Số người lao động thụ hưởng gói 62.000 tỉ đồng còn ít so với dự kiến:

Đề xuất mở rộng đối tượng, kéo dài thời hạn hỗ trợ

ANH THƯ |

So với dự kiến ban đầu, người lao động thụ hưởng gói hỗ trợ 62.000 tỉ đồng còn ít. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất theo hướng mở rộng đối tượng thụ hưởng, sửa đổi điều kiện vay vốn phù hợp hơn với điều kiện thực tế hiện nay.

Người lao động được hỗ trợ còn “khiêm tốn” so với dự kiến

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã có Tờ trình gửi Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 9.4.2020 của Chính phủ và Quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày 24.4.2020 của Thủ tướng Chính phủ.

Bộ LĐTBXH cho biết, tính đến ngày 27.7, các địa phương đã phê duyệt danh sách gần 16 triệu người thuộc các nhóm đối tượng được thụ hưởng với tổng kinh phí là trên 17,5 nghìn tỉ đồng. Theo số liệu do Kho bạc Nhà nước Trung ương cung cấp, đã thực hiện giải ngân 11.920,865 tỉ đồng để thực hiện hỗ trợ cho 11.964.652 người và 12.784 hộ kinh doanh.

Bộ LĐTBXH cho rằng, đến nay, về cơ bản đã hoàn thành việc chi trả hỗ trợ đối với nhóm đối tượng người có công với cách mạng, bảo trợ xã hội, người thuộc hộ nghèo, cận nghèo. Đối với việc hỗ trợ người lao động (NLĐ), hộ kinh doanh, nhìn chung các chính sách hỗ trợ đã bao phủ tới các đối tượng thụ hưởng (chính sách bảo hiểm thất nghiệp, chính sách tạm hoãn đóng bảo hiểm xã hội, chính sách tạm hoãn hợp đồng lao động, ngừng việc...) về cơ bản đảm bảo đúng đối tượng, đúng mục đích, yêu cầu đề ra.

Tuy nhiên, so với dự kiến ban đầu, số lượng đối tượng thụ hưởng của chính sách hỗ trợ NLĐ còn ít. Cụ thể, NLĐ tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động (HĐLĐ), nghỉ việc không lương tại doanh nghiệp (DN) là 15.909 người. Trong khi đó, Bộ LĐTBXH dự kiến ban đầu là 1 triệu người thụ hưởng.

Bên cạnh đó, về người sử dụng lao động (NSDLĐ) vay Ngân hàng Chính sách xã hội để trả lương cho NLĐ bị ngừng việc, theo báo cáo của Ngân hàng Chính sách xã hội và trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia, tới thời điểm hiện nay, mới nhận 1 quyết định phê duyệt vay vốn để trả lương ngừng việc cho NLĐ. Nhưng do công ty đã cân đối được nguồn tài chính để chi trả lương cho NLĐ nên đã có văn bản không có nhu cầu vay vốn. Bộ LĐTBXH dự kiến số tiền cho vay ban đầu là 16.000 tỉ đồng với tổng số NLĐ được hỗ trợ 3 triệu người.

Trong bối cảnh diễn biến dịch COVID-19 trên thế giới còn diễn biến phức tạp, Bộ LĐTBXH cho hay, theo phản ánh của nhiều địa phương, DN chính sách hỗ trợ vay vốn để trả lương ngừng việc cho NLĐ đang có vướng mắc liên quan đến việc xác định gặp khó khăn về tài chính theo quy định. Ngoài ra, nhiều NLĐ tạm hoãn thực hiện HĐLĐ, nghỉ việc không hưởng lương thuộc các trường tư thục gặp khó khăn nhưng không được hỗ trợ do không thuộc đối tượng hoặc không đủ điều kiện hỗ trợ.

Đề xuất sửa đổi

Bộ LĐTBXH đã phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 42/NQ-CP và Quyết định 15/2020/QĐ-TTg theo hướng mở rộng đối tượng thụ hưởng, sửa đổi điều kiện vay vốn phù hợp hơn với điều kiện thực tế hiện nay, giảm bớt thủ tục chứng minh tình hình tài chính, giúp NSDLĐ tiếp cận tốt hơn với nguồn vốn tín dụng (16.000 tỉ đồng) để thực hiện hỗ trợ đối tượng trên trả lương ngừng việc cho NLĐ. Từ đó, NLĐ sẽ giảm bớt khó khăn trong cuộc sống, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và giúp NSDLĐ (DN, tổ chức, hộ gia đình...) nhanh chóng phục hồi sản xuất, kinh doanh.

Theo đó, đối với Nghị quyết số 42/NQ-CP, Bộ LĐTBXH đề xuất bổ sung vào khoản 1 mục II cụm từ: “Cơ sở giáo dục dân lập, tư thục, cơ sở giáo dục công lập tự đảm bảo chi thường xuyên (chi hoạt động)”. Và bổ sung câu: Thời điểm bắt đầu tạm hoãn thực hiện HĐLĐ, nghỉ việc không hưởng lương trong khoảng thời gian từ ngày 1.2.2020 đến ngày 1.6.2020. Cụ thể sửa đổi thành: “NLĐ làm việc theo chế độ HĐLĐ phải thỏa thuận tạm hoãn thực hiện HĐLĐ, nghỉ việc không hưởng lương từ 1 tháng trở lên do DN, cơ sở giáo dục dân lập, tư thục, cơ sở giáo dục công lập tự đảm bảo chi thường xuyên gặp khó khăn bởi đại dịch COVID-19, không có doanh thu hoặc không có nguồn tài chính để trả lương thì được hỗ trợ với mức 1.800.000 đồng/người/tháng.

Thời gian hỗ trợ theo thời gian thực tế tạm hoãn thực hiện HĐLĐ, nghỉ việc không lương, theo hằng tháng tùy theo tình hình thực tế của diễn biến dịch, tính từ ngày 1.4.2020 và không quá 3 tháng. Thời điểm bắt đầu tạm hoãn thực hiện HĐLĐ, nghỉ việc không hưởng lương trong khoảng thời gian từ ngày 1.2.2020 đến ngày 1.6.2020.”

Tại khoản 2 mục II, sửa đổi thành: “NSDLĐ có khó khăn về tài chính được vay không có tài sản đảm bảo tối đa 50% tiền lương tối thiểu vùng để trả lương ngừng việc cho NLĐ theo quy định tại khoản 3 Điều 98 Bộ luật Lao động trong khoảng thời gian từ tháng 4-12.2020 đối với từng NLĐ theo thời gian trả lương thực tế nhưng không quá 3 tháng với lãi suất 0%, thời hạn vay tối đa 12 tháng tại Ngân hàng Chính sách xã hội”. Ngoài ra, Bộ LĐTBXH cũng đề xuất sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung tại Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg.

ANH THƯ
TIN LIÊN QUAN

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.