Diễn đàn Công nhân lao động vì môi trường

Nhóm phóng viên |

Ngày 25.12 tại Hà Nội, Diễn đàn “Công nhân lao động, doanh nghiệp vì môi trường lần thứ 2” khai mạc. Diễn đàn do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Bộ Tài nguyên Môi trường chủ trì, Báo Lao Động và Trung tâm truyền thông Bộ Tài nguyên Môi trường phối hợp tổ chức.
Toàn cảnh Diễn đàn. Nguồn: Lao Động TV

 

11h00: MC Diễn đàn  “Công nhân lao động, doanh nghiệp vì môi trường lần thứ 2” xin được kết thúc tại đây. Một lần nữa xin gửi lời cảm ơn đến các vị khách mời, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đã đồng hành cùng chương trình. Hẹn gặp lại trong các chương trình tiếp theo!

10h55: 

Ông Vũ Mạnh Tiêm - Phó Trưởng ban Tuyên giáo, Tổng Liên đoàn Lao Động Việt Nam phát biểu bế mạc diễn đàn:

Các nội dung tại diễn đàn được trao đổi rất sôi nổi và thu được nhiều nội dung, kết quả đáng tích cực.

Ông Vũ Mạnh Tiêm
Ông Vũ Mạnh Tiêm

Tôi cho rằng có một nội dung cần nhấn mạnh trước hết là vấn đề môi trường hiện nay cũng như công tác bảo đảm an toàn môi trường đang có vai trò rất quan trọng, đặc biệt đối với việc phát triển kinh tế của đất nước.

Nhận thức rõ vấn đề này, trong thời gian qua các cấp Công đoàn đã tích cực, động viên CNLĐ triển khai quyết liệt và có hiệu quả rất nhiều phong trào đảm bảo môi trường, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động. Qua diễn đàn này, tổ chức Công đoàn cũng kiến nghị Đảng, Nhà nước và chính quyền các cấp tăng cường các nguồn lực về cả kinh phí và con người cho công tác bảo đảm vệ sinh môi trường, giữ gìn nuôi dưỡng môi trường.

Trong đó có việc tăng cường công tác thanh kiểm tra nơi xuất xứ xảy ra ô nhiễm môi trường, nhận thức đầy đủ về việc thay đổi công nghệ của doanh nghiệp, thay đổi thói quen tiêu dùng để cải thiện chất lượng môi trường.

Một điểm nữa là qua diễn đàn này xác định chúng ta phải hành động và việc chúng ta bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta, cho mỗi người dân và cho toàn xã hội.

Thông qua diễn đàn này, thay mặt Tổng LĐLĐVN tôi xin chân thành cảm ơn Bộ TNMT, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường, Báo Lao Động đã có sự phối hợp rất hiệu quả và cũng mong rằng trong thời gian tới sẽ tiếp tục có sự phối hợp và đưa ra những thông điệp, sáng kiến mới trong việc kêu gọi, vận động công nhân và các cấp Công đoàn tích cực chung tay bảo vệ môi trường.

MC: Kính mời ông Dương Trung Thành – Chủ tịch Công đoàn Bộ Tài nguyên và Môi trường phát động phong trào “Công nhân lao động vì môi trường” năm 2020.

Ông Dương Trung Thành: Sau hơn 1 năm triển khai Chương trình phối hợp về bảo vệ tài nguyên và môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam giai đoạn 2018 – 2023, người lao động đã thực sự hiểu rõ vai trò quan trọng của mình về lĩnh vực bảo vệ môi trường.

 
Ông Dương Trung Thành- Chủ tịch Công đoàn Bộ Tài nguyên và Môi trường phát động phong trào “Công nhân lao động vì môi trường” năm 2020.

Nhờ đó, những điểm sáng trong khắc phục, cải thiện môi trường từ các dự án, chương trình đã được triển khai sâu rộng, mang lại những hiệu quả rõ ràng hơn, nhất là phong trào hưởng ứng “nói không với rác thải nhựa” hiện nay.

Diễn đàn “Công nhân lao động vì môi trường” sẽ là hoạt động duy trì đều đặn, thường niên trong thời gian tới. Với mục đích thúc đẩy quá trình sản xuất và tiêu dùng bền vững, thân thiện với môi trường, thực hiện hiệu quả Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh.

Phát huy những kết quả đạt được trong năm 2019, Bộ Tài nguyên và Môi trường với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tiếp tục phát động phong trào và trao giải “Công nhân lao động vì môi trường” lần 2, năm 2020 nhằm tôn vinh những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác bảo vệ môi trường.

