Điểm lại những thị trường xuất khẩu lao động "mở cửa"

ANH THƯ |

Nhiều thị trường lao động như Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc)... bắt đầu mở cửa trở lại đón lao động nước ngoài, trong đó có lao động người Việt Nam.

Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Gia Liêm - Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho biết, mới đây, thị trường Đài Loan (Trung Quốc) đã mở cửa tiếp nhận lao động, trong đó có lao động Việt Nam, còn Nhật Bản sẽ dự kiến tháng 3 này.

Kể từ ngày 15.2, lao động Việt Nam có thể nhập cảnh Đài Loan (Trung Quốc).

Doanh nghiệp dịch vụ cần phối hợp với bên tiếp nhận lao động để sắp xếp cho người lao động xuất cảnh.

Doanh nghiệp dịch vụ cần có Bảng kiểm tra kế hoạch phòng chống dịch COVID-19 của công ty xuất khẩu lao động nước ngoài được Cục Quản lý lao động ngoài nước xác nhận khi làm visa cho người lao động.

Trước đó, Ủy ban Chính sách nhân lực nước ngoài của Chính phủ Hàn Quốc đã họp và thống nhất chỉ tiêu tiếp nhận lao động nước ngoài theo Chương trình EPS, đồng thời, công bố một số chính sách tiếp nhận lao động nước ngoài trong năm 2022.

Theo thông tin từ Bộ Nhân lực Singapore, từ tháng 8.2021 đến tháng 8.2022, bộ này thực hiện thí điểm tiếp nhận lao động Việt Nam làm việc tại Singapore các ngành xây dựng, hàng hải và chế biến dưới hình thức visa Work Permit.

Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, nhìn chung, qua việc tiêm chủng mở rộng, các nước có những chính sách nới lỏng việc kiểm soát phòng chống dịch COVID-10. Như vậy, các thị trường sẽ được xem xét mở lại.

"Tất nhiên, mỗi thị trường lao động có những quy định cụ thể về việc nhập cảnh vào thủ tục ra sao, cách ly như thế nào, xử lý vấn đề phát sinh khi xảy ra" - ông Liêm nói.

Năm 2021, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài vẫn tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức do dịch bệnh COVID-19 bùng phát ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ.

45.058 lao động được đưa đi làm việc nước ngoài trong năm 2021. Với con số này, chỉ đạt 50,06% kế hoạch được giao năm 2021 (cụ thể là 90.000 lao động).

Năm 2022, dịch COVID-19 vẫn ảnh hưởng đến chính sách tiếp nhận của các nước. Vì vậy, chỉ tiêu kế hoạch đặt ra của năm 2022 là đưa được 90.000 lao động đi làm việc nước ngoài.

Khả năng thị trường lao động các nước mở ra thì Cục này sẽ có hướng dẫn các doanh nghiệp đưa người lao động đi được làm việc ở nước ngoài trong thời gian tới.

ANH THƯ
TIN LIÊN QUAN

Các khu công nghiệp ở Hải Phòng đang cần thêm hàng chục nghìn lao động

Mai Dung |

Hải Phòng - Theo thống kê của Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng, bước sang năm 2022, các doanh nghiệp thuộc các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố có nhu cầu tuyển dụng gần 70.000 lao động, trong đó, phần lớn là lao động phổ thông.

Hải Phòng bảo đảm quyền lợi cho người lao động là F0 điều trị tại nhà

Đặng Luân |

Hải Phòng - Sở Y tế TP.Hải Phòng vừa có Công văn số 732/SYT-NVY về việc cấp hồ sơ đề nghị hưởng chế độ BHXH đối với người lao động là F0 được cách ly, quản lý, theo dõi, khám và điều trị tại nhà.

Đối thoại tại nơi làm việc, chìa khóa tháo gỡ tranh chấp lao động

Trần Thị Nguyệt - Phó Chủ tịch Công đoàn KKT Đông Nam Nghệ An |

Đối thoại tại nơi làm việc là giải pháp quan trọng tạo nên sự thấu hiểu, chia sẻ lẫn nhau giữa chủ doanh nghiệp và người lao động, xây dựng niềm tin, "chìa khóa" tháo gỡ ngòi nổ tranh chấp lao động.

Bốn ngân hàng có vốn Nhà nước đồng loạt giảm lãi suất 0,2%

Đức Mạnh |

Động thái giảm lãi suất huy động của nhóm big 4 nằm trong nỗ lực giảm các mức lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước từ 0,5% đến 1% bắt đầu từ ngày hôm nay 15.3.

Người dân đến sớm xếp hàng, chen chúc lấy phiếu hẹn đăng kiểm

HỮU CHÁNH - HOA LỆ |

Một số trạm đăng kiểm xe cơ giới ở Hà Nội đã đưa ra hình thức phát phiếu hẹn để có thể kiểm soát lượt vào và giảm thiểu tình trạng ùn tắc. Tuy nhiên, với hình thức này, nhiều người cũng phải đến từ sớm xếp hàng, thậm chí chen chúc nhau đăng ký lịch hẹn.

Trấn Thành thu 450 tỉ và nghịch lý trong việc nhà nước đổ tiền vào phim

Hào Hoa - Huyền Chi |

Câu chuyện nhà nước đổ tiền đầu tư cho các dự án phim từng được bàn đi bàn lại trong suốt thời gian dài. Trước chiến lược công nghiệp hóa văn hóa, công nghiệp hóa điện ảnh, chuyện nhà nước nên đầu tư thế nào cho phim nội lại được mang ra bàn lại.

Luồn lách đi qua đoạn đường rộng chưa đầy 1 mét ở Hà Nội

KHÁNH AN |

Hàng loạt phương tiện phải luồn lách, đi lên vỉa hè do lòng đường Lương Thế Vinh (Nam Từ Liêm, Hà Nội) bị chiếm trọn bởi một công trình.

Xử phạt thanh niên chuyển cuộc gọi đến đường dây nóng Bộ Công an

Quang Việt |

Liên quan đến vụ việc chuyển cuộc gọi đến đường dây nóng của Bộ Công an sai quy định, Công an tỉnh Thái Nguyên vừa ra Quyết định xử phạt hành chính 7,5 triệu đồng đối với Phạm Quốc T (29 tuổi, TP.Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên).

Các khu công nghiệp ở Hải Phòng đang cần thêm hàng chục nghìn lao động

Mai Dung |

Hải Phòng - Theo thống kê của Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng, bước sang năm 2022, các doanh nghiệp thuộc các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố có nhu cầu tuyển dụng gần 70.000 lao động, trong đó, phần lớn là lao động phổ thông.

Hải Phòng bảo đảm quyền lợi cho người lao động là F0 điều trị tại nhà

Đặng Luân |

Hải Phòng - Sở Y tế TP.Hải Phòng vừa có Công văn số 732/SYT-NVY về việc cấp hồ sơ đề nghị hưởng chế độ BHXH đối với người lao động là F0 được cách ly, quản lý, theo dõi, khám và điều trị tại nhà.

Đối thoại tại nơi làm việc, chìa khóa tháo gỡ tranh chấp lao động

Trần Thị Nguyệt - Phó Chủ tịch Công đoàn KKT Đông Nam Nghệ An |

Đối thoại tại nơi làm việc là giải pháp quan trọng tạo nên sự thấu hiểu, chia sẻ lẫn nhau giữa chủ doanh nghiệp và người lao động, xây dựng niềm tin, "chìa khóa" tháo gỡ ngòi nổ tranh chấp lao động.