Đề xuất hỗ trợ người lao động miễn đóng BHYT trong 8 tháng

Nam Dương |

Thông tin đề xuất hỗ trợ người lao động (NLĐ) bị mất việc vì ảnh hưởng của dịch COVID-19 được miễn đóng vào Quỹ BHYT hay duy trì thẻ BHYT trong 8 tháng (từ tháng 6.2021-1.2022) được nhiều NLĐ, cán bộ CĐ ủng hộ. Bên cạnh đó, cũng có ý kiến cho rằng, cần xem lại điều kiện quy định khi được hưởng chính sách này.

Rất đáng quý!

Từ đầu tháng 5 đến nay, chị Nguyễn Thị Mến, giáo viên lớp mẫu giáo tư thục Hoa Huệ, kiêm Chủ tịch Nghiệp đoàn Giáo viên Mầm non ngoài công lập phường Tân Thành, quận Tân Phú, TPHCM tạm ngừng việc ở nhà để phòng, chống dịch COVID-19. Thời gian ngừng việc này, chị và 5 giáo viên của lớp mẫu giáo đều không được hưởng lương, cũng không có hỗ trợ gì nên tự xoay xở lo cho cuộc sống của mình.

Do phải tạm ngừng việc chị Mến và các đồng nghiệp không được đóng BHXH, BHYT, BHTN như thời gian đi làm trước đó. Chị Mến kể, năm 2020, chị và các đồng nghiệp từng nhiều lần tạm ngừng việc, có thời điểm ngừng hơn 1 tháng để phòng, chống dịch. May mắn, thời gian đó, chủ lớp có hỗ trợ tiền để mua BHYT hộ gia đình. Năm nay, chưa thấy chủ lớp nói gì, vì vậy, chị Mến rất lo lắng, nếu chẳng may bị ốm đau, bệnh tật sẽ phải tự lo chi phí khám, chữa bệnh.

Chị Mến cho rằng, việc đề xuất hỗ trợ NLĐ được miễn đóng vào Quỹ BHYT (bằng 1,5% tiền lương đóng BHXH) hay duy trì thẻ BHYT cho NLĐ bị mất việc do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp là rất thiết thực, giảm bớt nỗi lo cho NLĐ trong lúc khó khăn.

Chị Nguyễn Thị Hồng Nhung - nhân viên Công ty May Phương Đông (quận Gò Vấp) - cũng cho rằng đề xuất hỗ trợ NLĐ không phải đóng BHYT hay duy trì thẻ BHYT cho NLĐ bị mất việc do ảnh hưởng của dịch COVID-19 trong thời gian 8 tháng là rất ý nghĩa.

“Trong lúc NLĐ khó khăn bị mất việc, giãn việc, phải chắt chiu từng đồng để sinh sống thì việc hỗ trợ cho NLĐ dù chỉ là vài chục nghìn hay trăm nghìn đồng/tháng cũng rất đáng quý” - chị Nhung nói.

Còn chị Hồng Liên, chủ một nhóm trẻ ở phường Hòa Thạnh, quận Tân Phú cho biết nhóm trẻ của chị cũng phải tạm dừng hoạt động từ ngày 10.5.2021 đến nay. Nhóm trẻ có 4 giáo viên, chị hỗ trợ cho mỗi người 1 triệu đồng và chỉ đóng BHXH, BHYT cho một giáo viên đang có thai để đến khi sinh con được hưởng chế độ thai sản, 3 người còn lại thì không được đóng BHXH, BHYT.

“Nếu nhà nước hỗ trợ được cho NLĐ như thế thì rất mừng, NSDLĐ như chúng tôi cũng rất an tâm và mong muốn Nhà nước sớm thực hiện chính sách này” - chị Liên kiến nghị.

Cần xem lại điều kiện để được hưởng chính sách

Theo bà Phạm Ngọc Lan - Chủ tịch LĐLĐ Quận Tân Phú, TPHCM - đề xuất hỗ trợ NLĐ bị mất việc vì ảnh hưởng của dịch COVID-19 được miễn đóng vào Quỹ BHYT hay duy trì thẻ BHYT là rất nhân văn, vì trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay, có nhiều NLĐ bị mất việc hoặc tạm ngừng việc, ảnh hưởng đến thu nhập, đời sống của NLĐ. Do NLĐ không được đóng BHYT bắt buộc (vì ngừng việc trên 14 ngày/tháng), nên muốn có BHYT thì NLĐ phải tham gia BHYT diện hộ gia đình.