Bà Phạm Huệ, Trưởng ban Chuyên đề báo Lao Động
Bà Phạm Huệ, Trưởng ban Chuyên đề báo Lao Động - đơn vị điều phối Diễn đàn
10h45

MC: Một bạn đọc báo Lao Động đặt câu hỏi “Phong trào nói không với rác thải nhựa” đã lan rộng tại nhiều địa phương, nhiều trường học nhưng sau một thời gian tình hình lại quay trở về như cũ. Vậy làm sao để phong trào chống rác thải nhựa đi vào thực tế và đạt hiệu quả nhất thưa đại diện Bộ Tài Nguyên Môi trường?

Ông Nguyễn Việt Dũng - Giám đốc Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường – trả lời:

Việc đảm bảo các phong trào tồn tại hay không sau một thời gian có rất nhiều yếu tố tác động.

Tuy nhiên với phong trào nói không với rác thải nhựa, tôi cho rằng nếu gắn với các giải pháp cụ thể như liên kết với “Liên minh chống rác thải nhựa”, với các cam kết không dùng túi nilon, cốc nhựa của các siêu thị hay hãng hàng không, đồng thời gắn với chế tài chặt chẽ và sự giám sát của cộng đồng thì phong trào này sẽ thực sự bền vững.

Tôi cho rằng, những phong trào càng gắn với thực tiễn, càng có tính thực tiễn thì càng bễn vững. Ở khía cạnh khác, một phong trào dù chỉ có thời gian tồn tại ngắn nhưng nếu đó là phong trào có tính thực tiễn, có hiệu quả thì sẽ có tác động rất lớn tới nhận thức và làm thay đổi nhận thức của người dân theo hướng tích cực hơn.

10h38: Sinh viên Đoàn Đức Hiếu (Đại học Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội) đặt câu hỏi, đối với sinh viên thì việc bảo vệ môi trường phải bắt đầu tư đầu và cần phải làm gì?.

Đại biểu đặt câu hỏi cho các diễn giả
Sinh viên ĐH Tài nguyên Môi trường Hà Nội đặt câu hỏi cho các diễn giả

Ông Phạm Quốc Quân – Tiến sĩ khoa học, Viện sĩ Thông tấn hàn lâm môi trường công nghiệp Liên Bang Nga trả lời:

Về câu hỏi môi trường cần bắt đầu từ đâu? Chúng ta không rạch ròi được bắt đầu từ đâu, vì nếu bắt đầu từ đâu thì phải có kết thúc từ lúc nào. Chúng ta cần phải nhận thức chung.

Tuy nhiên, trước hết chúng ta phải hiểu thế nào là môi trường. Bắt đầu bằng cách tự hỏi môi trường là gì. Môi trường là nơi chúng ta sinh sống, tồn tại trong đó.

Thứ hai, liệu môi trường đó không tốt thì chúng ta có làm sao không? Cả cộng đồng này có ảnh hưởng như thế nào?...  Từ hai câu hỏi nêu trên thì chúng ta có thể tìm tư liệu để hoàn thiện và trả lời được câu hỏi chung của bạn.

10h 30:

MC: Xin Tiến sỹ Phạm Quốc Quân (Viện sỹ Thông tấn hàn lâm môi trường công nghiệp Liên bang Nga, công tác tại viện Khoa học An toàn và Vệ sinh Lao động, Tổng LĐLĐVN) cho biết thêm quan điểm của ông về việc giải quyết rác thải nhựa ra môi trường trong bối cảnh hiện nay?

Ông Phạm Quốc Quân: Tôi cho rằng các nội dung được trao đổi tại diễn đàn là khá đầy đủ về các vấn đề liên quan đến tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay cũng như các hướng giải quyết và vai trò của CNLĐ trong công tác bảo vệ môi trường. Có vấn đề hiện nay là chúng ta cần lưu ý đến giải pháp xử lý rác thải thông qua giải pháp đốt khá phổ biến hiện nay.

Đó là do khi ta đốt rác thải, dù là công nghệ cao tới 1.300 độ C, thì toàn bộ khí đốt sẽ phát thải vào không khí và chúng ta không kiểm soát được, do các khí phát thải này khi di chuyển lên khí quyển có thể tái tạo thành các khí độc hại rất khó kiểm soát, rất khó biết.

 

Đây là yếu tố khiến công nghệ đốt dù là công nghệ xử lý rác thải được phát triển sớm nhưng nhiều nước tiên tiến trên thế giới đang rất hạn chế sử dụng công nghệ này. Việt Nam cần lưu ý đến việc sử dụng giải pháp này trong thời điểm hiện nay cũng như tương lai.

Một vấn đề nữa là liên quan đến rác thải nhựa, chúng ta cần phải xác định rõ nguồn gốc rác thải nhựa đến từ đâu để có giải pháp thích ứng phù hợp.

