật Bản, hệ thống quản lý ISO 14001:2015. Hiện, xung quanh các nhà máy, văn phòng của công ty được bao phủ bởi cây xanh, thảm cỏ có diện tích tới 2.180 m2. Các đường nội bộ, bãi để phế liệu hằng ngày được vệ sinh và phun rửa liên tục bằng xe phun chuyên dụng. Song song đó, các hệ thống thu gom nước thải, nước mưa đồng bộ, được xử lý bảo đảm các thông số theo quy định trước khi đổ vào hệ thống khu công nghiệp; hệ thống làm mát trong hoạt động sản xuất khép kín, tuần hoàn, không thải ra môi trường; hệ thống túi vải lọc bụi công nghệ tiên tiến, hiện đại đem lại hiệu quả cao nhất. Quản lý thu gom rác thải bằng hệ thống các thùng rác quy định phân loại bằng màu sắc trước khi đưa vào nhà chứa rác chung và được các đơn vị xử lý vào thu gom, vận chuyển định kỳ hằng tuần.

11h:

Chị Nguyễn Thị Phương Minh cán bộ phụ trách môi trường ở Công ty Regina Miracle Internation chia sẻ về những sáng kiến để góp phần bảo vệ môi trường ở công ty.
Chị Nguyễn Thị Phương Minh cán bộ phụ trách môi trường ở Công ty Regina Miracle Internation chia sẻ về những sáng kiến để góp phần bảo vệ môi trường ở công ty.

Chị Nguyễn Thị Phương Minh cán bộ phụ trách môi trường ở Công ty Regina Miracle Internation chia sẻ về những sáng kiến để góp phần bảo vệ môi trường ở công ty. Chị cho biết: Hiện tại công ty có 5 nhà máy số lượng lao động là hơn 5000 người lao động. Tại công ty đang sử dụng hệ thống đèn Led tiết kiệm điện và có công tắc bật điện đều ở chỗ ngồi của cán bộ cán bộ công nhân viên, mỗi người quản lý ở khu vực của mình. Công nhân viên ở công ty được đều sử dụng cốc riêng và ghi tên riêng của mỗi người, điều này hạn chế được chai nhựa ở trong quá trình sản xuất. Bên cạnh đó, Công ty có xây dựng thêm 2 nhà máy xử lý nước thải, nước sau khi được sẽ được sử dụng trong nhà vệ sinh để giảm lượng nước sử dụng. Xây dựng hệ thống năng lượng mặt trời ở nhà máy E. Trong năm 2021 Công ty Regina Miracle dự kiến xây dựng thêm 2 hệ thống năng lượng mặt trời nữa.

10h50:

Ông Đào Xuân Thu – Phó chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Yazaki Hải Phòng Việt Nam chia sẻ sáng kiến trong bảo vệ môi trường tại doanh nghiệp FDI.
Ông Đào Xuân Thu – Phó chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Yazaki Hải Phòng Việt Nam chia sẻ sáng kiến trong bảo vệ môi trường tại doanh nghiệp FDI. Ảnh: Tô Thế.

Ông Đào Xuân Thu – Phó chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Yazaki Hải Phòng Việt Nam chia sẻ sáng kiến trong bảo vệ môi trường tại doanh nghiệp FDI. Theo đó, công ty TNHH Yazaki Hải Phòng Việt Nam là doanh nghiệp vốn đầu tư Nhật Bản hoạt động tại KCN Nomura Hải Phòng. Công ty chuyên sản xuất dây dẫn điện trong ô tô, hiện tạo việc làm cho hơn 7.000 lao động. Với phương châm “Doanh nghiệp vì xã hội”, từ khi đi vào hoạt động đến nay, Công ty luôn chú trọng yếu tố bảo vệ môi trường, dùng nguyên vật liệu sản xuất thân thiện, không gây hại môi trường với môi trường. Đồng thời, có nhiều chính sách tiết kiệm nguyên vật liệu, giảm thiểu rác, chất thải rắn ra môi trường.