Muốn tham gia BHYT diện này NLĐ cũng tốn tiền, chưa kể những vướng mắc, khó khăn về thủ tục và phải 30 ngày sau thẻ BHYT mới có hiệu lực nếu không được tính thời gian đóng BHYT liên tục. Do đó, đề xuất duy trì hiệu lực của thẻ BHYT với NLĐ bị mất việc là cách hỗ trợ rất thiết thực.

Từ thực tiễn hoạt động, bà Lan cho rằng, hiện nay ảnh hưởng lớn nhất là đối tượng giáo viên ngoài công lập và NLĐ ở các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp nhỏ. Còn các doanh nghiệp quy mô lớn cơ bản vẫn duy trì làm việc, nếu có tạm dừng việc thì cũng chỉ 14 ngày hoặc vài ngày, khi các biện pháp y tế được áp dụng đầy đủ thì đều làm lại.

Tuy nhiên, bà Lan cũng có băn khoăn, theo đề xuất nói trên, đối tượng được hưởng chính sách này phải có thời gian tham gia BHYT đủ 2 năm liên tục trước thời điểm bị mất việc. Giả sử, NLĐ bị mất việc vào tháng 5.2021 do ảnh hưởng của COVID-19, thì phải đóng BHYT đủ từ tháng 5.2019 đến tháng 4.2021. Thực tế, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 năm 2020, nhiều NLĐ bị mất việc, giãn việc, hoặc chấm dứt HĐLĐ rồi đi tìm việc làm khác, nên sẽ khó có khả năng đóng BHYT đủ 2 năm liên tục trước thời điểm bị mất việc để hưởng hỗ trợ theo đề xuất.

Từ phân tích trên, bà Lan cho rằng, cần phải xem lại điều kiện “phải có thời gian tham gia BHYT đủ 2 năm liên tục trước thời điểm bị mất việc” mới được hưởng chính sách miễn đóng tối đa 8 tháng BHYT hay duy trì thẻ BHYT cho những NLĐ bị mất việc do ảnh hưởng của dịch COVID-19. “Phải nới lỏng điều kiện thì những NLĐ thực sự khó khăn mới được hưởng chính sách theo đề xuất rất nhân văn trên” - bà Lan kiến nghị.

Chị Đặng Thị Cúc (Cty CP Phát triển Du lịch An Giang): Mong duy trì BHYT để có chỗ dựa trong mùa dịch

Từ tháng 4.2021 do dịch COVID-19 bùng phát diễn biến phức tạp nên bộ phận lao động tại Khu Du lịch Núi Cấm của Cty CP Phát triển Du lịch An Giang phải ngưng hoạt động. Theo thỏa thuận với Cty, chúng tôi tạm thời nghỉ việc không hưởng lương cho đến khi Khu Du lịch hoạt động trở lại. Điều này, với người lao động làm việc phổ thông như chúng tôi là rất khó khăn vì thu nhập hằng tháng không cho phép tích lũy nhiều. Hiện chúng tôi cố gắng tìm mọi việc có thể để duy trì cuộc sống với mức tối giản, nhưng còn chuyện đau bệnh nếu có thì cần phải điều trị tới nơi, tới chốn. Vì vậy, chúng tôi rất mong các cơ quan, ban, ngành có chính sách giúp chúng tôi duy trì đóng BHYT để có chỗ dựa, an tâm trong mùa dịch bệnh.

Chị Nguyễn Thu Thủy (Giáo viên Trường Mầm non tư thục Đàn Tôi, huyện An Phú, An Giang): Rất cần có sự can thiệp, hỗ trợ về bảo hiểm

Ngay sau khi chấp hành chỉ đạo của Sở Giáo dục Đào tạo tỉnh An Giang về việc tạm dừng giữ trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non, cũng như nhiều đồng nghiệp khác, chúng tôi lập tức rơi vào khó khăn. Mặc dù nhà trường cố gắng xoay sở nhiều cách để hỗ trợ cuộc sống cho chúng tôi, nhưng cũng như nhiều trường tư thục có quy mô nhỏ ở vùng nông thôn, sau nhiều nỗ lực, cuối cùng cũng đi đến thỏa thuận tạm dừng hưởng lương. Là người có con nhỏ, đủ thứ phải lo, chồng lại là lao động tự do nên chúng tôi rất khó khăn. Hiện tôi cũng phải tìm mọi thứ để kiếm kế sinh nhai, từ bán hàng online, phụ giúp việc... nhưng cũng chỉ trang trải cuộc sống từng ngày. Chúng tôi rất cần có sự can thiệp, hỗ trợ về bảo hiểm y tế.

