Đề xuất mới về nguyên tắc xây dựng thang, bảng lương: Cần quy định cứng để tránh “co rúm” thang bậc lương

LÊ PHƯƠNG |

Nghị định số 49/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ Luật lao động, ban hành giữa năm 2013, từng được đánh giá đã góp phần khắc phục cơ bản tình trạng doanh nghiệp “ép” mức lương của người lao động (NLĐ) và hạn chế khoảng cách bậc lương “có như không”.

Tuy nhiên, sau 5 năm triển khai, Nghị định phát sinh một số tồn tại cần được tháo gỡ, như: Khoảng cách bậc lương; lương cho nhóm công việc độc hại, nguy hiểm,… Gần đây, Bộ LĐTBXH đang dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 49, trong đó có đề xuất quy định mới về nguyên tắc xây dựng thang, bảng lương để phù hợp hơn với tình hình mới.

Những tồn tại cần sớm tháo gỡ

Một trong những tồn lại lớn của Nghị định 49 là nguyên tắc khoảng cách giữa các bậc lương ít nhất 5%; mức lương đối với công việc đòi hỏi lao động qua đào tạo phải cao hơn ít nhất 7% mức lương tối thiểu vùng; mức lương công việc có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm cao hơn ít nhất 5% hoặc 7% mức lương của công việc có độ phức tạp tương đương, trong điều kiện lao động bình thường, đã ảnh hưởng đến chính sách lương, cấu trúc thang, bảng lương của doanh nghiệp và không phù hợp với cơ chế thị trường.

Nhiều doanh nghiệp xây dựng thang bảng lương theo thâm niên (để bảo đảm khoảng cách ít nhất 5%), dẫn đến không khuyến khích trả lương theo công việc mà trả theo thâm niên, người có thâm niên nhiều phải trả lương cao, chi phí đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) cao. Khó khăn này khiến doanh nghiệp không muốn sử dụng lao động có nhiều thâm niên, tìm nhiều cách sa thải lao động để tuyển lao động mới nhằm giảm thiểu chi phí.

Trao đổi với PV Báo Lao động, ông Phạm Minh Huân - nguyên Thứ trưởng Bộ LĐTBXH - cho rằng, cùng với việc ghi nhận Nghị định số 49 trong việc góp phần khắc phục tình trạng doanh nghiệp ép tiền lương của NLĐ, xây dựng khoảng cách chênh lệch bậc lương thấp thì việc giảm dần sự can thiệp của Nhà nước vào việc xây dựng thang, bảng lương, định mức lao động của doanh nghiệp, qua đó tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh cũng cần được lưu ý.

Theo ông Huân, nếu có cơ chế thương lượng tốt hơn, cả 2 bên là giới chủ và NLĐ đều ủng hộ. Trước đây, do không có quy định, không có “khung” cụ thể nên NLĐ thường bị “ép”. “Tổng LĐLĐVN nhận thấy NLĐ gặp bất lợi nên đã kiến nghị, Bộ LĐTBXH tiếp thu và ra thông tư, sau đó nâng thành Nghị định 49. Tuy nhiên, khoảng cách 5% là quá lớn và sự can thiệp sâu vào thang, bảng lương cũng hơi phi thị trường” - ông Huân nói.

Ngoài ra, nhận định về khoảng cách 5% của thang bậc hiện hành, ông Huân nhấn mạnh, lương tối thiểu đã đạt mức 4 triệu đồng, 5% của 4 triệu đồng là 200.000 đồng, nếu tuân thủ đúng hạn mức này, doanh nghiệp không chỉ tăng chi phí trả lương mà còn gánh một khoản kinh phí rất lớn đóng BHXH vì quy định đóng BHXH trên tổng thu nhập đã có hiệu lực. Đặc biệt, với các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giầy,… thì khả năng chi trả khoản bội chi này là rất khó khăn.

Cao hay thấp vẫn phải có “khung”

Tại dự thảo, Bộ LĐTBXH đề xuất 2 phương án sửa đổi quy định trên. Phương án 1: Quy định mang tính chất định tính để doanh nghiệp và công đoàn cơ sở thương lượng, xác định giá trị cụ thể (bỏ quy định 5%). Phương án này có ưu điểm tăng quyền tự chủ cho doanh nghiệp trong việc xây dựng, quyết định việc xây dựng thang lương, bảng lương, tuy nhiên DN có thể ép tiền lương của NLĐ ở mức thấp.

Phương án 2: Vẫn quy định khoảng cách mang tính định lượng, nhưng giảm mức từ 5% xuống 3% để tính tới bãi bỏ quy định này. Phương án này có ưu điểm Nhà nước vẫn tạo ra sàn thấp nhất để tránh tình trạng doanh nghiệp ép tiền lương của NLĐ ở mức thấp, nhưng có nhược điểm hạn chế quyền chủ động cho doanh nghiệp trong việc xây dựng, quyết định việc xây dựng thang lương, bảng lương, gây ảnh hưởng đến cấu trúc thang lương, bảng lương khi doanh nghiệp xây dựng.

Trong điều kiện thị trường lao động, năng lực của công đoàn cơ sở, sức ép việc làm hiện nay thì cần có lộ trình thực hiện, vì vậy Bộ LĐTBXH đề nghị chọn phương án 2.

Dù chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, ông Huân cho rằng, phương án 3% do Bộ LĐTBXH đề xuất là hợp lý. Theo dự thảo, số bậc của thang lương, bảng lương do doanh nghiệp quyết định căn cứ vào độ phức tạp quản lý, cấp bậc công việc hoặc chức danh đòi hỏi. Khoảng cách chênh lệch giữa 2 bậc lương liền kề phải bảo đảm khuyến khích NLĐ nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm, phát triển tài năng nhưng ít nhất bằng 3% so với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

Theo ông Huân, khi đã là cơ chế 2 bên thỏa thuận thì phải có hạn mức cụ thể. Việc quy định này có thể đi ngược thị trường nhưng thực tế trong quá trình thực hiện Luật cho thấy đã có một số doanh nghiệp lợi dụng cơ chế để co rúm thang bảng lương, ép quyền lợi đi xuống. Theo đó, Nhà nước phải đưa ra khung để các bên thực hiện.

LÊ PHƯƠNG
TIN LIÊN QUAN

TPHCM dự kiến chi hơn 2.340 tỉ đồng tăng thu nhập cho cán bộ, công chức năm 2018

M.Q |

Dự kiến kinh phí để thực hiện tăng thu nhập cho cán bộ, công chức tại TPHCM trong năm 2018 là hơn 2.340 tỉ đồng.

Hàng nghìn giáo viên mầm non sẽ được tăng lương

HUYÊN NGUYỄN |

Theo thống kê của Bộ GDĐT, năm học 2015-2016, có hơn 53.000 giáo viên mầm non (GVMN) làm việc theo diện hợp đồng lao động ngoài biên chế. Như vậy, với những chính sách ưu đãi mới đây theo Nghị quyết 06 của Chính phủ, hàng nghìn GVMN sẽ có cơ hội tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống.

Thu nhập của công chức, viên chức TP.HCM tăng thế nào sau khi chính sách có hiệu lực?

HUYÊN NGUYỄN |

Ngày 15.1 tới đây, Nghị quyết 54/2017/QH14 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM sẽ chính thức có hiệu lực. Đặc biệt, Nghị định này có thể giúp tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức TP.HCM làm tốt công việc.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Dự báo diễn biến không khí lạnh mạnh giáp Tết Nguyên đán 2023

AN AN |

Cơ quan khí tượng nhận định không khí lạnh sẽ tác động mạnh hết ngày mai 17.1.2023 (tức ngày 26 Tết Nguyên đán).

Nguyễn Thái Luyện kháng cáo sau khi bị tuyên án chung thân

Anh Tú |

TPHCM - Sau khi bị TAND TPHCM tuyên án chung thân về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bị cáo Nguyễn Thái Luyện (Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Địa ốc Alibaba) vừa có đơn kháng cáo kêu oan cho rằng mình không lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Công ty Alibaba không gian dối khi cung cấp thông tin về các thửa đất để bán cho khách hàng.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Tất bật ngược xuôi giao hàng, shipper vẫn lo không có Tết

Thiện Nhân-Tùng Giang |

Nhiều shipper giao hàng chia sẻ, những ngày giáp Tết Nguyên đán dù đơn hàng tăng cao nhưng thu nhập thực tế vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

TPHCM dự kiến chi hơn 2.340 tỉ đồng tăng thu nhập cho cán bộ, công chức năm 2018

M.Q |

Dự kiến kinh phí để thực hiện tăng thu nhập cho cán bộ, công chức tại TPHCM trong năm 2018 là hơn 2.340 tỉ đồng.

Hàng nghìn giáo viên mầm non sẽ được tăng lương

HUYÊN NGUYỄN |

Theo thống kê của Bộ GDĐT, năm học 2015-2016, có hơn 53.000 giáo viên mầm non (GVMN) làm việc theo diện hợp đồng lao động ngoài biên chế. Như vậy, với những chính sách ưu đãi mới đây theo Nghị quyết 06 của Chính phủ, hàng nghìn GVMN sẽ có cơ hội tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống.

Thu nhập của công chức, viên chức TP.HCM tăng thế nào sau khi chính sách có hiệu lực?

HUYÊN NGUYỄN |

Ngày 15.1 tới đây, Nghị quyết 54/2017/QH14 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM sẽ chính thức có hiệu lực. Đặc biệt, Nghị định này có thể giúp tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức TP.HCM làm tốt công việc.