Dịch càng kéo dài, công nhân càng lo lắng

Bảo Hân |

Nhiều công nhân lao động đang rất lo lắng sẽ lâm vào tình cảnh thiếu thốn nếu dịch COVID-19 kéo dài.

Chị Sìn Thị Phương - công nhân Khu công nghiệp Thăng Long (Hà Nội) - đã xin nghỉ không lương từ cuối tháng 7.2021 để về quê tại Phú Thọ với 2 con.

“Dịch diễn biến phức tạp, công việc không ổn định, thu nhập giảm, trong khi con còn nhỏ, nên tôi đành xin nghỉ việc không lương để trở về quê, có thời gian chăm con nhỏ, chấp nhận không có thu nhập” - chị Phương lý giải.

Chị Phương và chồng đều làm công nhân, tổng thu nhập của cả 2 khoảng 15 triệu đồng/tháng - mức thu nhập mà chị Phương cho biết phải “chi li” lắm mới đủ để trang trải cuộc sống tha hương.

Về quê, chị Phương chỉ mới nhận được lương của tháng 7, được 5 triệu đồng, còn tháng 8 không có lương. Dù cuộc sống ở quê không phải chi nhiều như ở thành phố, nhưng cũng khá chật vật khi phải nuôi 2 con. Ông bà ở quê đều không có lương nên không thể hỗ trợ cho chị Phương được nhiều về tài chính, ngoài giúp đỡ những sinh hoạt hàng ngày, chăm các cháu.

Chồng chị Phương vẫn đang “mắc kẹt” trong phòng trọ ở thôn Bầu ((xã Kim Chung, huyện Đông Anh, TP.Hà Nội), chưa thể đi làm. Chị Phương kể, tháng vừa rồi không thấy chồng gửi tiền về, chị đoán thu nhập của anh còn không đủ tiêu trên thành phố.

“Hơn 1 tháng nay, chồng tôi nghỉ làm ở trong phòng trọ, thu nhập cả tháng chỉ được 70% lương cơ bản, tính khoảng 5 triệu đồng. Trong khi đó, riêng tiền thuê nhà đã là 500.000 đồng/tháng rồi, chưa kể phải chi tiêu các khoản khác nữa” - chị Phương cho hay. Đồng thời, chị bày tỏ lo lắng khi con còn nhỏ, rất nhiều thứ phải chi. Trong đó, con đầu năm nay vào lớp 1, cần mua sắm nhiều thứ để chuẩn bị cho năm học…

Theo khảo sát của phóng viên, hiện có rất nhiều công nhân tại thôn Bầu vẫn phải nghỉ làm, ở nhà. Không được đi làm, họ chỉ được hưởng 60-70% mức lương cơ bản, tính ra chỉ khoảng 4-5 triệu đồng/tháng. Mức thu nhập này, dĩ nhiên không đảm bảo trang trải cho cuộc sống, nhất là đối với những người đã có gia đình. Trong khi đó, tiền nhà, tiền điện nước, tiền thực phẩm… vẫn phải chi tiêu, thậm chí còn phải trả nhiều hơn khi giá cả có chiều hướng đắt hơn bình thường.

Những gia đình công nhân đã có con đi học thì lại càng lo lắng hơn khi vào đầu năm học mới, có rất nhiều khoản phải chi tiền. Nghỉ ở nhà, họ không thể đi làm thêm vì giãn cách xã hội, không có cách nào khác để kiếm thêm cho có “đồng ra đồng vào”. Vì vậy, họ rất mong sớm được quay trở lại làm việc để có được thu nhập ổn định như trước - dẫu rằng với mức thu nhập bình thường thì cuộc sống của họ vẫn rất khó khăn, chật vật.

Bảo Hân
TIN LIÊN QUAN

COVID-19, con 4 tháng tuổi của công nhân xe buýt uống nước cơm thay sữa

Đặng Tiến |

“7 ngày nay, bữa cơm nào vợ chồng em cũng chỉ ăn với trứng do nhà hảo tâm hỗ trợ, hết luộc, lại rán" - đó là tâm sự của công nhân Trần Dụng Viễn (quê Thừa Thiên - Huế), nhân viên sửa chữa xe buýt Xí nghiệp Xe buýt nhanh BRT Hà Nội (Tổng Công ty Vận tải Hà Nội).

Con học online, vợ chồng công nhân nghèo không dám mơ mua máy tính

Bảo Hân |

“Với thu nhập như hiện nay, trong khi quá nhiều thứ phải chi, tôi không dám nghĩ đến việc mua một bộ máy tính để con học online. Bình thường, thu nhập của cả hai vợ chồng công nhân chỉ đủ trang trải cho cuộc sống gia đình, trong khi vừa qua, cả 2 vợ chồng phải nghỉ ở làm ở nhà một tháng".

Sắp sản xuất trở lại, công nhân mừng nhiều hơn lo

Kỳ Quan |

Từ kết quả kiểm soát dịch bệnh COVID-19, tỉnh Long An chuẩn bị cho các doanh nghiệp mở cửa sản xuất trở lại trong điều kiện bình thường mới. Trước thông tin này, hầu hết công nhân lao động (CNLĐ) đều vui mừng, nhưng vẫn có nhiều người lo lắng.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Chờ đợi cuộc tái cấu trúc trên thị trường bất động sản

ANH HUY |

Ở góc độ tích cực, bối cảnh trầm lắng, tắc thanh khoản của thị trường bất động sản (BĐS) trong nhiều tháng qua thúc đẩy cuộc tái cấu trúc trên thị trường mạnh mẽ hơn. Không chỉ doanh nghiệp cơ cấu lại sản phẩm, mà nhà đầu tư cũng dần tiệm cận với cách thức đầu tư lành mạnh và tầm nhìn dài hạn. 

COVID-19, con 4 tháng tuổi của công nhân xe buýt uống nước cơm thay sữa

Đặng Tiến |

“7 ngày nay, bữa cơm nào vợ chồng em cũng chỉ ăn với trứng do nhà hảo tâm hỗ trợ, hết luộc, lại rán" - đó là tâm sự của công nhân Trần Dụng Viễn (quê Thừa Thiên - Huế), nhân viên sửa chữa xe buýt Xí nghiệp Xe buýt nhanh BRT Hà Nội (Tổng Công ty Vận tải Hà Nội).

Con học online, vợ chồng công nhân nghèo không dám mơ mua máy tính

Bảo Hân |

“Với thu nhập như hiện nay, trong khi quá nhiều thứ phải chi, tôi không dám nghĩ đến việc mua một bộ máy tính để con học online. Bình thường, thu nhập của cả hai vợ chồng công nhân chỉ đủ trang trải cho cuộc sống gia đình, trong khi vừa qua, cả 2 vợ chồng phải nghỉ ở làm ở nhà một tháng".

Sắp sản xuất trở lại, công nhân mừng nhiều hơn lo

Kỳ Quan |

Từ kết quả kiểm soát dịch bệnh COVID-19, tỉnh Long An chuẩn bị cho các doanh nghiệp mở cửa sản xuất trở lại trong điều kiện bình thường mới. Trước thông tin này, hầu hết công nhân lao động (CNLĐ) đều vui mừng, nhưng vẫn có nhiều người lo lắng.