Cụ thể, công ty áp dụng một số chính sách tiết kiệm nguyên vật liệu, bảo vệ môi trường như sử dụng điện chiếu sáng khi cần thiết, lắp đặt hệ thống cửa tự động tại các nhà xưởng có trang bị hệ thống điều hòa. Cùng với đó, Công ty tuyên truyền để người lao động sử dụng túi tái chế, túi vải, túi sử dụng nhiều lần, hệ thống văn bản cập nhật, chuyển đến cán bộ, NLĐ chủ yếu qua mạng internet để giảm lượng giấy thải ra môi trường.

Công ty và công đoàn công ty phát động phong trào thi đua, khuyến khích người lao động sáng kiến, sáng tạo các đề tài nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm nguyên vật liệu, giảm chất thải trong quá trình sản xuất. Nhờ đó, hiệu quả sản xuất được cải thiện, mang lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp, cải thiện điều kiện làm việc tại từng nhà xưởng. Người lao động công ty nâng cao nhận thức được bảo vệ môi trường, thực hiện tốt các chính sách bảo vệ môi trường mà công ty, công đoàn triển khai, phát động.

10h47:

Anh Nguyễn Danh Bình, Tổ trưởng cơ khí, Phòng Bảo trì, Công ty cổ phần Việt Pháp sản xuất thức ăn gia súc Proconco Hải Phòng chia sẻ sáng kiến bảo vệ môi trường đã được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trao Bằng lao động sáng tạo.

Anh Nguyễn Danh Bình, Tổ trưởng cơ khí, Phòng Bảo trì, Công ty cổ phần Việt Pháp sản xuất thức ăn gia súc Proconco Hải Phòng nói về sáng kiến bảo vệ môi trường của mình. Ảnh: Tô Thế.
Anh Nguyễn Danh Bình, Tổ trưởng cơ khí, Phòng Bảo trì, Công ty cổ phần Việt Pháp sản xuất thức ăn gia súc Proconco Hải Phòng nói về sáng kiến bảo vệ môi trường của mình. Ảnh: Tô Thế.

Anh Bình kể: Hưởng ứng phong trào sáng kiến của công ty, trăn trở với thực tại của công ty. Trước đây, nồi hơi dùng nguyên liệu củi trấu ép, hệ thống lọc bụi khô khiến bụi phán tán rất nhiều, làm ô nhiễm môi trường khu vực nhà máy cũng như các đơn vị bạn. Nếu thay thế bằng hệ thống lọc bụi khác vị trí không gian nhà, kỹ thuật nồi hơi hiện hữu không cho phép và chi phí thay thế rất cao, lên đến 1,6 tỉ đồng. Anh đề xuất sáng kiến tận dụng hệ thống lọc bụi hiện tại và lắp thêm bể lọc bụi ướt. Đây là kiểu tách bụi khỏi khí xả bằng phương pháp ướt có hiệu quả cao, với hạt bụi có kích thước lớn, hiệu suất làm sạch khí tới 99%. Khí thải phát sinh ra từ lò hơi được dẫn qua thiết bị cyclone để tách tro bụi, muội than bằng tác dụng của lực ly tâm và trọng lực. Sau đó, lợi dụng sức đẩy của quạt ly tâm sẽ dẫn khí thải đi qua bể lọc ướt để loại bỏ triệt để thực thể tro bụi còn lại trước xả khí sạch ra môi trường tự nhiên. Nguyên lý hoạt động của buồng lọc bụi ướt là dòng khí xả sau khi ra khỏi quạt hút được đưa vào bể lọc bụi ướt, tại đây dòng khí được va đập vào các vách ngăn bố trí so le, nước trong bể sẽ lọc các hạt bụi còn lơ lửng và lắng xuống đáy, khí xả được làm sạch thoát ra môi trường tự nhiên thông qua ống khói. Sáng kiến được áp dụng từ tháng 1.2018 đến nay, giúp môi trường chung quanh nhà máy được cải thiện đáng kể. Đặc biệt, chi phí lắp thêm bể lọc bụi ướt chỉ hơn 300 triệu đồng, giúp tiết kiệm cho doanh nghiệp gần 1,3 tỉ đồng nếu phải đầu tư hệ thống lọc bụi mới.

10h30:

Hoạt động bảo vệ môi trường của công nhân trong các khu công nghiệp

Ông Nguyễn Hồng Quang - Phó Chủ tịch Công đoàn Khu kinh tế Hải Phòng chia sẻ về hoạt động bảo vệ môi trường của công nhân trong các khu công nghiệp. Ảnh: Tô Thế.
Ông Nguyễn Hồng Quang - Phó Chủ tịch Công đoàn Khu kinh tế Hải Phòng chia sẻ về hoạt động bảo vệ môi trường của công nhân trong các khu công nghiệp. Ảnh: Tô Thế.

Ông Nguyễn Hồng Quang – Phó Chủ tịch Công đoàn Khu kinh tế Hải Phòng chia sẻ những hoạt động cụ thể, thiết thực của công nhân lao động các khu công nghiệp trên địa bàn TP.Hải Phòng trong bảo vệ môi trường.

Hải Phòng hiện có 11/19 khu công nghiệp, khu kinh tế đi vào hoạt động với tổng số hơn 145.000 lao động. Xác định việc phát triển phải thực hiện trên cơ sở bền vững, đi đôi với bảo vệ môi trường, các cấp Công đoàn Khu kinh tế Hải Phòng phối hợp doanh nghiệp triển khai nhiều hoạt động góp phần cải thiện điều kiện làm việc, môi trường trong và ngoài nhà máy, bảo vệ sức khỏe NLĐ...

Hằng năm, Công đoàn khu kinh tế Hải Phòng phát động phong trào “Xanh sạch đẹp, bảo đảm ATVSLĐ, phòng chống cháy nổ” gắn với bảo vệ môi trường; phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo” gắn với giảm tiêu hao nguyên vật liệu, khí thải, chất thải ra môi trường. Các hoạt động CNLĐ vì môi trường được duy trì, triển khai trong nhiều năm. Mới đây, 179 CĐCS đồng loạt ra quân hưởng ứng Ngày đoàn viên công đoàn 21.7 với các hoạt động trồng cây, nhặt rác, dọn vệ sinh tại nơi làm việc, đi bộ vì môi trường, trình diễn thời trang từ vật liệu tái chế... thu hút sự tham gia của 102.225 CNLĐ. 152 CĐCS đề xuất với công ty triển khai thay thế toàn bộ chai nhựa đựng nước sử dụng một lần bằng bình thủy tinh tại hội trường, phòng họp, phòng làm việc, nhà ăn... giảm thiểu tối đa rác thải nhựa ra môi trường.

Các công đoàn cơ sở thuộc Công đoàn Khu kinh tế Hải Phòng phối hợp với doanh nghiệp triển khai chương trình bảo vệ môi trường theo đặc thù tại đơn vị mình: đề xuất doanh nghiệp trang bị đầy đủ các thiết bị, dụng cụ thu gom tập trung chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại; đăng hơn 1.350 tin, bài, tuyên truyền bảo vệ môi trường trên các bảng tin, trang mạng nội bộ các doanh nghiệp, tổ chức đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, huấn luyện về 5S, ý thức và kỹ năng xử lý rác thải, bảo vệ môi trường tới hàng chục nghìn lượt CNLĐ. Ngoài ra, thông qua phong trào thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo, mỗi năm, CNLĐ tại các khu công nghiệp trên địa bàn đóng góp từ 445-750 sáng kiến cải tiến/đơn vị với các giải pháp tối ưu, hợp lý hoá, được áp dụng tạo ra nhiều sản phẩm mới có chất lượng cao, cải thiện điều kiện làm việc, giảm thiểu ô nhiễm môi tr¬ường, tiết kiệm nguyên, nhiên, vật liệu như: Cải tiến, lắp dựng Hệ thống xếp phuy tự động lên giá, tự động xếp phuy dầu lên pallet và quấn màng bảo quản tự động làm lợi 8,5 tỉ đồng ; thiết kế hệ thống robot kiểm tra màn hình cảm ứng làm lợi 9,6 tỉ đồng, chế tạo đài dao tiện gia công chân vịt làm lợi 24,2 tỉ đồng… Phong trào lao động sáng tạo không chỉ góp phần đưa doanh nghiệp vượt qua khó khăn, nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững mà còn góp phần trong việc cải thiện điều kiện môi trường.

10h05:

Các tổ chức CĐ và CNLĐ nỗ lực bảo vệ môi trường

Bà Bùi Thị Ngọc – Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ TP.Hải Phòng phát biểu tại Diễn đàn. Ảnh: Tô Thế
Bà Bùi Thị Ngọc – Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ TP.Hải Phòng chia sẻ về nỗ lực của CNLĐ và tổ chức công đoàn trong công tác bảo vệ môi trường. Ảnh: Tô Thế

Chia sẻ về nỗ lực của tổ chức Công đoàn và CNLĐ Hải Phòng trong công tác bảo vệ môi trường, bà Bùi Thị Ngọc – Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ TP.Hải Phòng cho biết:

LĐLĐ TP.Hải Phòng hiện quản lý 2.817 CĐCS với gần 300.000 CNVCLĐ. Xác định môi trường là vấn đề toàn cầu, thời gian qua, LĐLĐ TP. Hải Phòng chủ động triển khai nhiều giải pháp nhằm phát huy vai trò của tổ chức công đoàn và CNLĐ thành phố tham gia bảo vệ môi trường. Cụ thể, các cấp công đoàn Hải Phòng chú trọng công tác tuyên truyền dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú, tổ chức các cuộc thi, diễn đàn, tọa đàm về bảo vệ môi trường; phối hợp cơ quan chuyên môn tổ chức hoạt động CNVCLĐ ra quân bảo vệ môi trường, trồng cây xanh, thu gom chất thải nhựa…. Tiêu biểu như hoạt động “Ngày thứ bảy xanh- Hành động vì môi trường” của công đoàn tại KCN Nam Đình Vũ; mô hình “Vườn rau Công đoàn” tại KCN VSIP. Một số CĐCS thực hiện phong trào tiết kiệm từ nguồn chi thường xuyên để trang bị thêm đồ dùng, sản phẩm thân thiện môi trường phục vụ CNLĐ thực hiện hoạt động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng tại doanh nghiệp được an toàn.

Hằng năm, LĐLĐ thành phố chủ trì và phối hợp với các ngành liên quan kiểm tra, giám sát tại các doanh nghiệp về thực hiện các chính sách pháp luật về môi trường, điều kiện làm việc an toàn, thân thiện, hợp vệ sinh cho CNLĐ. Thông qua hoạt động kiểm tra, giám sát, đã từng bước vận động chủ doanh nghiệp, người sử dụng lao động đầu tư đổi mới, nâng cấp các phương tiện, máy móc, thiết bị và ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào quá trình sản xuất; xây dựng, cải tạo nhà xưởng, tạo môi trường làm việc an toàn, hợp vệ sinh cho NLĐ.

LĐLĐ thành phố chỉ đạo các công đoàn cấp trên cơ sở hướng dẫn ký mới và ký lại gần 300 thỏa ước lao động tập thể có các điều khoản liên quan bảo vệ môi trường tại nơi làm việc; phát động các phong trào thi đua, động viên các CĐCS, đoàn viên, CNLĐ đăng ký các đề tài, sáng kiến gắn với việc bảo vệ môi trường, giảm thiểu biến đổi khí hậu, tiết kiệm nguyên, nhiên liệu trong sinh hoạt và lao động, sản xuất…. Qua việc triển khai đồng bộ các giải pháp, ý thức về bảo vệ môi trường của người sử dụng lao động và CNVCLĐ TP.Hải Phòng ngày càng được nâng cao. CNLĐ thành phố trở thành lực lượng quan trọng, tích cực trong các hoạt động bảo vệ môi trường, góp phần xây dựng Hải Phòng thành thành phố Cảng xanh, văn minh, hiện đại. Để phát huy hơn nữa vai trò công đoàn và CNVCLĐ trong công tác bảo vệ môi trường, các cấp công đoàn cần quan tâm hơn đến công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, kiến thức của NLĐ cũng như cộng đồng xã hội về công tác bảo vệ môi trường mà diễn đàn ngày hôm nay là một hoạt động thiết thực, cần được nhân rộng. Cùng với đó, phát triển, nhân rộng các mô hình tiêu biểu, điển hình trong công tác bảo vệ môi trường ở các các doanh nghiệp đã triển khai thực hiện hiệu quả; động viên, khen thưởng kịp thời nhằm thúc đẩy phong trào từ cơ sở và cá nhân CNLĐ…

9h15:

Chính sách của Nhà nước: Phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt

Ông Vũ Minh Lý - Phó Giám đốc Trung tâm truyền thông TNMT phát biểu tại Diễn đàn. Ảnh: Tô Thế
Ông Vũ Minh Lý - Phó Giám đốc Trung tâm truyền thông TNMT phát biểu tại Diễn đàn. Ảnh: Tô Thế

Trình bày ý kiến tại Diễn đàn, ông Vũ Minh Lý – Phó Giám đốc Trung tâm truyền thông TNMT, Bộ TN&MT – cho biết: Trước những thách thức về môi trường và biến đổi khí hậu (BĐKH), yêu cầu bảo đảm phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường (BVMT), ứng phó với BĐKH càng trở nên cấp thiết, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 136/NQ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 về phát triển bền vững trong đó có nội dung quan điểm: “Phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển đất nước; kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội và bảo vệ tài nguyên, môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội và bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền quốc gia. Việc xây dựng, thực hiện các chiến lược, chính sách, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội phải đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững...

8h40:

Thực trạng: Bộ máy quản lý nhà nước về môi trường còn mỏng

Bà Đỗ Thị Hương – Phó chi cục trưởng chi Cục Bảo vệ môi trường – Sở TNMT Hải Phòng
Bà Đỗ Thị Hương – Phó chi cục trưởng chi Cục Bảo vệ môi trường – Sở TNMT Hải Phòng phát biểu tại Diễn đàn. Ảnh: Tô Thế.

Nói về những thách thức trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và định hướng phát triển bền vững của Đảng, Nhà nước ta, bà Đỗ Thị Hương – Phó chi cục trưởng chi Cục Bảo vệ môi trường – Sở TNMT Hải Phòng cho biết:

Về vấn đề thu, xử lý chất thải nguy hại tổng hợp kết quả báo cáo năm 2019 của 466 cơ sở gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường cho thấy, tổng lượng chất thải nguy hại phát sinh khoảng 15.000 tấn; tổng lượng chất thải nguy hại được thu gom, xử lý chiếm 95,34 % lượng chất thải nguy hại phát sinh; phần còn lại được các chủ nguồn thải lưu giữ tại cơ sở và chưa thực hiện chuyển giao cho đơn vị có chức năng thu gom, xử lý do lượng chất thải nguy hại phát sinh quá ít.

Tại Hải Phòng hiện nay 7 đơn vị được Tổng cục Môi trường cấp phép hành nghề vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại. Hầu hết các doanh nghiệp chuyển giao chất thải nguy hại cho 7 đơn vị này và một số ít doanh nghiệp hợp đồng với đơn vị ngoài thành phố để thu gom, xử lý chất thải nguy hại. Tuy nhiên, số lượng các cơ sở chấp hành báo cáo định kỳ về công tác quản lý chất thải còn rất ít so với số lượng doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn thành phố.

Về vấn đề thu gom, xử lý nước thải vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa tách triệt để nước mưa và nước thải, vì vậy hiệu quả xử lý nước thải chưa cao. Bên cạnh đó, nhiều làng nghề chưa có hệ thống xử lý nước thải. Một số doanh nghiệp có chỉ tiêu trong nước thải vượt quy chuẩn cho phép. Năm 2019, Tổng cục Môi trường đã ban hành Quyết định xử phạt Công ty Cổ phần Đầu tư bất động sản Minh Phương 1.126.405.000 đồng; phạt Công ty TNHH Liên hợp Đầu tư Thâm Việt (KCN An Dương) 712.405.000 đồng; phạt Công ty Cổ phần Tập Đoàn Sao Đỏ (KCN Nam Đình Vũ I) 320.000.000 đồng.

Về vấn đề thu gom, xử lý rác thải vài doanh nghiệp thực hiện chưa tốt việc thu gom, xử lý khí thải, chưa giám sát chặt chẽ các thiết bị xử lý môi trường để xảy ra sự cố môi trường. Điển hình là vụ việc cháy túi lọc bụi xảy ra năm 2018 của Công ty Cổ phần Thép Việt Nhật ảnh hưởng tới giáo viên, học sinh trường THCS Quán Toan và nhân dân khu vực. Công ty Cổ phần Thép Việt Nhật đã thực hiện khắc phục kịp thời.

Tiếp theo, vụ việc hỏng động cơ quạt hút năm 2019 của Công ty Cổ phần Thương mại đầu tư Tân Hương ảnh hưởng lớn tới nhân dân khu vực. Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Quyết định xử phạt 15.000.000 đồng và yêu cầu Công ty Cổ phần Thương mại đầu tư Tân Hương thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả.

Nhìn chung công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, bên cạnh đó còn một số tồn tại nhất định. Ví dụ như ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường của các cơ sở còn kém, nhận thức trách nhiệm bảo vệ môi trường chưa cao. Còn nhiều doanh nghiệp thực hiện công tác bảo vệ môi trường theo hình thức chống đối, chưa nghiêm túc.

Cùng với đó, cán bộ phụ trách công tác bảo vệ môi trường tại các doanh nghiệp hầu hết không có chuyên môn về bảo vệ môi trường. Kính phí xử lý nước thải, khí thải rất lớn vì vậy các doanh nghiệp lẩn tránh trách nhiệm.

Bộ máy quản lý nhà nước về môi trường chưa tương xứng với phát triển kinh tế hiện nay, cán bộ cấp xã, cấp huyện quá mỏng, ít cọ sát thực tế nên việc tham mưu về quản lý môi trường cấp địa phương chậm được thực hiện. Trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về môi trường còn nhiều hạn chế.

Một vài giải pháp được Cục Bảo vệ môi trường đưa ra đối với doanh nghiệp, các doanh nghiệp nên quan tâm đến ba nhóm giải pháp: nhận thức, năng lực tài chính, bộ máy quản lý môi trường.

Đối với cơ quan chuyên môn Quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường: Để thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố, Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp tục phối hợp các cơ quan liên quan và chính quyền địa phương tăng cường rà soát, kiểm tra, giám sát, tuyên truyền, hướng dẫn các cơ sở thực hiện đúng và đầy đủ các quy định pháp luật bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn liên quan; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường. Ngay sau khi Luật bảo vệ môi trường năm 2020 (sửa đổi) có hiêu lực thi hành, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ khẩn trương triển khai, hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện đồng thời duy trì kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường tại các cơ sở trên địa bàn, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường.

8h20:

Diễn đàn chính thức khai mạc

Diễn đàn “Công nhân lao động vì môi trường năm 2020”.
Toàn cảnh Diễn đàn “Công nhân lao động vì môi trường năm 2020”. Ảnh: Tô Thế

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, ông Vũ Minh Lý – Phó Giám đốc Trung tâm truyền thông Tài nguyên Môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) - cho biết: Những năm qua, Bộ TN&MT đã nhận được sự ủng hộ, tham gia phối hợp của các tổ chức chính trị - xã hội trong đó có Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trong công tác bảo vệ môi trường và đã tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của đông đảo quần chúng nhân dân đặc biệt là người lao động tại các doanh nghiệp.

Ông Vũ Minh Lý - Phó Giám đốc Trung tâm truyền thông Tài nguyên Môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường - phát biểu tại Diễn đàn.
Ông Vũ Minh Lý - Phó Giám đốc Trung tâm truyền thông Tài nguyên Môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường - phát biểu tại Diễn đàn. Ảnh: Tô Thế

Tiếp nối các Diễn đàn CNLĐ vì môi trường tổ chức hàng năm từ 2018 tới nay, Diễn đàn "Công nhân lao động vì môi trường năm 2020” nhằm trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý môi trường và tăng cường vai trò, trách nhiệm của các tổ chức công đoàn, người lao động trong việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và ứng phó với biến đổi khí hậu. Diễn đàn là cơ hội để các nhà quản lý về môi trường, tổ chức công đoàn, doanh nghiệp và người lao động cùng tìm ra các giải pháp hiệu quả trong bối cảnh ô nhiễm môi trường đang diễn ra phức tạp, đặc biệt tại các khu chế xuất, khu công nghiệp. Hôm nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Báo Lao Động tổ chức diễn đàn ‘Công nhân lao động vì môi trường năm 2020” nhằm trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý môi trường và tăng cường vai trò, trách nhiệm của các tổ chức công đoàn, người lao động trong việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và ứng phó với biến đổi khí hậu. Diễn đàn sẽ là cơ hội để các nhà quản lý về môi trường, tổ chức công đoàn, doanh nghiệp và người lao động cùng tìm ra các giải pháp hiệu quả trong bối cảnh ô nhiễm môi trường đang diễn ra phức tạp, đặc biệt tại các khu chế xuất, khu công nghiệp.

Bà Phạm Thị Huệ - Giám Đốc TTHT-TT Báo Lao Động Phát biểu khai mạc.
Bà Phạm Huệ - Giám Đốc TTHT-TT Báo Lao Động phát biểu khai mạc. Ảnh: Tô Thế

Trước đó, tuyên bố lý do tổ chức Diễn đàn, bà Phạm Huệ - Giám đốc trung tâm Hợp tác truyền thông, Báo Lao Động - cho biết: Ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên thiên nhiên và biến đổi khí hậu đang ngày càng diễn biến phức tạp đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ ngành, các đơn vị/tổ chức, giữa Nhà nước và nhân dân. Diễn đàn được tổ chức hôm nay với kỳ vọng tìm ra các giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy quá trình sản xuất và tiêu dùng bền vững tại Hải Phòng nói riêng và cả nước nói chung, triển khai thực hiện Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh

Ảnh: Tô Thế

-7h55:

Tới tham dự Chương trình Diễn đàn, về phía Bộ Tài nguyên và Môi trường, có các ông bà: Vũ Minh Lý, Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường; bà Đỗ Thị Hương - Phó chi cục trưởng chi Cục Bảo vệ môi trường – Sở TNMT Hải PhòngTNMT Hải Phòng.

Về phía Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và báo Lao Động có: ông Nguyễn Ngọc Hiển - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, Bí thư Đảng ủy, Tổng biên tập báo Lao Động; bà Bùi Thị Ngọc – Phó Chủ tịch Thường trực Liên đoàn lao động thành phố Hải Phòng và đại diện các đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên môi trường; Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; lãnh đạo các Sở, ban, ngành thành phố Hải Phòng, Liên đoàn Lao động thành phố, Lãnh đạo các tổ chức chính trị thành phố; Đại diện tổ chức công đoàn thuộc các Ban quản lý khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn thành phố; Đại diện tổ chức Công đoàn, đoàn viên công đoàn các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng; Các đoàn viên công đoàn tiêu biểu là người lao động có đóng góp cho công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố; Lãnh đạo một số doanh nghiệp trên địa bàn thành phố; Cán bộ làm công tác môi trường thuộc các quận/huyện;

Tăng cường vai trò của các tổ chức CĐ trong việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường

Diễn đàn “Công nhân lao động vì môi trường năm 2020” là cơ hội trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý môi trường và tăng cường vai trò, trách nhiệm của các tổ chức công đoàn, người lao động trong việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và ứng phó với biến đổi khí hậu. Diễn đàn cũng là dịp để các nhà quản lý về môi trường, tổ chức công đoàn, doanh nghiệp và người lao động cùng tìm ra các giải pháp hiệu quả trong bối cảnh ô nhiễm môi trường đang diễn ra phức tạp, đặc biệt tại các khu chế xuất, khu công nghiệp…

Đặc biệt tại diễn đàn, lần đầu tiên Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua ngày 17.11.2020, có hiệu lực từ ngày 1.1.2022 sẽ được Bộ Tài nguyên và Môi trường chính thức tuyên truyền trực tiếp tới đông đảo người lao động và các chủ doanh nghiệp. Các ý kiến đưa ra tại diễn đàn sẽ được tiếp thu để triển khai công tác tuyên truyền Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả hơn khi đi vào thực tiễn.

Nhóm phóng viên
TIN LIÊN QUAN

LĐLĐ Đà Nẵng: Gần 300 công nhân lao động được tuyên truyền pháp luật

Tường Minh |

LĐLĐ Đà Nẵng tổ chức hội nghị tuyên truyền pháp luật cho gần 300 công nhân lao động của Công ty TNHH Điện tử Foster Đà Nẵng, thuộc Công đoàn Khu công nghệ cao & các khu công nghiệp Đà Nẵng.

Các công đoàn cơ sở thi trồng cây xanh “vì môi trường xanh”

Nam Dương |

LĐLĐ Quận Gò Vấp, TPHCM vừa tổ chức hội thi trồng cây xanh, chủ đề “Vì môi trường xanh”.

Diễn đàn Công nhân lao động vì môi trường

Nhóm phóng viên |

Ngày 25.12 tại Hà Nội, Diễn đàn “Công nhân lao động, doanh nghiệp vì môi trường lần thứ 2” khai mạc. Diễn đàn do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Bộ Tài nguyên Môi trường chủ trì, Báo Lao Động và Trung tâm truyền thông Bộ Tài nguyên Môi trường phối hợp tổ chức.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Chờ đợi cuộc tái cấu trúc trên thị trường bất động sản

ANH HUY |

Ở góc độ tích cực, bối cảnh trầm lắng, tắc thanh khoản của thị trường bất động sản (BĐS) trong nhiều tháng qua thúc đẩy cuộc tái cấu trúc trên thị trường mạnh mẽ hơn. Không chỉ doanh nghiệp cơ cấu lại sản phẩm, mà nhà đầu tư cũng dần tiệm cận với cách thức đầu tư lành mạnh và tầm nhìn dài hạn. 

LĐLĐ Đà Nẵng: Gần 300 công nhân lao động được tuyên truyền pháp luật

Tường Minh |

LĐLĐ Đà Nẵng tổ chức hội nghị tuyên truyền pháp luật cho gần 300 công nhân lao động của Công ty TNHH Điện tử Foster Đà Nẵng, thuộc Công đoàn Khu công nghệ cao & các khu công nghiệp Đà Nẵng.

Các công đoàn cơ sở thi trồng cây xanh “vì môi trường xanh”

Nam Dương |

LĐLĐ Quận Gò Vấp, TPHCM vừa tổ chức hội thi trồng cây xanh, chủ đề “Vì môi trường xanh”.

Diễn đàn Công nhân lao động vì môi trường

Nhóm phóng viên |

Ngày 25.12 tại Hà Nội, Diễn đàn “Công nhân lao động, doanh nghiệp vì môi trường lần thứ 2” khai mạc. Diễn đàn do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Bộ Tài nguyên Môi trường chủ trì, Báo Lao Động và Trung tâm truyền thông Bộ Tài nguyên Môi trường phối hợp tổ chức.