Đề xuất “nới trần” giờ làm thêm trong tháng lên 72 giờ

THƯ THẢO |

Theo chuyên gia, việc nâng giờ làm thêm trong tháng không quá 40 giờ lên không quá 72 giờ chỉ là giải pháp tạm thời, áp dụng trong thời gian ngắn.

Là công nhân tại doanh nghiệp ở Khu Công nghiệp Thăng Long (Hà Nội), chị Vi Thỉ Tá cho biết, công ty cũng tuân thủ quy định làm thêm không quá 40 giờ/tháng.

Do có con nhỏ, chị Tá chỉ tranh thủ làm thêm được ngày nào hay ngày đó. Còn lại, nhiều công nhân khác sẽ đi làm thêm nhiều hơn; nhưng không chế không quá 40 giờ/tháng.

Lương cơ bản được 5 triệu đồng/tháng, nếu chị Tá tăng ca thì mới có thu nhập 6-7 triệu đồng/tháng. Nhà ở thuê, lại có thêm con nhỏ nên hai vợ chồng chị Tá đều muốn "cày" thêm để có tiền trang trải cuộc sống.

Một chủ tịch Công đoàn cơ sở công ty may tại Bắc Giang cho hay, khách hàng của công ty từ châu Âu, Mỹ, họ có yêu cầu cụ thể về thời gian làm việc. Hiện số giờ làm thêm của công ty nằm trong khoảng cho phép, không quá 40 giờ/tháng.

Chủ tịch Công đoàn cơ sở này cho biết: “Quan điểm của lãnh đạo công ty là lương vẫn phải tăng nhưng giờ làm việc phải giảm dần. Nếu xí nghiệp, xưởng nào có nhu cầu làm thêm giờ do hàng hoá gấp quá, muốn đăng ký 30 phút hay 1 tiếng phải xin ý kiến chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo, sau đó mới bố trí cắt điện muộn hơn".

Theo chủ tịch công đoàn cơ sở này, công ty trả lương không theo theo thời gian mà theo sản phẩm. Bình quân thu nhập của công nhân là 10,5 triệu đồng/người/tháng.

Trao đổi về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Lan Hương - nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) cho hay, theo kinh nghiệm quốc tế, họ sẽ quy định giờ làm thêm theo năm chứ không theo tháng, tuần. Điều quan trọng là cần chú ý đến các biện pháp về an toàn vệ sinh lao động, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi cho người lao động…

Theo bà Hương, do ảnh hưởng dịch bệnh nên doanh nghiệp rất “khát” lao động, việc kéo dài giờ làm thêm cũng là một giải pháp. Bên cạnh đó, nhu cầu đi làm lại của người lao động rất cao vì họ đã bị bào mòn sau 2 năm tác động của dịch COVID-19.

Tuy nhiên, việc nâng giờ làm thêm không quá 40 giờ lên không quá 72 giờ là chỉ giải pháp tạm thời, cần áp dụng trong thời gian ngắn. Bởi xét về lâu dài, xu thế chung phải “kéo” số giờ làm việc giảm đi.

“Nếu quy định giờ làm thêm tối đa, chúng ta cần chỉ rõ nhóm ngành nghề nào được làm thêm không quá 72 giờ chứ không thể cào bằng bất kì ngành nghề nào. Vừa qua, ngành nào thiệt hại lớn về lao động do đóng cửa, thực hiện các giải pháp về y tế thì được khuyến khích tăng thời gian làm thêm” – bà Hương nói.

Trước đó, chiều 10.3, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét dự thảo Nghị quyết về thời giờ làm thêm trong 1 tháng và trong 1 năm của người lao động.

Theo Bộ trưởng Lao động Thương binh Xã hội Đào Ngọc Dung, Điều 107 Bộ luật Lao động quy định làm thêm không quá 40 giờ mỗi tháng; một số ngành, nghề, công việc (như dệt may, da, giày, chế biến thủy hải sản...) được làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ mỗi năm.

Xét thấy chính sách về làm thêm giờ cũng là một trong những giải pháp góp phần hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động nên Chính phủ đề xuất nâng số giờ làm thêm trong một tháng của người lao động từ không quá 40 giờ lên không quá 72 giờ và số giờ làm thêm trong một năm của người lao động là không quá 300 giờ, được áp dụng cho tất cả các ngành, nghề, công việc.

Một số Hiệp hội có ý kiến đề xuất tăng giới hạn làm thêm giờ từ 300 giờ lên 400 giờ trong một năm.

THƯ THẢO
TIN LIÊN QUAN

Xem xét tăng số giờ làm thêm trong 1 tháng của người lao động

Phạm Đông |

Chiều 10.3, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét dự thảo Nghị quyết về thời giờ làm thêm trong 1 tháng và trong 1 năm của người lao động.

Bỏ trần 40 giờ làm thêm mỗi tháng: Bỏ trần chỉ nên tạm thời, lâu dài phải tăng năng suất lao động

Đỗ Phương |

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đề xuất bỏ trần làm thêm 40 giờ mỗi tháng để đảm bảo cung ứng, phục hồi sản xuất sau đại dịch... Thời gian dự kiến điều chỉnh quy định về giờ làm thêm nêu trên được đề xuất có hiệu lực đến 31.12.2024. Theo quy định hiện hành, người (NLĐ) lao động có thể từ chối nếu không muốn làm thêm, song thực tế, CNLĐ bao giờ cũng yếu thế hơn trong việc đàm phán với người sử dụng lao động.

Xem xét điều chỉnh tăng giờ làm thêm: Đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, sức khoẻ cho người lao động

Nhóm PV |

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang đề xuất tăng giờ làm thêm vượt quy định trong tháng của người lao động đối với các doanh nghiệp. Ông Lê Đình Quảng - Phó ban Chính sách - Pháp luật (Tổng LĐLĐVN) - cho rằng, trong bối cảnh tác động của dịch COVID-19, việc đề xuất tăng thời gian làm thêm là cần thiết để tháo gỡ khó khăn, đảm bảo hoạt động của DN, giúp chuỗi cung ứng không bị đứt gãy. Tuy nhiên việc tăng giờ làm thêm phải đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, chế độ đãi ngộ làm thêm giờ và sức khoẻ của người lao động.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Xem xét tăng số giờ làm thêm trong 1 tháng của người lao động

Phạm Đông |

Chiều 10.3, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét dự thảo Nghị quyết về thời giờ làm thêm trong 1 tháng và trong 1 năm của người lao động.

Bỏ trần 40 giờ làm thêm mỗi tháng: Bỏ trần chỉ nên tạm thời, lâu dài phải tăng năng suất lao động

Đỗ Phương |

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đề xuất bỏ trần làm thêm 40 giờ mỗi tháng để đảm bảo cung ứng, phục hồi sản xuất sau đại dịch... Thời gian dự kiến điều chỉnh quy định về giờ làm thêm nêu trên được đề xuất có hiệu lực đến 31.12.2024. Theo quy định hiện hành, người (NLĐ) lao động có thể từ chối nếu không muốn làm thêm, song thực tế, CNLĐ bao giờ cũng yếu thế hơn trong việc đàm phán với người sử dụng lao động.

Xem xét điều chỉnh tăng giờ làm thêm: Đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, sức khoẻ cho người lao động

Nhóm PV |

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang đề xuất tăng giờ làm thêm vượt quy định trong tháng của người lao động đối với các doanh nghiệp. Ông Lê Đình Quảng - Phó ban Chính sách - Pháp luật (Tổng LĐLĐVN) - cho rằng, trong bối cảnh tác động của dịch COVID-19, việc đề xuất tăng thời gian làm thêm là cần thiết để tháo gỡ khó khăn, đảm bảo hoạt động của DN, giúp chuỗi cung ứng không bị đứt gãy. Tuy nhiên việc tăng giờ làm thêm phải đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, chế độ đãi ngộ làm thêm giờ và sức khoẻ của người lao động.