Điểm lại những kiến nghị sửa đổi điều kiện hưởng gói 26.000 tỉ đồng

ANH THƯ |

Quá trình thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP (gói 26.000 tỉ đồng) và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg về hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội cho biết vẫn còn gặp một số vướng mắc, cần được tháo gỡ.

Nhiều thủ tục thụ hưởng khó thực hiện

Về chính sách hỗ trợ người lao động ngừng việc, Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg quy định rõ: Người lao động được hỗ trợ khi thuộc đối tượng phải cách ly y tế hoặc trong các khu vực bị phong tỏa theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trong thành phần hồ sơ giải quyết chế độ người lao động ngừng việc phải có “Bản sao văn bản yêu cầu cách ly của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian từ 1.5.2021 đến hết ngày 31.12.2021”.

Tuy nhiên, trên thực tế, người lao động trong các khu vực phong tỏa (tòa nhà, khu dân cư) không được nhận quyết định phong tỏa của cơ quan có thẩm quyền. Mặt khác, trong bối cảnh giãn cách xã hội, việc cung cấp bản sao để giải quyết chế độ gặp nhiều khó khăn.

Về hồ sơ, thủ tục giải quyết chế độ hỗ trợ cho đối tượng F1 đã hoàn thành cách ly, tại Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg quy định, hồ sơ đề nghị hỗ trợ đối với F1 đã kết thúc cách ly gồm 4 loại giấy tờ, trong đó có “Biên nhận thu tiền ăn của cơ sở cách ly”.

Nhưng trên thực tế, đa số đối tượng F1 không có giấy biên nhận thu tiền ăn (cơ sở cách ly không cấp hoặc đã cấp nhưng đánh mất hoặc chuyển khoản chung cả nhóm). Vì vậy, nhiều quận, huyện không thu được hồ sơ, hoặc có rất ít hồ sơ đề nghị hỗ trợ.

Với chính sách vay vốn để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất, Quyết định số 23 quy định, người sử dụng lao động hoạt động trong lĩnh vực vận tải, hàng không, du lịch, dịch vụ lưu trú và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để phục hồi sản xuất, kinh doanh đã hoàn thành quyết toán thuế năm 2020 tại thời điểm đề nghị vay vốn.

Tuy nhiên, việc quyết toán thuế đối với doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp có quy mô lớn, sử dụng nhiều lao động thì để hoàn thành quyết toán cần thời gian khá dài.

Trong bối cảnh giãn cách xã hội như hiện nay, việc quyết toán thuế của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp chưa đáp ứng được điều kiện này, dẫn đến số doanh nghiệp được vay vốn trả lương còn thấp.

Lao động tự do khó tiếp cận

Về đối tượng hỗ trợ, người lao động làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên hoặc chi đầu tư và chi thường xuyên, cơ sở giáo dục dân lập, tư thục được hưởng chính sách hỗ trợ khi tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương, chấm dứt hợp đồng lao động (không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp).

Điều này đồng nghĩa, những người lao động làm việc tại hộ kinh doanh và các loại hình sản xuất kinh doanh khác phải tạm hoãn hợp đồng lao động nghỉ việc không hưởng lương, chấm dứt hợp đồng lao động, do tác động bởi dịch COVID-19, nếu đủ điều kiện theo quy định cũng không thuộc đối tượng được hỗ trợ.

Thêm vào đó, trên thực tế, nhiều người lao động chưa ký hợp đồng lao động, chưa được tham gia bảo hiểm xã hội đầy đủ, hoặc đã tham gia bảo hiểm xã hội nhưng doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội. Vì thế, một bộ phận người lao động không đủ điều kiện để nhận được gói hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.

Đối với lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) và một số đối tượng đặc thù khác, theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội, người lao động không ký hợp đồng lao động, không đóng bảo hiểm làm việc tại các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã và các đơn vị khác không phải là đối tượng đặc thù của từng địa phương, mà chung của các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Vì thế, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội đề nghị bổ sung đối tượng nêu trên được hưởng theo Nghị quyết số 68/NQ-CP; đồng thời quy định về điều kiện được hưởng và trình tự thủ tục để áp dụng trong toàn quốc...

Trước những vướng mắc xuất phát từ thực tiễn này, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn tháo gỡ và tổng hợp báo cáo Chính phủ xem xét tháo gỡ, tạo điều kiện để các địa phương đưa nguồn lực hỗ trợ an sinh xã hội đến các đối tượng thụ hưởng nhanh chóng, kịp thời.

ANH THƯ
TIN LIÊN QUAN

Xác nhận cho 41.999 lao động ngừng việc nhận hỗ trợ từ gói 26.000 tỉ đồng

ANH THƯ |

Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã xác nhận danh sách cho 490.382 lao động của 23.347 đơn vị sử dụng lao động để hưởng các chính sách hỗ trợ gói 26.000 tỉ đồng, trong đó có 41.999 lao động ngừng việc nhận hỗ trợ 1 triệu đồng/người của 1.058 đơn vị.

52.000 lao động tự do ở Hà Nội đã nhận tiền hỗ trợ từ gói 26.000 tỉ đồng

ANH THƯ |

Tại Hà Nội, có 72.000 người lao động tự do có quyết định nhận hỗ trợ với số tiền gần 108 tỉ đồng, trong đó có hơn 52.000 người đã nhận tiền.

Gần 50.000 lao động tự do ở Hà Nội nhận hỗ trợ từ gói 26.000 tỉ đồng

ANH THƯ |

Tại Hà Nội, 49.982 lao động tự do được phê duyệt hỗ trợ từ gói 26.000 tỉ đồng, trong đó, đã thực hiện hỗ trợ cho 34.404 lao động.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Chờ đợi cuộc tái cấu trúc trên thị trường bất động sản

ANH HUY |

Ở góc độ tích cực, bối cảnh trầm lắng, tắc thanh khoản của thị trường bất động sản (BĐS) trong nhiều tháng qua thúc đẩy cuộc tái cấu trúc trên thị trường mạnh mẽ hơn. Không chỉ doanh nghiệp cơ cấu lại sản phẩm, mà nhà đầu tư cũng dần tiệm cận với cách thức đầu tư lành mạnh và tầm nhìn dài hạn. 

Xác nhận cho 41.999 lao động ngừng việc nhận hỗ trợ từ gói 26.000 tỉ đồng

ANH THƯ |

Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã xác nhận danh sách cho 490.382 lao động của 23.347 đơn vị sử dụng lao động để hưởng các chính sách hỗ trợ gói 26.000 tỉ đồng, trong đó có 41.999 lao động ngừng việc nhận hỗ trợ 1 triệu đồng/người của 1.058 đơn vị.

52.000 lao động tự do ở Hà Nội đã nhận tiền hỗ trợ từ gói 26.000 tỉ đồng

ANH THƯ |

Tại Hà Nội, có 72.000 người lao động tự do có quyết định nhận hỗ trợ với số tiền gần 108 tỉ đồng, trong đó có hơn 52.000 người đã nhận tiền.

Gần 50.000 lao động tự do ở Hà Nội nhận hỗ trợ từ gói 26.000 tỉ đồng

ANH THƯ |

Tại Hà Nội, 49.982 lao động tự do được phê duyệt hỗ trợ từ gói 26.000 tỉ đồng, trong đó, đã thực hiện hỗ trợ cho 34.404 lao động.