Chị Nguyễn Ngọc Ngân (Cty TNHH Tư vấn thiết kế xây dựng Phúc Đức - Đồng Tháp): Cần bảo hiểm, nhưng cần hơn là thủ tục phải tối giản

Trong tình thế khó khăn về thu nhập, nhiều người lao động rất cần sự hỗ trợ về bảo hiểm, nhất là BHYT. Thế nhưng, điều mà nhiều người cần hơn là thủ tục phải tối giản và hướng dẫn thật cụ thể để người lao động thực hưởng. Ngoài ra, mức hỗ trợ cũng cần có sự công bằng... Theo đó, xin kiến nghị nên có 3 mức hỗ trợ: Đối với những trường hợp người lao động nghỉ việc có hưởng trợ cấp thất nghiệp 3 tháng thì được hưởng BHYT 06 tháng; hưởng trợ cấp thất nghiệp từ 6 tháng - dưới 1 năm thì được hưởng 12 tháng. Đối với người lao động đã tham gia BHYT dưới 01 tháng mà doanh nghiệp, ngừng hoạt động hoặc nợ BHXH, BHYT do ảnh hưởng COVID-19 thì được hưởng BHYT bình thường từ 06 tháng trở lên. Riêng trường hợp do ảnh hưởng COVID-19, cả doanh nghiệp và NLĐ bị ảnh hưởng thì nên hỗ trợ cao nhất có thể. Lục Tùng - Phấn Đấu (thực hiện)

Nam Dương
TIN LIÊN QUAN

Ngành Dầu khí ủng hộ chống dịch và hỗ trợ người lao động gặp khó khăn

Hải Anh |

Ngày 12.6, Công đoàn Dầu khí Việt Nam cho biết Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) phối hợp Công đoàn Dầu khí Việt Nam kêu gọi người lao động đóng góp ủng hộ công tác phòng chống dịch COVID-19 và hỗ trợ người lao động khó khăn trong Tập đoàn.

Hỗ trợ người lao động LILAMA bị ảnh hưởng bởi COVID-19

Quế Chi |

Công đoàn Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA) vừa có văn bản đề nghị các công đoàn cơ sở trực thuộc lập danh sách đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi COVID-19trong đợt dịch thứ 4 (nếu có) gửi về Công đoàn LILAMA.

Công đoàn Điện lực miền Bắc hỗ trợ người lao động 4,5 tỉ đồng

Tố Vân |

Hưởng ứng “Tháng Công nhân năm 2021” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động, Công đoàn Tổng Công ty Điện lực miền Bắc đã chi 4,5 tỉ đồng cho việc tổ chức nhiều hoạt động phù hợp, hướng tới cơ sở.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Chờ đợi cuộc tái cấu trúc trên thị trường bất động sản

ANH HUY |

Ở góc độ tích cực, bối cảnh trầm lắng, tắc thanh khoản của thị trường bất động sản (BĐS) trong nhiều tháng qua thúc đẩy cuộc tái cấu trúc trên thị trường mạnh mẽ hơn. Không chỉ doanh nghiệp cơ cấu lại sản phẩm, mà nhà đầu tư cũng dần tiệm cận với cách thức đầu tư lành mạnh và tầm nhìn dài hạn. 

Ngành Dầu khí ủng hộ chống dịch và hỗ trợ người lao động gặp khó khăn

Hải Anh |

Ngày 12.6, Công đoàn Dầu khí Việt Nam cho biết Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) phối hợp Công đoàn Dầu khí Việt Nam kêu gọi người lao động đóng góp ủng hộ công tác phòng chống dịch COVID-19 và hỗ trợ người lao động khó khăn trong Tập đoàn.

Hỗ trợ người lao động LILAMA bị ảnh hưởng bởi COVID-19

Quế Chi |

Công đoàn Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA) vừa có văn bản đề nghị các công đoàn cơ sở trực thuộc lập danh sách đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi COVID-19trong đợt dịch thứ 4 (nếu có) gửi về Công đoàn LILAMA.

Công đoàn Điện lực miền Bắc hỗ trợ người lao động 4,5 tỉ đồng

Tố Vân |

Hưởng ứng “Tháng Công nhân năm 2021” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động, Công đoàn Tổng Công ty Điện lực miền Bắc đã chi 4,5 tỉ đồng cho việc tổ chức nhiều hoạt động phù hợp, hướng tới cơ sở.