Dịch bệnh COVID-19: Công nhân “mắc kẹt” trong phòng trọ

Quế Chi - Hà Anh |

Dịch COVID-19 khiến nhiều công nhân (CN) khu công nghiệp phải tạm nghỉ việc hoặc chỉ làm 1 vài ngày trong tuần, thu nhập giảm sút. Hơn nữa, tuân thủ lệnh cách ly xã hội, nhiều CN không về quê mà ở lại, “mắc kẹt” trong chính căn phòng trọ chật hẹp của mình.

Vợ một nơi, chồng con một nẻo

Chiều 21.4, chị Trương Thị Hương - công nhân (CN) một công ty (Cty) điện tử tại Khu Công nghiệp (KCN) Bắc Thăng Long - ngồi ở bậc cửa ra vào của một phòng trọ tại thôn Bầu, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội để nói chuyện điện thoại với bạn. “Ở trong phòng trọ chật chội, bí bách nên tôi ngồi ở ngoài này cho dễ chịu hơn chút” - chị Hương giải thích.

Căn phòng trọ chật chội đến mức chỉ cần một chiếc giường đã chiếm đến một nửa diện tích. Phòng trọ thậm chí còn không có khu vệ sinh riêng. Còn để nấu ăn, chị Hương phải kê bàn cùng chiếc bếp gas ở ngoài hành lang đi lại trước cửa phòng mình.

Năm nay 31 tuổi, chị Hương đã có 8 năm làm CN tại KCN Bắc Thăng Long. Chị Hương chia sẻ, trong suốt quãng thời gian làm CN, chị chưa bao giờ cảm thấy khó khăn, chật vật như hiện nay khi việc làm, thu nhập bị giảm. “Trước đây, khi không có dịch, thu nhập được khoảng 6 triệu đồng/tháng. Nếu tháng nào tăng ca, làm thêm thì được khoảng 7 triệu đồng/tháng. Chồng tôi làm nghề tự do, thu nhập cũng được 7-8 triệu đồng/tháng”- chị Hương cho biết.

Anh chị có một con, do thu nhập thấp, nơi ở chật chội nên đành gửi về quê nhờ ông bà chăm sóc, lo chuyện học hành. Chị Hương tính toán, với mức thu nhập trên, trừ đi các khoản thì hằng tháng, anh chị gần như không dành dụm được gì. Cuộc sống vốn đã khó khăn nay càng chật vật hơn khi xảy ra dịch COVID-19. 2 tháng nay, chồng chị không có việc nên đành phải về quê ở cùng con. Ở quê anh không có việc làm, không có thu nhập. Còn chị Hương vẫn phải ở lại Hà Nội vì Cty vẫn làm việc. Vậy là chồng con một nơi, vợ một nơi.

“Bây giờ, công ty ít việc nên CN được nghỉ nhiều. Như tuần này, tôi mới làm được 1 ngày thứ 2 thì Cty đã cho nghỉ đến hết tuần. Tuần trước nữa, tôi chỉ làm 2 ngày trong tuần”- chị Hương kể. Theo phỏng đoán của chị Hương, nếu nghỉ làm suốt như thế này, chị chỉ được hưởng 70% lương, tính ra chỉ khoảng 4 triệu đồng. Số tiền này chắc chắn không đủ cho sinh hoạt của gia đình chị trong 1 tháng.

Bản thân chị thời gian này đi làm ít, chủ yếu “giam mình” trong phòng trọ.

Chỉ toàn ăn và chơi ở phòng trọ

Vợ chồng chị Lê Thị Thu Hiền cùng làm CN tại một Cty cơ khí tại KCN Bắc Thăng Long. Một tháng nay, gia đình chị cũng lâm vào tình cảnh “mắc kẹt” trong phòng trọ tương tự.

Chị Hiền cùng chồng và 2 con đang thuê trọ tại xã Hải Bối, huyện Đông Anh. Một tháng nay, do dịch COVID-19, hai vợ chồng phải tạm ngừng việc theo quyết định của Cty nên “chỉ toàn ăn và chơi ở phòng trọ”- như lời chị Hiền nói. Do không đi làm trong khi mọi khoản khác vẫn phải chi như bình thường nên hiện giờ anh chị chỉ còn vài trăm nghìn đồng trong túi.

“Cty mới thông báo nghỉ thôi chứ chưa nói trả lương như thế nào. Đến hôm nay, tôi chưa nhận được lương nên chưa biết sẽ được bao nhiêu. Nhưng tôi nghĩ chắc chỉ được 70% lương so với tháng trước” - chị Hiền phỏng đoán.

“Trước đây, khi đi làm bình thường, hai vợ chồng còn được bữa ăn trưa ở Cty nên đỡ tiền ăn hơn. Bây giờ không đi làm, gia đình phải mất thêm một bữa ăn trưa nữa, lại thêm phần tốn kém” - chị Hiền chia sẻ. Chị Hiền cho biết thêm, tiền của hai vợ chồng đang cạn, mấy ngày nữa chắc chắn phải vay mượn bạn bè để chờ đến khi có lương.

Chiều 21.4, chị phải nhờ hàng xóm trông con để ra nhận 2kg gạo từ chương trình ATM gạo miễn phí do UBND huyện Đông Anh tổ chức. Chị Hiền mong dịch sớm được khống chế và Cty hoạt động trở lại để thoát khỏi tình cảnh này, đưa cuộc sống trở lại bình thường như trước đây.

Quế Chi - Hà Anh
TIN LIÊN QUAN

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Chờ đợi cuộc tái cấu trúc trên thị trường bất động sản

ANH HUY |

Ở góc độ tích cực, bối cảnh trầm lắng, tắc thanh khoản của thị trường bất động sản (BĐS) trong nhiều tháng qua thúc đẩy cuộc tái cấu trúc trên thị trường mạnh mẽ hơn. Không chỉ doanh nghiệp cơ cấu lại sản phẩm, mà nhà đầu tư cũng dần tiệm cận với cách thức đầu tư lành mạnh và tầm nhìn dài hạn. 

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Chênh lệch sốc giữa tài sản 1% người giàu nhất thế giới và 99% còn lại

Song Minh |

1% người giàu nhất thế giới đã trở nên giàu có hơn rất nhiều, nhanh hơn rất nhiều so với 99% phần còn lại của thế giới.

Ghe chở hoa xuân rực rỡ, tấp nập về chợ hoa trên sông lớn nhất TPHCM

KHÁNH LINH - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Từ chiều nay 25 tháng Chạp (ngày 16.1), ghe hoa từ các tỉnh miền Tây đã tấp nập cập bến Bình Đông (quận 8, TPHCM), chợ hoa “Trên bến dưới thuyền” cũng chính thức khai mạc. Tết này, hoa về bến Bình Đông đa dạng về chủng loại, rực rỡ sắc màu, giá cả không tăng so với những Tết trước.