Dịch COVID-19: 3 kịch bản dự báo thị trường lao động trong thời gian tới

ANH THƯ |

Trước diễn biến của dịch COVID-19, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội nêu một số kịch bản dự báo ảnh hưởng đến thị trường lao động trong tháng 3.

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết, ảnh hưởng của dịch COVID-19 tác động đến thị trường lao động thể hiện qua các chỉ số như nhu cầu tuyển lao động ở tất cả các địa phương đều giảm so với cùng kỳ năm 2019, mức độ giảm dao động từ 20-30%, thậm chí có nơi giảm mạnh như TP. Hồ Chí Minh tới 40%, TP. Hà Nội 36,7%.

Cụ thể, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà nội từ đầu năm đến nay mới tiếp nhận thông tin của gần 700 doanh nghiệp đăng ký tuyển lao động với 7.150 vị trí tuyển dụng.

Phân tích về nguyên nhân nhu cầu tuyển dụng lao động giảm, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho rằng, các ngành mà sử dụng lao động lớn nhất như dệt may, hàng không, dịch vụ, du lịch,… là những ngành bị tác động mạnh của COVID-19 như thiếu nguồn nguyên liệu sản xuất từ Trung Quốc, khách du lịch chiếm tỷ trọng lớn như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản,…

Căn cứ vào dự báo mức tăng trưởng GDP của Việt Nam, và diễn biến của dịch, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội dự báo một số kịch bản dự báo đến thị trường lao động.

Cụ thể, nếu dịch được khống chế trong tháng 3 và nền kinh tế quay lại trạng thái bình ổn, GDP quý 1.2020 sẽ tăng trưởng chậm hơn so với mục tiêu đề ra từ 0,3%-0,5% thì số lao động bị giảm giờ làm bị hoặc mất việc làm là từ 132 nghìn đến 220 nghìn lao động.

Trường hợp diễn biến dịch có xu thế đi ngang như hiện nay, GDP quý 1 sẽ tăng trưởng chậm hơn so với mục tiêu đề ra khoảng 1 – 2% thì số lao động bị giảm giờ làm bị hoặc mất việc làm là từ 440 nghìn đến 880 nghìn lao động.

Nếu tình huống dịch bùng phát, GDP quý 1.2020 sẽ tăng trưởng chậm hơn so với mục tiêu đề ra từ 2-3% thì số lao động bị giảm giờ làm bị hoặc mất việc làm là từ 880 nghìn đến 1,32 triệu lao động.

Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, uớc tính các ngành công nghiệp chế biến - chế tạo, vận tải và kho bãi, du lịch sẽ chịu ảnh hưởng nhiều nhất, với số người chịu ảnh hưởng chiếm khoảng 75-85% tổng số bị ảnh hưởng theo các ước tính ở trên.

"Với các kịch bản trên thì ngay trong tháng 3 này áp lực về người lao động mất việc làm sẽ tăng ít nhất 2 lần so với cùng kỳ năm ngoái", báo cáo của bộ nêu rõ.

ANH THƯ
TIN LIÊN QUAN

Vừa chống dịch, vừa tìm việc cho người lao động

Hoàng Văn Minh |

“Tay chống dịch, tay tìm việc cho người lao động” - đó là ví von của ông Hồ Sĩ Tân - Chủ tịch Công đoàn (CĐ) Cty Vinakad - chuyên về dệt may ở khu công nghiệp Hòa Khánh (Đà Nẵng).

Bảo vệ người lao động trong đại dịch COVID-19

Thanh Huyền |

Đại dịch COVID -19 đang tạo ra những sự đình trệ nhất định cho tất cả mọi hoạt động trong xã hội, và việc sản xuất kinh doanh không phải là ngoại lệ. Khó khăn là tình hình chung, nhưng để có thể trụ vững và “phục hồi” lại sau dịch, doanh nghiệp cần phải có những chính sách để người lao động an tâm làm việc, và đồng hành cùng doanh nghiệp để “vượt qua dịch bệnh”.

Tiền lương được chi trả không thấp hơn lương tối thiểu vùng

Nam Dương |

Bạn đọc Hoàng Lan (ở quận Thủ Đức, TP.Hồ Chí Minh) hỏi: Tình hình dịch COVID-19 đang có những diễn biến phức tạp. Cho tôi hỏi, nếu trường hợp người lao động phải cách ly theo yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền, nhưng vẫn có làm việc qua các phần mềm, mạng xã hội như Zalo, Facebook… thì được trả lương thế nào? Trường hợp người lao động vì lý do phải cách ly mà không làm được các công việc thì công ty phải trả lương thế nào?

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Chờ đợi cuộc tái cấu trúc trên thị trường bất động sản

ANH HUY |

Ở góc độ tích cực, bối cảnh trầm lắng, tắc thanh khoản của thị trường bất động sản (BĐS) trong nhiều tháng qua thúc đẩy cuộc tái cấu trúc trên thị trường mạnh mẽ hơn. Không chỉ doanh nghiệp cơ cấu lại sản phẩm, mà nhà đầu tư cũng dần tiệm cận với cách thức đầu tư lành mạnh và tầm nhìn dài hạn. 

Vừa chống dịch, vừa tìm việc cho người lao động

Hoàng Văn Minh |

“Tay chống dịch, tay tìm việc cho người lao động” - đó là ví von của ông Hồ Sĩ Tân - Chủ tịch Công đoàn (CĐ) Cty Vinakad - chuyên về dệt may ở khu công nghiệp Hòa Khánh (Đà Nẵng).

Bảo vệ người lao động trong đại dịch COVID-19

Thanh Huyền |

Đại dịch COVID -19 đang tạo ra những sự đình trệ nhất định cho tất cả mọi hoạt động trong xã hội, và việc sản xuất kinh doanh không phải là ngoại lệ. Khó khăn là tình hình chung, nhưng để có thể trụ vững và “phục hồi” lại sau dịch, doanh nghiệp cần phải có những chính sách để người lao động an tâm làm việc, và đồng hành cùng doanh nghiệp để “vượt qua dịch bệnh”.

Tiền lương được chi trả không thấp hơn lương tối thiểu vùng

Nam Dương |

Bạn đọc Hoàng Lan (ở quận Thủ Đức, TP.Hồ Chí Minh) hỏi: Tình hình dịch COVID-19 đang có những diễn biến phức tạp. Cho tôi hỏi, nếu trường hợp người lao động phải cách ly theo yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền, nhưng vẫn có làm việc qua các phần mềm, mạng xã hội như Zalo, Facebook… thì được trả lương thế nào? Trường hợp người lao động vì lý do phải cách ly mà không làm được các công việc thì công ty phải trả lương thế nào?