Như với các loại rác thải nhựa từ túi nilon khá phổ biến hiện nay, thay vì cấm đoán, một giải pháp đơn giản là thay vì sử dụng các loại túi dùng một lần rồi vứt đi thì sử dụng các loai túi nhựa có thể dùng đi dùng lại nhiều lần cũng là một cách để hạn chế rác thải nhựa, rác thải từ túi nilon phát sinh từ sinh hoạt hàng ngày.

10h15'

MC: Xin được hỏi ông Nguyễn Việt Dũng - Giám đốc Trung tâm Truyền thông tài nguyên và Môi trường: Được biết Chính phủ có chủ trương thống nhất đầu về quản lý chất thải rắn. Vậy Bộ Tài nguyên Môi trường đã triển khai những hoạt động gì?

Ông Nguyễn Việt Dũng:

Cần tăng cường rà soát, giải pháp đồng bộ, trong việc quản lý chất thải rắn, chất thải nhựa, nilon. Từ lúc có Nghị quyết 09 ban hành thì Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có sự phối hợp với các Bộ khác để triển khai.

 
Đại biểu dự thính tại Diễn đàn

Ngoài ra, phía Bộ cũng đã tổ chức rà soát các cơ sở bán chất thải rắn. Hiện nay, có hơn 1.000 cơ sở. Trước việc này, phía Bộ đã phối hợp với UBND và Sở tài nguyên môi trường các tỉnh để quản lý, kiểm tra cụ thể.

Thứ hai, nhằm thực hiện Nghị quyết 09 của Chính phủ, ngay lập tức xác định được nhiệm vụ trọng tâm thì phía Bộ đã có đánh giá trực tiếp, từ các cơ sở sản xuất. Cụ thể, đánh giá về các công nghệ xử lý rác thải rắn sinh hoạt.

Mời các nhà khoa học đầu ngành đưa ra các phương án, đưa ra các giải pháp. Ngoài ra, còn tham vấn chuyên gia, nhà quản lý, nắm bắt được những tồn tại về chất thải rắn để báo cáo Chính phủ, tìm giải pháp đồng bộ trong thời gian tới.

Nghị quyết của Chính phủ là rất quyết liệt về chất thải rắn sinh hoạt. Chính vì vậy, mong muốn của Bộ là trong thời gian tới cần phải đồng lòng, không phải riêng của Bộ Tài nguyên và Môi trường mà từ Trung ương đến địa phương. Thậm chí là của cả toàn thể người dân Việt Nam.

Tới đây, phía Bộ sẽ tổ chức các hội nghị giải pháp về chất thải rắn sinh hoạt. Trong đó, có các hội nghị đi sâu, thảo luận về chính sách, cần phải có khuyến khích về công nghệ. Những hội thảo này đều có sự tham gia của các thành phần xã hội. Những chính sách đồng bộ đó sẽ có hướng đi mới trong việc ngăn ngừa chất thải rắn sinh hoạt.

Sau khi các hội thảo được tổ chức xong thì sẽ có một Hội nghị tổng thể để tìm ra biện pháp để ngăn ngừa rác thải sinh hoạt, chất thải rắn để báo cáo Chính phủ.

10h:

MC: Vâng xin cám ơn Tiến sỹ Phạm Quốc Quân với góc nhìn hết sức thực tiễn từ một nhà nghiên cứu khoa học.

Kính thưa các vị đại biểu, hộp thư bạn đọc của Báo Lao Động đã nhận được nhiều câu hỏi của bạn đọc cả nước bày tỏ sự quan tâm tới hiện trạng, công tác bảo vệ môi trường cũng như các giải pháp giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường do rác thải nhựa gây ra. Xin cho biết hiệu quả của phong trào “Nói không với rác thải nhựa” do Công đoàn Viên chức Việt Nam phát động?

Ông Vũ Mạnh Tiêm - Phó Trưởng ban Tuyên giáo, Tổng LĐLĐVN trả lời:

Ông Vũ Mạnh Tiêm
Ông Vũ Mạnh Tiêm

Thực hiện lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ vào tháng 6.2019 về việc chung tay hành động vì một Việt Nam với môi trường sống trong lành mạnh, an toàn và phát triển bền vững, góp phần cùng cộng đồng quốc tế giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường do rác thải nhựa gây ra và chỉ đạo của Tổng LĐLĐVN, ngày 20/12 vừa qua, Công đoàn Viên chức Việt Nam phát động phong trào “Nói không với rác thải nhựa”.

