Diễn đàn “Công nhân lao động vì môi trường" lần thứ nhất

Nhóm PV |

Với mục đích tăng cường vai trò của các tổ chức công đoàn, người lao động trong hoạt động giám sát việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và ứng phó với biến đổi khí hậu, ngày 5.9 tại Hà Nội, Báo Lao Động phối hợp với Trung tâm Truyền thông Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn “Công nhân lao động vì môi trường" lần thứ nhất.

10h30: Ông Phan Văn Anh - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát biểu bế mạc diễn đàn: Sau một buổi sáng làm việc khẩn trương, nghiêm túc, diễn đàn “Công nhân lao động vì môi trường” đã thành công tốt đẹp. Qua diễn đàn, chúng ta đã thống nhất một số nội dung:

Thức nhất là vai trò của tổ chức công đoàn. Thứ 2 là về công tác giám sát bảo vệ môi trường trong các cơ quan, doanh nghiệp, chia sẻ kinh nghiệm, cách làm hay của tổ chức công đoàn trong việc giám sát thực hiện bảo vệ môi trường.

Đặc biệt, trong diễn đàn hôm nay, chúng ta cũng đã lựa chọn được 22 tập thể, 23 cá nhân có đóng góp, góp phần vào sự lan toả việc bảo vệ môi trường.

Việc bảo vệ môi trường rất quan trọng cũng như nhận thức của mỗi người. Để thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường, cần nâng cao ý thức trách nhiệm của người lao động, đặc biệt là các chủ doanh nghiệp, cơ quan quản lý trong việc thực hiện kiểm tra giám sát cấp giấy phép.

Vấn đề ý thức trách nhiệm của công nhân lao động trong việc bảo vệ môi trường, cần sự tham gia giám sát trong doanh nghiệp, trong cộng đồng để thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường.

10h10: Nằm trong khuôn khổ Diễn đàn "Công nhân vì môi trường", đã diễn ra Lễ trao giải "Công nhân lao động vì môi trường" lần thứ nhất, nhằm tôn vinh những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác bảo vệ môi trường.

Sau một thời gian tích cực triển khai từ tháng 5.2018, Liên đoàn Lao động các địa phương đã tổ chức bình chọn những tập thể, cá nhân tiêu biểu, có đóng góp tích cực trong công tác bảo vệ môi trường. Từ hơn 400 hồ sơ tập thể và các nhân đề nghị xét thưởng trên cả nước, Hội đồng bình xét do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì đã lựa chọn 22 tập thể và 23 cá nhân có thành thành tích xuất sắc trong công tác bảo vệ môi trường để trao bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà.

10h15: Bà Nguyễn Thị Yến – Phó Vụ trưởng Vụ Thi đua khen thưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đọc quyết định Về việc phê duyệt kết quả xét chọn danh hiệu “Công nhân lao động vì môi trường” năm 2018.

22 tập thể gồm:

- Công đoàn Tổng Công ty Sông Thu

- Công đoàn Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích huyện Bình Chánh

- Công đoàn Công ty TNHH MTV Môi trường và Công trình đô thị Hưng Yên

- Công đoàn Công ty Cổ phần Phát triển Xín Mần

- Công đoàn Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố Đô Huế

- Công đoàn Ban Quản lý khu bảo tồn Sao La

- Công đoàn Công ty Cổ phần Cấp nước và xây dựng Di Linh

- Công đoàn Trường Trung học cơ sở trị trấn Sao Vàng

- Công đoàn Công ty TNHH MTV Thủy Lợi Bắc Nghệ An

- Công đoàn Công ty Cổ phàn Môi trường và Dịch vụ đô thị Sơn La, Chi nhánh Thuận Châu

- Công đoàn Công ty Điện lực Nghệ An

- Công đoàn Công ty TNHH Lavie

- Công đoàn Công ty TNHH Thương mại MIDO

- Công đoàn Công ty cổ phần may và thương mại Kim Sơn

- Công đoàn Công ty cổ phần nước sạch Thái Nguyên

- Công đoàn cơ sở Công ty cổ phần phát triển năng lượng Đông Nam Á

- Công đoàn Trường phổ thông dân tộc nội trú Thông Nông

- Công đoàn Công ty TNHH FrieslandCampina Hà Nam (FCH)

- Công đoàn Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Cần Giờ

- Công đoàn Nhà máy Z121

- Công đoàn Nhà máy Z183

- Công đoàn Công ty cổ phần Dược - Trang thiết bị y tế Bình Định

23 cá nhân gồm:

- Ông Nguyễn Xuân Vịnh - Phòng Kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Đa khoa cao su Bình Long

- Ông Thạch Thanh Hon - Xí nghiệp Môi trường - Công ty Cổ phần Công trình Đô thị Sóc Trăng

- Bà Nguyễn Thị Phương Thảo - Trung tâm kiểm soát bệnh tật Bắc Ninh.

- Ông Nguyễn Văn Thảo - Trường Trung học cơ sở Đinh Lạc

- Ông Đào Tuấn Anh - Công ty Trách nhiệm hữu hạn giầy Venus Việt Nam

- Ông Trần Hữu Long - Viện Môi trường, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam

- Ông Lò Văn Bước - Ủy ban Nhân dân xã Mường Trai

- Bà Phạm Nguyễn Hải Yến - Công ty Điện lực Dầu khí Hà Tĩnh

- Bà Phạm Thị Thắm - Trung tâm vệ sinh môi trường đô thị huyện Yên Mô

- Ông Trần Văn Trám - Công ty cổ phần phát triển năng lượng Đông Nam Á

- Bà Đào Thị Đoàn - Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị tỉnh Lào Cai

- Ông Đặng Văn Bé Sáu - Công ty cổ phần cấp nước và Môi trường đô thị Đồng Tháp

- Bà Trần Thị Nguyên - Trường Trung học cơ sở Đồng Phú

- Ông Lê Thúc Định - Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và Phát triển sinh vật

- Bà Nguyễn Thị Chiến - Trung tâm Du lịch Phong Nha -  Kẻ Bàng

- Ông Dương Tấn Công - Công ty thủy điện Sông Tranh

- Ông Nguyễn Thượng Hiền - Công ty Điện lực Nghệ An

- Ông Đỗ Đức Việt - Công ty cổ phần cơ khí nông nghiệp và xây dựng Điện biên

- Bà Hồ Thị Trung - Nhà máy Z114

- Ông Bùi Quốc Đại - Nhà máy Z121

- Ông Trần Đức Hùng - Viện hóa học Môi trường Quân sự

- Bà Nguyễn Thị Kim Mỹ - Trường Mầm non Thị Trấn Phước Long

- Ông Lê Quốc Toàn - Trường THCS Lý Thường Kiệt (tỉnh Sóc Trăng)

 
 

10h05: Chị Trần Thị Nguyên đến từ THCS Đồng Phú (Đồng Hới, Quảng Bình) chia sẻ: Năm học vừa qua, trường chúng tôi đã nhận được chỉ đạo trong công tác chống rác thải nhựa. Trường đã phối hợp với các sở ban ngành cùng nâng cao ý thức của học sinh về ý thức bảo vệ môi trường, chống rác thải nhựa.

Chị Trần Thị Nguyên, trường THCS Đồng Phú. Ảnh: Ngô Cường
Chị Trần Thị Nguyên, trường THCS Đồng Phú. Ảnh: Ngô Cường

10h: Anh Phan Văn Trung - Công đoàn Ban quản lý Rừng phòng hộ Cần Giờ (TPHCM): Trong công tác quản lý, bảo vệ hệ sinh thái rừng ngập mặn - khu dự trữ sinh quyển đầu tiên của Việt Nam với diện tích trên 70.000 ha, trong đó diện tích rừng lâm nghiệp là 35.000ha, chiếm 1/6 diện tích tự nhiên của Sài Gòn, về phía công đoàn luôn phối hợp với tổ chức chính quyền, đặc biệt là các hộ dân để quản lý tốt diện tích rừng hiện có.

Anh Phan Văn Trung - Công đoàn Ban quản lý Rừng phòng hộ Cần Giờ.
Anh Phan Văn Trung - Công đoàn Ban quản lý Rừng phòng hộ Cần Giờ.

Năm 2019, Thành uỷ phát động phong trào hành động giảm thiểu rác thải nhựa và rác thải dưới sông, rạch. Qua đó, Huyện uỷ Cần Giờ đã triển khai vận động đến các hộ dân. Hàng tháng tổ chức thu gom rác thải nhựa trên tuyến kênh rạch, lập quỹ kế hoạch nhỏ Nguyễn Đức Cảnh để chăm lo cho các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn, kết hợp với tiền dóng góp của công nhân viên.  Năm 2019, chúng tôi đã lo được 42 suất, trong đó 12 suất học bổng Nguyễn Đức Cảnh.

Hàng tuần, chúng tôi có "Thứ tư - môi trường sạch" tại các chốt bảo vệ rừng. Để bảo vệ 35.000 ha rừng, công đoàn thành lập 12 công đoàn cơ sở, có 87 viên chức, đồng thời có 140 đoàn viên là hộ dân giữ rừng.

Bảo vệ môi trường chung của TPHCM và Cần Giờ, chúng tôi đã thành lập 24 câu lạc bộ yêu thiên nhiên tại các trường THPT, THCS để sinh hoạt hàng tuần và tổ chức hội thi cho các học sinh; đồng thời thành lập 7 câu lạc bộ biến đổi khí hậu, mỗi câu lạc bộ có sự tham gia của 25-40 phụ nữ tại địa phương.

Song song với đó, chúng tôi cùng với lãnh đạo đơn vị ký kết với Sở Du lịch đưa chương trình bảo vệ môi trường vào chương trình học của học sinh thành phố dịp hè.

9h57: Đại diện công đoàn đến từ một nhà máy quốc phòng đã chia sẻ kinh nghiệm về hoạt động bảo vệ môi trường tại đơn vị. Theo ông Đỗ Văn Đoàn – Công đoàn nhà máy Z183 đóng trên địa bàn tỉnh Yên Bái, vấn đề môi trường làm việc luôn được lãnh đạo quan tâm. Vấn đề an toàn lao động được chú trọng. Hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn và được đánh giá định kỳ của Sở Tài nguyên và Môi trường Yên Bái.

Ông Đỗ Văn Đoàn – Công đoàn nhà máy Z183. Ảnh: Ngô Cường
Ông Đỗ Văn Đoàn – Công đoàn nhà máy Z183. Ảnh: Ngô Cường

9h55: Anh Đào Tuấn Anh - đại diện Công đoàn Công ty giày Venus Việt Nam: Tập đoàn Hồng Thu đã giải quyết việc làm cho gần 300.000 lao động. Tôi thấy với tiêu chuẩn đơn hàng Châu Âu, tập đoàn đáp ứng tốt; tuy nhiên khi làm việc với người nước ngoài đều dựa trên tiêu chuẩn pháp luật của Việt Nam, nhưng hiện tại, hệ thống bảo trì, bảo dưỡng về xử lý nước thải chưa có quy định rõ ràng. Chúng tôi mong sau này sẽ được hướng dẫn về chế độ xử lý nước thải.

Anh Đào Tuấn Anh - Đại diện Công đoàn Công ty giày Venus Việt Nam.
Anh Đào Tuấn Anh - Đại diện Công đoàn Công ty giày Venus Việt Nam.

- Ông Hoàng Văn Thức - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường: Trong Luật Bảo vệ môi trường cũng đã có các quy định về hệ thống xử lý nước thải. Trong vận hành, có quy trình bảo dưỡng, theo thiết kế của kỹ thuật. Đề nghị nếu doanh nghiệp chưa có quy định vận hành chuẩn sẽ phải xây dựng nội dung này. Khi các cơ quan kiểm tra đều xem xét quy trình vận hành và đưa ra một quy trình chuẩn.

9h50: Đại diện đến từ Công đoàn Công ty Sông Thu (Bộ Quốc phòng) - bà Nguyễn Diệu Nga đã chia sẻ những công việc cụ thể tại đơn vị mình để đảm bảo môi trường an toàn.

Theo bà Nga, Công ty Sông Thu chuyên trong lĩnh vực đóng tàu và có cơ sở tại Đà Nẵng, đơn vị luôn có ý thức đảm bảo vệ sinh môi trường doanh nghiệp và môi trường xung quanh. Môi trường sản xuất luôn đảm bảo xanh sạch đẹp, rác thải thu gom, quản lý theo đúng quy định.

9h45: Ông Nguyễn Hoàng Lâm - Công đoàn Công ty Friesland Campina, Hà Nam:  Chúng tôi đang có mục tiêu không rác thải chôn lấp. Để đảm được mục tiêu, phải phân loại rác thải làm 3 loại.

Ông Nguyễn Hoàng Lâm - Công đoàn Công ty Friesland Campina, Hà Nam. Ảnh: Ngô Cường
Ông Nguyễn Hoàng Lâm - Công đoàn Công ty Friesland Campina, Hà Nam. Ảnh: Ngô Cường

Tuy nhiên chúng tôi gặp khó khăn khi rác sinh hoạt đang được đốt. Công ty chúng tôi đang tìm các đơn vị công tác để tái chế rác làm phân vi sinh, mục đích làm giảm lượng rác đốt và chôn lấp. Tuy nhiên miền Bắc rất ít đơn vị có thể làm được. Mong Bộ Tài nguyên và Môi trường hỗ trợ phát triển các đơn vị tái chế để giảm thiểu lượng rác và chôn lấp.

9h35: Ông Hoàng Huy Long - Công đoàn Công ty môi trường đô thị Sơn La: Tôi xin đề xuất 2 nội dung: Thứ nhất, hiện môi trường đang bị đe doạ nặng nề, những gì chúng ta đang đọc, nghe thấy hàng ngày chỉ là số nhỏ. Tôi đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường và cơ quan chức năng siết chặt lại việc quản lý môi trường.

Ông Hoàng Huy Long - Công đoàn Công ty môi trường đô thị Sơn La. Ảnh: Ngô Cường
Ông Hoàng Huy Long - Công đoàn Công ty môi trường đô thị Sơn La. Ảnh: Ngô Cường

Thứ hai, cần quan tâm đến môi trường vùng sâu, vùng xa. Đơn cử như ở tỉnh Sơn La, tình trạng bán thuốc bảo vệ thực vật tràn lan đang xảy ra; tình trạng người dân sử dụng hàng nhái, hàng kém chất lượng thường xuyên xảy ra… Thuốc bảo vệ thực vật bán tràn lan, trong khi người dân sử dụng vô tội vạ, khi phun thuốc thì không sử dụng dụng cụ bảo hộ lao động. Tình trạng vứt rác thải, súc vật chết ra sông, suối vẫn tồn tại.

9h25: Ông Nguyễn Huy Thông – Phó Chủ tịch Công đoàn Công nghiệp Hoá chất Việt Nam chia sẻ vấn đề đảm bảo an toàn môi trường.

Theo ông Thông, ngành hoá chất hiện có một số lĩnh vực chính như sản xuất caosu, phân bón, thuốc trừ sâu, khai khoáng... Các ngành nghề toát lên sự ô nhiễm, tiềm ẩn sự ô nhiễm. Nhận thức được sự nguy hiểm của ngành nghề này nên các cấp, không riêng gì công đoàn đều quan tâm đến vấn đề môi trường. Tập đoàn Hoá chất Việt Nam rất quan tâm đến vấn đề môi trường, với nhiều văn bản liên quan đến môi trường được ban hành, các đồng chí lãnh đạo cũng đã có những chỉ đạo sát về vấn đề liên quan đến môi trường.

Hàng năm, Tập đoàn Hoá chất Việt Nam tổ chức diễn tập sự cố hoá chất. Chính vì vậy, nhiều năm qua – năm nay kỉ niệm 50 năm ngành Hoá chất Việt Nam – may mắn chưa xảy ra sự cố nào về hoá chất.

Chúng tôi phối hợp với Tập đoàn Hoá chất Việt Nam tham gia hội đồng chuyên trách về an toàn, tổ chức thi đua xanh sạch đẹp, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động...

Tập đoàn Hoá chất Việt Nam phát động phong trào xanh sạch đẹp đến từng cơ sở và đưa ra tiêu chí cụ thể, không phát động chung chung, như người lao động sản xuất ngăn nắp, không khạc nhổ ra môi trường, không hút thuốc lá...

Hàng năm, chúng tôi mở các lớp tập huấn vệ vệ sinh môi trường với yêu cầu có chủ tịch công đoàn tham gia. Các lớp tập huấn quan tâm đến chăm sóc sức khoẻ người lao động, giữa gìn vệ sinh môi trường doanh nghiệp; Mỗi tháng phát động một ngày chủ nhật xanh. Nhờ đó, công tác môi trường của chúng tôi được đảm bảo; người lao động mắc bệnh nghề nghiệp giảm, số ca mắc mới không tăng.

9h20: Ông Đỗ Trần Hải - Viện trưởng Viện Khoa học An toàn vệ sinh lao động cho rằng môi trường lao động an toàn là vấn đề mà trong thời gian tới, tổ chức công đoàn cần nâng cao trong hoạt động, sản xuất. Ông Hải đã nêu ra một vài cơ sở lao động đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường, trong đó có ngành hoá chất.

9h09: Ông Trương Công Đại - Chi Cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Giang: Tỉnh Bắc Giang cũng kí nghị quyết giữa Liên đoàn Lao động tỉnh và Sở Tài nguyên và Môi trưởng. Hàng năm chúng có những đợt phối hợp tập huấn, tuyên truyền, ra quân để nâng cao nhận thức, ý thức, nâng cao sự chủ động quan tâm bảo vệ môi trường với cộng đồng.

Ngày lễ về môi trường, chiến dịch làm thế giới sạch hơn… là những hoạt động thuường xuyên định kì hàng năm. Hiện, trên địa bàn tỉnh có 8.500 doanh nghiệp, chủ yếu là vừa và nhỏ  nhưng thu hút khá nhiều công nhân, trong đó, chúng tôi quan tâm đến việc bảo vệ chất lượng môi trường sống cho chính công nhân trong doanh nghiệp.

Công nhân lao động, cống hiến cho doanh nghiệp cả ngày lẫn đêm, nhưng nhiều doanh nghiệp xả thải về đêm nhiều hơn ban ngày. Người công nhân phải chịu đựng, phản ứng lại điều này như thế nào, có thực sự mạnh mẽ?

Chúng tôi đã tập huấn phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh để nâng cao nhận thức để giải quyết vấn đề...

9h05: Bà Chu Thị Xuân Hảo - Trưởng ban Tuyên giáo nữ công Liên đoàn Lao động tỉnh Thái Nguyên nêu ý kiến: "Trong những năm qua, tỉnh Thái Nguyên thực hiện thu hút đầu tư nên đời sống việc làm của công nhân lao động đã được nâng cao. Trên địa bản tỉnh, có khoảng 215.000 công nhân viên chức lao động,  trong đó có trên 100.000 đoàn viên sinh hoạt tại các công đoàn cơ sở.

Ngoài việc thực hiện chức năng của công đoàn về bảo vệ quyền lợi của người lao động, vấn đề đảm bảo môi trường làm việc cũng như trách nhiệm của công nhân viên chức trong công tác bảo vệ môi trường cũng được quan tâm.

Bà Chu Thị Xuân Hảo - Trưởng ban Tuyên giáo nữ công Liên đoàn Lao động tỉnh Thái Nguyên
Bà Chu Thị Xuân Hảo - Trưởng ban Tuyên giáo nữ công Liên đoàn Lao động tỉnh Thái Nguyên

Thực hiện chỉ đạo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về các vấn đề đảm bảo môi trường cho công nhân viên chức lao động, Liên đoàn Lao động Thái Nguyên phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức lễ phát động vì môi trường: “Ô nhiễm không khí và hành động của chúng ta”, “Phong trào chống rác thải nhựa”.

Liên đoàn Lao động tỉnh cũng phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tuyên truyền đặc biệt với các bà nội trợ như đi chợ không sử dụng túi  nilông.

Các vấn đề về công tác tuyên truyền, chúng tôi đã tuyên truyền trực tiếp, đặc biệt đối với Công ty Samsung Thái Nguyên. Hàng tháng, các tổ đội tư vấn trực tiếp xuống cùng công đoàn công ty vì đây là đơn vị có trên 70.000 công nhân viên chức lao động".

Các đại biểu tham gia Diễn đàn “Công nhân lao động vì môi trường” lần thứ nhất. Ảnh: Ngô Cường
Các đại biểu tham gia Diễn đàn “Công nhân lao động vì môi trường” lần thứ nhất. Ảnh: Ngô Cường

8h45: Ông Đỗ Trần Hải - Viện trưởng Viện Khoa học An toàn vệ sinh lao động Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát biểu: "Tôi rất vui khi được tham gia diễn đàn có ý nghĩa này. Đối với tổ chức công đoàn, chúng tôi tập trung tuyền truyền nâng cao ý thức, từ ý thức chuyển thành hành động của người lao động, của các cấp công đoàn. Bên cạnh đó, tổ chức công đoàn lồng ghép chương trình xanh sạch đẹp do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động, đưa thành nội dung huấn luyện an toàn vệ sinh lao động, tuyên truyền trách nhiệm của doanh nghiệp, của người lao động với bảo vệ môi trường…

Ông Đỗ Trần Hải - Viện trưởng Viện Khoa học An toàn vệ sinh lao động Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Ảnh: Ngô Cường
Ông Đỗ Trần Hải - Viện trưởng Viện Khoa học An toàn vệ sinh lao động Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Ảnh: Ngô Cường

Từ đó, tổ chức công đoàn tham gia giám sát, tổ chức tốt công tác bảo vệ môi trường ở doanh nghiệp. Sản xuất lao động công nghiệp gây tác hại lớn cho môi trường doanh nghiệp và xung quanh. Gần đây nhất là sự cố cháy tại Công ty Bóng đèn Phích nước Rạng đông đã gây hại cho môi trường nước và không khí.

Do đó, việc quản lý môi trường ở doanh nghiệp rất cần thiết. Việc tham gia của tổ chức công đoàn trong quá trình giám sát đánh giá tác động của môi trường; Công đoàn tham gia nhiều hoạt động ở công đoàn cơ sở như tuyên truyền tạo ra cảnh quan môi trường xanh sạch đẹp tại doanh nghiệp, cùng nhau phát động trồng cây xanh trong môi trường doanh nghiệp…".

Sau diễn đàn này, ông Đỗ Trần Hải hy vọng sẽ có những đánh giá đầy đủ về môi trường lao động tại doanh nghiệp.

8h40: Ông Hoàng Văn Thức - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phát biểu: Hiện nay, áp lực về công tác bảo vệ môi trường đang đặt ra  không chỉ với các cơ quan quản lý nhà nước mà còn cho hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương. Trong đó, chúng tôi đánh giá cao vai trò của các doanh nghiệp tham gia công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt là các tổ chức công đoàn tham gia lãnh đạo, chỉ đạo trong công tác bảo vệ môi trường cũng như vận động trong cán bộ công nhân viên. 

Ông Hoàng Văn Thức - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường). Ảnh: Ngô Cường
Ông Hoàng Văn Thức - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường). Ảnh: Ngô Cường

Vừa qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã điều tra khảo sát, cho thấy hiện nay, toàn quốc có khoảng 274 khu công nghiệp, trong đó mới có 242 khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải, chiếm 88,3%. Chỉ tiêu Chính phủ năm nay đặt ra là 89% các khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải.

Hàng ngày riêng nước thải sinh hoạt phát sinh ra môi trường là 7 triệu mét khối, nhưng thật sự năng lực xử lý trên toàn quốc chỉ đạt 14,5%, khoảng 85% nước thải sinh hoạt chưa xử lý được. Nước thải công nghiệp phát sinh khoảng 1 triệu mét khối...

Về chất thải rắn, theo số liệu Bộ Tài nguyên và Môi trường điều tra, hàng ngày khu đô thị và nông thôn phát sinh khoảng 70.000 tấn rác thải/ ngày, như vậy một năm chúng ta phát sinh 23-25 triệu tấn rác thải.

Trên toàn quốc, chúng ta đang sử dụng phương pháp chôn lấp, chiếm 70%. Toàn quốc có khoảng 1.624 bãi rác. Trong cuối tháng 9, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có báo cáo xin ý kiến Thủ tướng để tập trung xử lý bài toàn rác thải.

Năm 2018, Việt Nam đã đồng hành và tham gia hưởng ứng lời kêu gọi Chương trình môi trường toàn quốc - giải quyết vấn đề rác thải nhựa. Cuối năm 2018, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức lễ phát động toàn dân tham gia tránh rác chống thải nhựa. Hoạt động này đã nhận được nhiều sự ủng hộ từ cộng đồng. Ngày 21.6, một số tổ chức chống rác thải nhựa đã được thành lập.

Cuối 2018, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức thành lập một liên minh chống rác thải nhựa với trên 30 doanh nghiệp đã tham gia. Những tổ chức chống rác thải nhựa sắp tới sẽ được nhân rộng.

8h30: Ông Phan Văn Anh – Phó Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam phát biểu khai mạc diễn đàn.

Trong bài phát biểu, ông Phan Văn Anh nêu rõ, ngày 3.6.2013, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 24-NQ/TW: "Về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường" đã được Hội nghị Trung ương 7 (khóa XI) thông qua. Nghị quyết đặt ra mục tiêu, đến năm 2050, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả và bền vững tài nguyên; bảo đảm chất lượng môi trường sống và cân bằng sinh thái, phấn đấu đạt các chỉ tiêu về môi trường tương đương với mức hiện nay của các nước công nghiệp phát triển trong khu vực.

Để làm được như Nghị quyết 24 đặt ra, chúng ta cần phải đẩy mạnh tuyên truyền hoạt động bảo vệ môi trường tới mọi tầng lớp nhân dân, trong đó đoàn viên Công đoàn là lực lượng xung kích, đi đầu trong các hoạt động bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, và tại địa phương nơi ở.

Với mục đích ấy, ngày 16.4.2018, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã ký kết Chương trình phối hợp về việc bảo vệ tài nguyên môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam giai đoạn 2018 – 2023. Sau hơn 1 năm triển khai thực hiện chương trình phối hợp một cách đồng bộ từ Trung ương tới địa phương, công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu đã và đang chuyển biến tích cực về nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về môi trường của người lao động.

Ông Phan Văn Anh – Phó Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam phát biểu khai mạc diễn đàn. Ảnh: Ngô Cường
Ông Phan Văn Anh – Phó Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam phát biểu khai mạc diễn đàn. Ảnh: Ngô Cường

Diễn đàn tổ chức với mục đích tăng cường vai trò của các tổ chức công đoàn, người lao động trong hoạt động giám sát việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và ứng phó với biến đổi khí hậu, qua đó đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy quá trình sản xuất và tiêu dùng bền vững, triển khai thực hiện Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh.

Cũng trong khuôn khổ của diễn đàn, Lễ trao giải Công nhân lao động vì môi trường lần thứ nhất nhằm tôn vinh những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác bảo vệ môi trường. Sau một thời gian tích cực triển khai từ tháng 5.2018, Liên đoàn Lao động các địa phương đã tổ chức bình chọn những tập thể, cá nhân tiêu biểu, có đóng góp tích cực trong công tác bảo vệ môi trường. Từ hơn 400 hồ sơ tập thể và các nhân đề nghị xét thưởng trên cả nước , Hội đồng bình xét do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì đã lựa chọn 22 tập thể và 23 cá nhân có thành thành tích xuất sắc trong công tác bảo vệ môi trường để trao bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

8h: Diễn đàn bắt đầu. Tham dự Diễn đàn “Công nhân lao động vì môi trường" lần thứ nhất có ông Hoàng Văn Thức - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), ông Phan Văn Anh - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; ông Nguyễn Ngọc Hiển - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN, Tổng biên tập Báo Lao Động; ông Đỗ Trần Hải – Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam – Viện trưởng Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động; bà Phan Thu Thuỷ - Phó Tổng biên tập Báo Lao Động.

Ngày 19.4.2018, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã ký kết Chương trình phối hợp về việc bảo vệ tài nguyên môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu và xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam giai đoạn 2018 – 2023.

Nằm trong khuôn khổ phối hợp, ngày 5.9.2019, Diễn đàn “Công nhân lao động vì môi trường” với hai nội dung chính Tọa đàm “Vai trò của các tổ chức công đoàn, người lao động trong công tác bảo vệ môi trường” và lễ trao giải “Công nhân lao động vì môi trường” được diễn ra.

Toạ đàm được tổ chức với mục đích tăng cường vai trò của tổ chức công đoàn, người lao động trong hoạt động giám sát việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và ứng phó với biến đổi khí hậu, qua đó đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy quá trình sản xuất và tiêu dùng bền vững, triển khai thực hiện Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh.

Nằm trong khuôn khổ Diễn đàn "Công nhân vì môi trường", Lễ trao giải "Công nhân lao động vì môi trường" lần thứ nhất nhằm tôn vinh những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác bảo vệ môi trường. Sau một thời gian tích cực triển khai từ tháng 5.2018, Liên đoàn Lao động các địa phương đã tổ chức bình chọn những tập thể, cá nhân tiêu biểu, có đóng góp tích cực trong công tác bảo vệ môi trường. Từ hơn 400 hồ sơ tập thể và các nhân đề nghị xét thưởng trên cả nước, Hội đồng bình xét do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì đã lựa chọn 22 tập thể và 23 cá nhân có thành thành tích xuất sắc trong công tác bảo vệ môi trường để trao bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà.

Diễn đàn công nhân lao động vì môi trường lần thứ nhất sẽ là cơ hội để các nhà quản lý, tổ chức công đoàn, doanh nghiệp và người lao động ngồi lại với nhau, tìm ra các giải pháp hiệu quả trong bối cảnh ô nhiễm môi trường đang diễn ra phức tạp, đặc biệt tại các khu chế xuất, khu công nghiệp; nhân lên trên cả nước những điển hình tập thể, cá nhân có thành tích nổi bật trong bảo vệ môi trường.

Nhóm PV
TIN LIÊN QUAN

Thay đổi cách đưa thông tin đến người lao động

HẢI ANH |

Hiện Cty Cổ phần nhựa Thiếu niên Tiền phong (Hải Phòng) có trên 1.400 cán bộ công nhân viên.

Quỹ trợ vốn giúp đoàn viên, người lao động thoát nghèo

PHÚC ĐẠT |

Không dừng lại ở việc cho vay để mua sắm vật dụng, sửa chữa nhà, đến nay, Quỹ Trợ vốn cho công nhân lao động (CNLĐ) khó khăn do LĐLĐ tỉnh Thừa Thiên - Huế triển khai đã mở rộng hoạt động hỗ trợ với nhiều mô hình mới.

Biến ước mơ của người lao động thành hiện thực

NGUYỄN TRƯỜNG |

Qua hơn 10 năm triển khai, chương trình nhà ở “Mái ấm Công đoàn (CĐ)” ở tỉnh Ninh Bình đã thắp lên niềm tin, niềm hy vọng cho biết bao gia đình đoàn viên CĐ và CNLĐ có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Chờ đợi cuộc tái cấu trúc trên thị trường bất động sản

ANH HUY |

Ở góc độ tích cực, bối cảnh trầm lắng, tắc thanh khoản của thị trường bất động sản (BĐS) trong nhiều tháng qua thúc đẩy cuộc tái cấu trúc trên thị trường mạnh mẽ hơn. Không chỉ doanh nghiệp cơ cấu lại sản phẩm, mà nhà đầu tư cũng dần tiệm cận với cách thức đầu tư lành mạnh và tầm nhìn dài hạn. 

Thay đổi cách đưa thông tin đến người lao động

HẢI ANH |

Hiện Cty Cổ phần nhựa Thiếu niên Tiền phong (Hải Phòng) có trên 1.400 cán bộ công nhân viên.

Quỹ trợ vốn giúp đoàn viên, người lao động thoát nghèo

PHÚC ĐẠT |

Không dừng lại ở việc cho vay để mua sắm vật dụng, sửa chữa nhà, đến nay, Quỹ Trợ vốn cho công nhân lao động (CNLĐ) khó khăn do LĐLĐ tỉnh Thừa Thiên - Huế triển khai đã mở rộng hoạt động hỗ trợ với nhiều mô hình mới.

Biến ước mơ của người lao động thành hiện thực

NGUYỄN TRƯỜNG |

Qua hơn 10 năm triển khai, chương trình nhà ở “Mái ấm Công đoàn (CĐ)” ở tỉnh Ninh Bình đã thắp lên niềm tin, niềm hy vọng cho biết bao gia đình đoàn viên CĐ và CNLĐ có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở.