Đề xuất nâng mức hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động

Minh Phương |

Một số cán bộ, chuyên gia đề xuất nâng mức hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động để nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động phi chính thức...

Ngày 30.7, Báo Kinh tế & Đô thị cùng Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án An sinh Xã hội Việt Nam tổ chức tọa đàm chuyên đề “Đào tạo nghề cho lao động phi chính thức trong nền kinh tế số - Thực trạng và các cơ hội”.

Bàn về giải pháp đào tạo nghề cho lao động phi chính thức, ông Đào Trọng Độ - Vụ trưởng Vụ Đào tạo thường xuyên thuộc Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) cho biết, công tác đào tạo nghề ngắn hạn cho người lao động làm việc tại các doanh nghiệp và khu vực phi chính thức, lao động hưởng chính sách bảo hiểm thất nghiệp là chủ trương từ rất lâu.

Ông Đào Trọng Độ - Vụ trưởng Vụ Đào tạo thường xuyên thuộc Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp. Ảnh: Duy Khánh.
Ông Đào Trọng Độ. Ảnh: Duy Khánh.

Trong dịch COVID-19, để khôi phục thị trường đã có nhiều hội nghị quan trọng. Nghị quyết 06 của Chính phủ có nhiều giải pháp cụ thể, huy động sự tham gia của doanh nghiệp trong quá trình đào tạo vì doanh nghiệp biết cần gì, kỹ năng nào.

"Ví dụ với doanh nghiệp dệt may, khi tuyển vào người lao động có tay nghề, mỗi doanh nghiệp vẫn có những yêu cầu, kỹ năng khác nhau. Nếu giao các cơ sở đào tạo rất khó, trong khi doanh nghiệp tại đào tạo rất nhanh" - ông Độ cho hay.

Liên quan đến mức hỗ trợ đào tạo nghề theo Quyết định 46, ông Đào Trọng Bộ cho biết, khi Quyết đinhh 46 ban hành được 1-2 năm, Bộ LĐTBXH đã trình Chính phủ sửa đổi một số quy định để phù hợp bởi mức hỗ trợ (ăn, đi lại, chi phí đào tạo) còn thấp.

Từ đó đến nay, Bộ LĐTBXH tiếp tục có nhiều lần trình Chính phủ đề xuất sửa đổi quy định. Năm 2024, Chính phủ đã đưa vấn đề này vào chương trình công tác; đang xin ý kiến các cơ quan liên quan với quan điểm nâng mức hỗ trợ, trao quyền cho các địa phương quyết định mức hỗ trợ cho các đối tượng và từng loại hình hỗ trợ; đồng thời huy động các tổ chức tham gia.

Bà Vũ Thị Thanh Liễu - Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội cho biết: "Riêng với lĩnh vực bảo hiểm thất nghiệp, qua cách sẻ chia của người lao động, các trường nghề, chúng tôi muốn góp ý để Bộ Luật Lao động (sửa đổi) thời gian tới, Chính phủ có thể hỗ trợ tiền đi lại, ăn trưa cho người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp để hỗ trợ cho họ trong việc đi học đạt kết quả tốt hơn".

Ông Đào Trọng Độ - Vụ trưởng Vụ Đào tạo thường xuyên thuộc Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp. Ảnh: Duy Khánh.
Bà Vũ Thị Thanh Liễu. Ảnh: Duy Khánh.

Theo bà Liễu, nếu được như vậy sẽ tốt hơn cho người lao động rất nhiều, bởi mất việc làm đã là thiệt thòi rất lớn, số tiền trợ cấp lại chỉ bằng 60% mức lương bình quân 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

Như vậy, nếu học nghề phải chi trả thêm tiền đi lại, ăn trưa; hoặc nghề muốn theo học có mức giá yêu cầu cao hơn Nhà nước hỗ trợ (theo Quyết định 17 của Thủ tướng Chính phủ về giải quyết hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động bảo hiểm thất nghiệp, hỗ trợ không quá 4,5 đồng triệu/khoá học kéo dài 3 tháng; từ 3-6 tháng không quá 9 triệu đồng; người lao động chỉ được hỗ trợ 1,5 triệu đồng/tháng và không quá 6 tháng), người lao động sẽ không thấy hấp dẫn. Người lao động thất nghiệp thường là người lao động chính thức trong gia đình.

Tọa đàm Đào tạo nghề cho lao động phi chính thức trong nền kinh tế số. Ảnh: Duy Khánh.
Tọa đàm Đào tạo nghề cho lao động phi chính thức trong nền kinh tế số. Ảnh: Duy Khánh.

Theo thống kê của Bộ LĐTBXH, hiện nay, khoảng 35,3% lao động phi chính thức làm nghề giản đơn, chiếm tỉ trọng cao nhất trong 9 nhóm có sự tham gia của thị trường lao động phi chính thức.

Báo cáo điều tra lao động việc làm năm 2020 của Tổng cục Thống kê cho thấy, số lao động nữ không có trình độ chuyên môn chiếm tới 49,4%, tập trung vào lao động nữ ở nông thôn, trong độ tuổi trung niên, phụ nữ dân tộc thiểu số. Tỉ lệ lao động nữ làm thuê các công việc trong hộ gia đình chiếm đến 94,7% tổng số lao động làm thuê.

Minh Phương
TIN LIÊN QUAN

Người lao động ngành điện mong muốn tăng năng suất lao động

Mai Hương |

Nhiều người lao động trong ngành Điện mong muốn tăng năng suất lao động, cải thiện điều kiện làm việc và tăng thu nhập.

Tâm lý trọng bằng cấp khiến nhiều học sinh Hà Nội không muốn đi học nghề

LÊ PHƯƠNG - KHÁNH AN |

Tâm lý trọng bằng cấp vẫn còn tồn tại trong suy nghĩ của một số người dân khiến đa số học sinh ở Hà Nội sau khi tốt nghiệp cấp THPT đều đặt mục tiêu vào đại học, không muốn đi học nghề.

Lý do nhiều thí sinh quyết định rẽ ngang học nghề từ sớm

Thanh Hằng |

Chính sách học bổng, cam kết việc làm sau khi tốt nghiệp, mở thêm các nhóm ngành nghề mới có sức hút lớn… là những lý do khiến nhiều thí sinh quyết định rẽ hướng lựa chọn đăng ký vào các trường nghề.

Vỡ mộng "đào Pi"

LƯƠNG HẠNH |

Không còn những lời hô hào, mời gọi tham gia mạng lưới Pi Network (Pi) hay đổ xô dự những sự kiện liên quan đến tiền ảo Pi, thành viên ở các hội nhóm đầu tư tiền ảo Pi kêu gọi nhà đầu tư loại tiền này xóa các ứng dụng liên quan trong thời gian gần đây.

Giám đốc Sở GDĐT Thái Bình bị tạm đình chỉ công tác 15 ngày

TRUNG DU |

Ông Nguyễn Viết Hiển - Giám đốc Sở Giáo dục Đào tạo (GDĐT) Thái Bình bị tạm đình chỉ công tác 15 ngày để phục vụ thanh tra.

Đại giáo chủ Iran lệnh trả thù vụ ám sát thủ lĩnh Hamas

Thanh Hà |

Đại giáo chủ Iran Ali Khamenei đã ra lệnh tấn công trực tiếp Israel để trả đũa vụ ám sát thủ lĩnh Hamas Ismail Haniyeh tại Tehran.

Video mới về khoảnh khắc kinh hoàng vụ khủng bố 11.9

Song Minh |

Video mới công bố ghi lại chi tiết khoảnh khắc tòa tháp đôi sụp đổ trong vụ tấn công khủng bố 11.9 năm 2001 ở Mỹ.

Lê Đức Phát lỡ cơ hội giành vé vào vòng 1/8 cầu lông Olympic

MINH PHONG |

Lê Đức Phát chính thức chia tay Olympic Paris 2024 sau trận thua đáng tiếc 1-2 trước đối thủ người Ấn Độ.

Người lao động ngành điện mong muốn tăng năng suất lao động

Mai Hương |

Nhiều người lao động trong ngành Điện mong muốn tăng năng suất lao động, cải thiện điều kiện làm việc và tăng thu nhập.

Tâm lý trọng bằng cấp khiến nhiều học sinh Hà Nội không muốn đi học nghề

LÊ PHƯƠNG - KHÁNH AN |

Tâm lý trọng bằng cấp vẫn còn tồn tại trong suy nghĩ của một số người dân khiến đa số học sinh ở Hà Nội sau khi tốt nghiệp cấp THPT đều đặt mục tiêu vào đại học, không muốn đi học nghề.

Lý do nhiều thí sinh quyết định rẽ ngang học nghề từ sớm

Thanh Hằng |

Chính sách học bổng, cam kết việc làm sau khi tốt nghiệp, mở thêm các nhóm ngành nghề mới có sức hút lớn… là những lý do khiến nhiều thí sinh quyết định rẽ hướng lựa chọn đăng ký vào các trường nghề.