Sau lễ phát động, 64 đơn vị của Công đoàn Viên chức VN sẽ triển khai xây dựng kế hoạch để thực hiện phong trào, đưa vào kế hoạch hàng năm và nghiêm túc thực hiện, tổ chức ký cam kết tham gia phong trào lồng ghép vào nội dung phát động thi đua do các cấp Công đoàn phát động; phấn đấu mỗi đoàn viên Công đoàn, cán bộ, công chức, viên chức, lao động thuộc Công đoàn Viên chức Việt Nam là một tuyên truyền viên gương mẫu trong việc thực hiện và vận động gia đình, người thân, đồng nghiệp, nhân dân nơi cư trú phân loại rác thải nhựa nói riêng, rác thải sinh hoạt nói chung bỏ rác đúng nơi quy định tại cơ quan, đơn vị, gia đình và nơi công cộng.

10h:

MC: Kính thưa quý vị, đại biểu.

Công đoàn Việt Nam, người lao động là những nhân tố sản xuất ra của cải vật chất và cũng là người tiêu dùng chính trong xã hội. Vậy vai trò của Tổng liên đoàn, các tổ chức công đoàn, người lao động trong công tác bảo vệ môi trường.

Sau đây, kính mời các vị khách mời và quý vị đại biểu cùng theo dõi Phóng sự ”Vai trò của các tổ chức Công đoàn và người lao động trong công tác bảo vệ môi trường tại doanh nghiệp”

Phóng sự ”Vai trò của các tổ chức Công đoàn và người lao động trong công tác bảo vệ môi trường tại doanh nghiệp” . Nguồn: Lao Động TV

9h35: Ông Phạm Quốc Quân – Tiến sỹ khoa học, Viện sỹ thông tấn hàn lâm môi trường công nghiệp Liên Bang Nga:

Tổ chức công đoàn, người lao động tập trung chủ yếu vào bảo vệ môi trường trong sản xuất, đồng thời chống gây ô nhiễm ra môi trường xung quanh. Cá nhân tôi cho rằng nên hạn chế các thuật ngữ như “Doanh nghiệp nên hạn chế bảo vệ môi trường”. Cách đây không lâu, chúng ta chứng kiến cảnh thảm hoạ ở Rạng Đông, trước đó là Formosa.

Đất nước ta đang trước đà tăng trưởng, chúng ta đang kêu gọi đầu tư. Rất may những thảm hoạ này chưa xảy ra nhiều. Trước đây, Rạng Đông xung quanh toàn ruộng, nhưng giờ thực tế đã khác. Việc này cần phải có giải pháp cụ thể để tránh thiệt hại nặng nề.

ông Phạm Quốc Quân, Tiến sỹ khoa học, Viện sỹ Thông tấn hàn lâm môi trường công nghiệp Liên bang Nga, công tác tại viện Khoa học An toàn và Vệ sinh Lao động, Tổng Liên đoàn Lao Động Việt Nam.
Ông Phạm Quốc Quân, Tiến sỹ khoa học, Viện sỹ Thông tấn hàn lâm môi trường công nghiệp Liên bang Nga, công tác tại viện Khoa học An toàn và Vệ sinh Lao động, Tổng Liên đoàn Lao Động Việt Nam.

Hiện nay, ở Đức mỗi một năm một người sử dụng chỉ khoảng 100 túi nilong, ở Bỉ cũng vậy. Họ sử dụng rất ít. Tiếp cận vào phòng chống rác thải nhựa, theo tôi quan trọng nhất cần phải cọ giải pháp cụ thể, tỉ mỉ và chi tiết và phải có lộ trình cụ thể.

Hiện nay, nhận thức bền vững còn kém, trong cơ quan nhà nước. Kể cả cơ quan khoa học cũng chưa chỉ ra được bền vững như thế nào. Nghĩ là 5 đến 10 năm nhưng đùng một cái là không bền vững. Đây cũng là trách nhiệm và vai trò của Bộ tài nguyên Môi trường. Tổng liên đoàn cũng cần gắn kết chặt chẽ giữa vai trò của công đoàn với người lao động.

9h30: 

MC: Kính thưa quý vị, đại biểu, để hiểu rõ hơn vai trò của các tổ chức công đoàn trong việc hướng dẫn, giúp đỡ các công đoàn cơ sở, công đoàn viên tham gia tích cực vào các hoạt động giám sát công tác bảo vệ tài nguyên và môi trường của các doanh nghiệp trên địa bàn; cũng như các phong trào phòng, chống rác thải nhựa, sau đây chúng ta sẽ nghe một số trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về những cách làm mô hình hay của các tổ chức công đoàn, người lao động trong việc giám sát bảo vệ môi trường tại cơ sở.

Xin mời, ông Phạm Quốc Quân, Tiến sỹ khoa học, Viện sỹ Thông tấn hàn lâm môi trường công nghiệp Liên bang Nga, công tác tại viện Khoa học An toàn và Vệ sinh Lao động, Tổng Liên đoàn Lao Động Việt Nam chia sẻ một số vấn đề về mối tương quan giữa bảo vệ môi trường bên trong doanh nghiệp với bảo vệ môi trường xung quanh.

9h15: Ông Vũ Mạnh Tiêm - Phó Trưởng ban Tuyên giáo, Tổng LĐLĐVN:

Hiện nay, các vấn đề về thách thức ô nhiễm môi trường đang được đặt lên hàng đầu. Chưa bao giờ vấn đề ô nhiễm môi trường ở Việt Nam lại đáng báo động như hiện nay, chúng ta đang trả giá quá đắt cho vấn đề môi trường, sông ngòi ô nhiễm, không khí ô nhiễm.

Sau 30 năm đổi mới, chung ta thu được rất nhiều thành tựu nhưng hơn 90 triệu người dân Việt Nam đang phải đối mặt rất nhiều với tình trạng ô nhiễm môi trường, bệnh tật, mỗi năm có 70-80 nghìn người chết vì ung thư.

Trong 3 năm gần đây, Tổng LĐLĐVN ghi nhận trên 6.000 CNLĐ bị ngộ độc thực phẩm, nhiều doanh nghiệp chỉ chi cho bữa ăn 12.000 đồng khiến chất lượng bữa ăn ca thấp. Trong khi đó môi trường làm việc tại nhiều nơi chưa đảm bảo an toàn, khiến CNLĐ tại nhiều doanh nghiệp thiếu máu, sức khỏe không đảm bảo.

Tại một số doanh nghiệp da giầy tại Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, rất nhiều công nhân bị ngất do môi trường không khí làm việc không đảm bảo do các vật liệu sử dụng trong quá trình sản xuất.

Nhận thức rõ vấn đề ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe của CNLĐ, Tổng LĐLĐVN thời gian qua liên tục phát động các phong trào nhằm đảm môi trường làm việc an toàn, vận động CNLĐ tích cực hưởng ứng các phong trào như đi xe công cộng, trồng cây để giữ gìn môi trường làm việc của mình sạch sẽ, trở thành nhà tiêu dùng thông minh khi không dùng các sản phẩm gây ra rác thải nhựa để gìn giữ môi trường.

Ông Vũ Mạnh Tiêm - Phó Trưởng ban Tuyên giáo, Tổng LĐLĐVN
Ông Vũ Mạnh Tiêm - Phó Trưởng ban Tuyên giáo, Tổng LĐLĐVN

Nhờ đó, những điểm sáng trong khắc phục, cải thiện môi trường tự các dự án, chương trình đã được triển khai sâu rộng, mang lại những hiệu quả rõ ràng hơn, nhất là phong trào hưởng ứng “nói không với rác thải nhựa” hiện nay.

Mới đây nhất, hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ vào tháng 6.2019 về việc chung tay hành động vì một Việt Nam với môi trường sống trong lành mạnh, an toàn và phát triển bền vững, góp phần cùng cộng đồng quốc tế giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường do rác thải nhựa gây ra, ngày 20.12, Công đoàn Viên chức Việt Nam phát động phong trào “Nói không với rác thải nhựa”.

Theo đó Công đoàn từng đơn vị xây dựng kế hoạch để thực hiện phong trào, đưa vào kế hoạch hàng năm và nghiêm túc thực hiện, tổ chức ký cam kết tham gia phong trào “Nói không với rác thải nhựa” lồng ghép vào nội dung phát động thi đua do các cấp Công đoàn phát động;

Phấn đấu mỗi đoàn viên Công đoàn, cán bộ, công chức, viên chức, lao động thuộc Công đoàn Viên chức Việt Nam là một tuyên truyền viên gương mẫu trong việc thực hiện và vận động gia đình, người thân, đồng nghiệp, nhân dân nơi cư trú phân loại rác thải nhựa nói riêng, rác thải sinh hoạt nói chung bỏ rác đúng nơi quy định tại cơ quan, đơn vị, gia đình và nơi công cộng.

Như vậy, có thể nói, việc nói không với rác thải nhựa đã triển khai sâu rộng tới các cấp công đoàn, việc nói không với rác thải nhựa muốn đi vào cuộc sống cần những hành động thiết thực, cụ thể.

Phát động nhưng phải đưa ra địa chỉ cụ thể, mỗi đoàn viên trước mắt là một công dân nói không với rác thải nhựa, sau đó vận động người thân, gia đình không dùng rác thải nhựa. Từ đó, từ mỗi đoàn viên công đoàn không dùng đồ nhựa, nói không với rác thải nhựa lan rộng ra thành phong trào rộng lớn xã hội.

Tôi mong muốn tại diễn đàn hôm nay chúng ta sẽ đề ra được những biện pháp thiết thực để bảo vệ môi trường, nói không với rác thải nhựa và thấy rõ được vai trò của các tổ chức công đoàn, người lao động trong công tác bảo vệ môi trường.

8h50:

MC: Xin trân trọng cảm ơn Ông Nguyễn Việt Dũng, Giám đốc Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường. Và để rõ hơn về này, sau đây xin kính mời Ông Vũ Mạnh Tiêm, Phó Trưởng ban Tuyên giáo,  Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chia sẻ về “Nỗ lực của các tổ chức công đoàn trong công tác bảo vệ môi trường, phòng, chống rác thải nhựa”

8h42: Ông Nguyễn Việt Dũng - Giám đốc Trung tâm truyền thông tài nguyên và môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) trao đổi về “Hiện trạng ô nhiễm và những thách thức do ô nhiễm chất thải nhựa tại Việt Nam; một số vấn đề trong công tác quản lý, xử lý rác thải nhựa, chất thải rắn tại các doanh nghiệp”.

Ông Nguyễn Việt Dũng - Giám đốc Trung tâm truyền thông tài nguyên và môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường)
Ông Nguyễn Việt Dũng - Giám đốc Trung tâm truyền thông tài nguyên và môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Diễn đàn lần này là một minh chứng, thiết thực, hiệu quả cho sự phối hợp giữa Bộ Tài nguyên Môi trường và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Những vấn đề ô nhiễm môi trường, chôn lấp rác thải là vấn đề lớn. Các hộ kinh doanh, người dân xả ra lượng rác khổng lồ. Đặt ra vấn đề xử lý công nghệ, thứ nhất là rác thải đang tồn tại trong môi trường, thứ hai là rác thải tiếp tục thải ra môi trường. Hai vấn đề này phải có hai cách giải quyết khác nhau.

Với rác thải sinh hoạt phải có cách tiếp cận bằng khoa học công nghệ. Làm sao biến rác thải thành tài nguyên. Bài học có thể rút ra từ Nhật Bản, Hàn Quốc…họ phân loại rác thải tại nguồn, từ phân loại rác thải có thể xử lý rác thải thành tài nguyên, như có thể làm vật liệu làm đường, phân bon…Rồi với công nghệ xử lý rác đốt phát điện.

Tôi khẳng định, diễn đàn hôm nay, phát huy vai trò của người lao động, đặt ra trách nhiệm của doanh nghiệp với cộng đồng. Tổ chức công đoàn cần giám sát, nâng cao trách nhiệm giám sát với của cộng đồng mà công nhân, lao động đóng vai trò chủ thể.

Ngoài ra, về vấn đề truyền thông, phải nâng cao nhận thức, tôi chỉ nói về rác thải nhựa, phải nâng cao nhận thức người dân. Thử đặt vấn đề, nếu không truyền thông mà cấm luôn thì thế nào. Vậy nên,  với người dân không dùng túi nilon phải bắt đầu bằng việc nâng cao nhận thức với người dân.

Ông Dương Trung Thành, Ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức Việt Nam, Chủ tịch Công đoàn Bộ Tài nguyên và Môi trường
Ông Dương Trung Thành, Ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức Việt Nam, Chủ tịch Công đoàn Bộ Tài nguyên và Môi trường

8h35: Ông Dương Trung Thành - Ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức Việt Nam, Chủ tịch Công đoàn Bộ Tài nguyên Môi trường phát biểu đề dẫn:

Hiện nay, áp lực về công tác bảo vệ môi trường đang đặt ra không chỉ với các cơ quan quản lý nhà nước mà còn cho hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương.

 
Các đại biểu tham dự diễn đàn

Chủ trương phát triển bền vững của Đảng và Nhà nước đã và đang được cộng đồng doanh nghiệp và xã hội hưởng ứng thực hiện. Với mục tiêu tăng cường vai trò của người lao động và doanh nghiệp trong hoạt động bảo vệ môi trường, ngày 16.4.2018, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đã tiến hành ký kết chương trình phối hợp số 02/CTrPH-BTNMT-TLĐLĐVN góp phần bảo vệ tài nguyên, môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu và xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam giai đoạn 2018 - 2023.

Sau hơn 1 năm triển khai thực hiện chương trình phối hợp một cách đồng bộ từ Trung ương tới địa phương, công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu đã và đang chuyển biến tích cực về nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về môi trường của người lao động.

Chương trình phối hợp nhằm phát huy vai trò trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, các cấp công đoàn trong việc tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và vận động công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) tham gia quản lý, giám sát bảo vệ tài nguyên, môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để đoàn viên, người lao động có môi trường sống và làm việc trong lành; các cấp công đoàn, đơn vị sự nghiệp và kinh tế công đoàn được tiếp cận, khai thác, sử dụng tài nguyên - môi trường theo các chương trình, dự án phù hợp với quy định của pháp luật.

Thông qua hoạt động phối hợp, bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích người lao động, xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh, tổ chức công đoàn vững mạnh, toàn diện, đồng thời phát hiện, kiến nghị sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật cho phù hợp thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về quản lý, giám sát, bảo vệ tài nguyên, môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Chương trình cũng sẽ xây dựng và thực hiện thí điểm mô hình CNVCLĐ tham gia quản lý, giám sát, bảo vệ tài nguyên, môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; đánh giá hiệu quả để nhân rộng mô hình; tổ chức Diễn đàn “Công nhân lao động vì môi trường” tạo cơ hội trao đổi, thảo luận về công tác bảo vệ môi trường với người lao động tại các doanh nghiệp; đồng thời, tôn vinh người lao động, cán bộ công đoàn có thành tích xuất sắc trong công tác bảo vệ môi trường tại các doanh nghiệp.

Trong thời gian qua, Việt Nam đã đồng hành và tham gia hưởng ứng lời kêu gọi Chương trình Môi trường Liên hợp quốc - giải quyết vấn đề rác thải nhựa. Cuối năm 2018, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức lễ phát động toàn dân tham gia tránh rác chống thải nhựa. Đặc biệt, ngày 09 tháng 6 năm 2019, Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì, phát động Lễ ra quân toàn quốc phong trào chống rác thải nhựa.

Phong trào này đã nhận được nhiều sự ủng hộ từ cấp chính quyền, cộng đồng, doanh nghiệp và người lao động trong cả nước. Công đoàn viên chức Việt Nam đã phát động phong trào “Nói không với rác thải nhựa”, đồng thời đề xuất các sáng kiến nhằm thay đổi thói quen sử dụng, giảm thiểu, phân loại, tái sử dụng, tái chế rác thải nhựa. Nhiều tổ chức chống rác thải nhựa đã được thành lập, điển hình như liên minh chống rác thải nhựa với sự tham gia của các doanh nghiệp, nhà bán lẻ lớn trên cả nước.

Trong khuôn khổ chương trình phối hợp giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Diễn đàn “Công nhân lao động, doanh nghiệp vì môi trường năm 2019” được tổ chức ngày hôm nay nhằm tăng cường vai trò của người lao động tại các doanh nghiệp trong hoạt động giám sát việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, qua đó đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy quá trình sản xuất và tiêu dùng bền vững, triển khai thực hiện Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh; khuyến khích các ngành, lĩnh vực sản xuất kinh doanh thân thiện với môi trường.

Diễn đàn ngày hôm nay cũng sẽ là cơ hội để các nhà quản lý, tổ chức công đoàn, doanh nghiệp và người lao động ngồi lại với nhau, tìm ra các giải pháp hiệu quả trong bối cảnh ô nhiễm môi trường đang diễn ra phức tạp, đặc biệt tại các khu chế xuất, khu công nghiệp; chia sẻ những sáng kiến, cách làm hay, nhân lên trên cả nước những điển hình tập thể, cá nhân có thành tích nổi bật trong bảo vệ môi trường.

Phóng sự "Thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay ở nước ta". Nguồn clip: Lao Động TV

8h30:

Dẫn chương trình:

Kính thưa quý vị đại biểu, hôm nay Bộ tài nguyên Môi trường phối hợp với Tổng liên đoàn Lao Động Việt Nam tổ chức diễn đàn Công nhân lao động, doanh nghiệp vì môi trường.

Đây là hoạt động thường niên được chúng tôi phối hợp tổ chức từ năm 2018.

Tới tham dự Diễn đàn, về phía Bộ Tài nguyên và Môi trường, xin trân trọng giới thiệu:

- Ông Dương Trung Thành, Ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức Việt Nam, Chủ tịch  Công đoàn Bộ 

- Ông Nguyễn Việt Dũng, Giám đốc Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường

Về phía Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, xin trân trọng giới thiệu:

- Ông  Vũ Mạnh Tiêm, Phó Trưởng ban Tuyên giáo,  Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

- Ông Phạm Quốc Quân, Tiến sỹ khoa học, Viện sỹ Thông tấn hàn lâm môi trường công nghiệp Liên bang Nga, công tác tại viện Khoa học An toàn và Vệ sinh Lao động, Tổng Liên đoàn Lao Động Việt Nam

- Bà Phạm Huệ, Trưởng ban Chuyên đề báo Lao Động.

Và đại diện các đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên môi trường; Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; lãnh đạo LĐLĐ các địa phương; Các lãnh đạo các Sở TN&MT địa phương các tỉnh phía Bắc; lãnh đạo các doanh nghiệp và đông đảo cơ quan tuyền thông, báo chí cùng đại diện công đoàn nhiều đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội.

Diễn đàn “Công nhân lao động, doanh nghiệp vì môi trường lần thứ 2” nhằm tăng cường vai trò của người lao động tại các doanh nghiệp trong hoạt động giám sát việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, qua đó đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy quá trình sản xuất và tiêu dùng bền vững, triển khai thực hiện Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh; khuyến khích các ngành, lĩnh vực sản xuất kinh doanh thân thiện với môi trường.

Một trong những nội dung chính của Diễn đàn sẽ tập trung làm rõ vai trò, trách nhiệm của doanh nghiệp, người lao động trong việc xử lý, giảm thiểu rác thải nhựa; Thực trạng vấn đề xử lý rác thải nhựa, chất thải rắn tại các doanh nghiệp; Công tác giám sát bảo vệ môi trường của người lao động trong doanh nghiệp. Chia sẻ kinh nghiệm, những cách làm mô hình hay của các tổ chức công đoàn, người lao động trong công tác xử lý rác thải, bảo vệ môi trường, sản xuất xanh bền vững.

Trong khuôn khổ chương trình phối hợp về việc bảo vệ tài nguyên môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam giai đoạn 2018 - 2023, diễn đàn “Công nhân lao động vì môi trường lần thứ 2” nhằm tăng cường vai trò của các tổ chức công đoàn, người lao động trong hoạt động giám sát việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và ứng phó với biến đổi khí hậu.

---

 
Nhóm phóng viên
TIN LIÊN QUAN

5 sự kiện môi trường nổi bật năm 2019

Nguyễn Hà - Phương Anh |

Năm 2019 chứng kiến nhiều vấn đề môi trường nổi bật. Báo Lao Động điểm lại một số sự kiện đáng chú ý.

Ngày mai 25.12, tổ chức Diễn đàn môi trường lần thứ 2

THÔNG CHÍ |

Ngày 25.12 tại Hà Nội, Diễn đàn “Công nhân lao động, doanh nghiệp vì môi trường lần thứ 2” sẽ khai mạc. Diễn đàn do Tổng LĐLĐVN và Bộ TNMT chủ trì, Báo Lao Động và Trung tâm truyền thông Bộ TNMT phối hợp tổ chức.

PVN cam kết thực hiện tốt công tác an toàn – sức khỏe – môi trường

T.Huyền |

Công tác an toàn - sức khỏe - môi trường (AT-SK-MT) là một trong những trách nhiệm hàng đầu của các cấp quản lý và là bộ phận trong công tác quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN).

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Chờ đợi cuộc tái cấu trúc trên thị trường bất động sản

ANH HUY |

Ở góc độ tích cực, bối cảnh trầm lắng, tắc thanh khoản của thị trường bất động sản (BĐS) trong nhiều tháng qua thúc đẩy cuộc tái cấu trúc trên thị trường mạnh mẽ hơn. Không chỉ doanh nghiệp cơ cấu lại sản phẩm, mà nhà đầu tư cũng dần tiệm cận với cách thức đầu tư lành mạnh và tầm nhìn dài hạn. 

5 sự kiện môi trường nổi bật năm 2019

Nguyễn Hà - Phương Anh |

Năm 2019 chứng kiến nhiều vấn đề môi trường nổi bật. Báo Lao Động điểm lại một số sự kiện đáng chú ý.

Ngày mai 25.12, tổ chức Diễn đàn môi trường lần thứ 2

THÔNG CHÍ |

Ngày 25.12 tại Hà Nội, Diễn đàn “Công nhân lao động, doanh nghiệp vì môi trường lần thứ 2” sẽ khai mạc. Diễn đàn do Tổng LĐLĐVN và Bộ TNMT chủ trì, Báo Lao Động và Trung tâm truyền thông Bộ TNMT phối hợp tổ chức.

PVN cam kết thực hiện tốt công tác an toàn – sức khỏe – môi trường

T.Huyền |

Công tác an toàn - sức khỏe - môi trường (AT-SK-MT) là một trong những trách nhiệm hàng đầu của các cấp quản lý và là bộ phận trong công tác quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN).