Đề xuất chủ hộ kinh doanh cá thể tham gia BHXH bắt buộc có khả thi?

Phương Thảo |

Trong Tờ trình Đề nghị xây dựng Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có nội dung mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc đối với chủ hộ kinh doanh cá thể, người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã không hưởng tiền lương…

Trao đổi về vấn đề trên, ông Lê Đình Quảng, Phó Trưởng Ban Chính sách Pháp luật (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) đồng tình với việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH. Ông Quảng cho rằng, việc này phù hợp với chủ trương của Nghị quyết số 28-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 7 về cải cách chính sách BHXH.

Ông Quảng cho biết thêm, khi đưa các đối tượng trên vào diện tham gia BHXH bắt buộc, thì các chế độ BHXH phải được đảm bảo, qua đó mới tạo được sự hấp dẫn cho những đối tượng này tham gia.

Theo ông Quảng, quy định theo như đề xuất trên là phù hợp với chủ trương, nhưng tất nhiên sẽ có những vướng mắc, vì vậy, khi thực hiện cần có những sửa đổi, đồng bộ với các chế độ khác.

Đề cập về vướng mắc, ông Quảng nêu ví dụ, đối với đối tượng người lao động làm việc không trọn thời gian, cách tính thế nào để đóng BHXH cũng là một vấn đề...

Ông Quảng phân tích, đối với người lao động có giao kết hợp đồng từ 1 tháng trở lên, khoản tiền tham gia BHXH là căn cứ vào mức lương của họ tại doanh nghiệp. Còn các đối tượng theo như đề xuất trên là chủ nguồn thu thì phải có cách khác để xác định. Nhưng theo ông Quảng, chắc chắn cần có quy định đảm bảo mức đóng tối thiểu và có cơ chế để các đối tượng này tham gia.

“Khi thực hiện theo như đề xuất trên phải nghiên cứu các chính sách khác để hạn chế tối đa các bất cập, tồn tại, nhằm đảm bảo mục tiêu nhiều người được tham gia BHXH. Theo tìm hiểu của tôi, những đối tượng đề nêu trong đề xuất cũng có nhiều người mong muốn được tham gia đầy đủ các chính sách của BHXH bắt buộc”- ông Quảng nói.

Tại dự thảo Tờ trình đề nghị xây dựng Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi, có quy định sẽ bổ sung đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đối với một số nhóm đối tượng có điều kiện và khả năng như chủ hộ kinh doanh cá thể… Phóng viên Báo Lao Động đã thực hiện khảo sát đối với các chủ hộ kinh doanh liên quan đến vấn đề này.

Chị Lê Thị Lan (34 tuổi, chủ tiệm bán hàng tạp hoá ở đường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, Hà Nội) - đồng tình với quy định tham gia bảo BHXH bắt buộc với chủ hộ kinh doanh cá thể.

Chị Lan cho hay - từ trước đến nay, chị chưa tham gia BHXH nhưng đã mua bảo hiểm y tế theo hộ gia đình. “Nếu đề xuất được phê duyệt, tôi sẽ tham gia. Tuy nhiên, mức đóng phải phù hợp với thu nhập của mỗi hộ kinh doanh” – chị Lan bày tỏ.

Còn anh Phan Văn Hoài (42 tuổi, chủ cửa tiệm bán đồ ăn ở quận Nam Từ Liêm) lại không đồng tình với đề xuất này. Anh Hoài cho rằng, kinh doanh nhỏ thì khó nói trước được liệu sau này có hoạt động tốt hay không, rủi ro có thể xảy ra trong tương lai.

“Bây giờ cửa hàng của tôi đang hoạt động tốt, nhưng lỡ may rủi ro, việc kinh doanh của tôi không thuận lợi, phải đóng cửa hàng, khi đó phải chuyển công việc khác thì số tiền đóng BHXH hàng tháng tôi không thể đảm bảo đúng mức đóng. Do đó, nếu có thu nhập tốt, tôi dự định sẽ tham gia bảo hiểm thương mại để sau này ốm đau được hưởng chế độ tốt hơn mà sẽ không tham gia BHXH tự nguyện hay bắt buộc” – anh Hoài nói.

Trao đổi với phóng viên, anh Khuất Duy Hoàng, (43 tuổi, chủ hộ kinh doanh ăn uống tại 1A Đặng Thái Thân, Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết sẽ tham gia BHXH bắt buộc nếu các cơ quan chức năng có những quy định cụ thể về mức đóng, mức hưởng đối với hộ kinh doanh cá thể nhỏ.

“Theo tôi, cơ quan chức năng nên khảo sát kỹ về doanh thu của các hộ kinh doanh nhỏ lẻ để đưa ra mức đóng của chủ hộ. Tuy nhiên, việc này cũng rất khó, bởi kinh doanh mặt hàng ăn như tôi, doanh thu còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lượng khách, giá cả thực phẩm, nguyên phụ liệu. Đặc biệt còn phải chịu tác động của dịch bệnh, bão lũ… Ví dụ, như trong thời điểm vừa qua, để phòng chống COVID-19, chúng tôi phải đóng cửa hàng thì lấy đâu ra tiền để đóng BHXH! Do đó, để đề xuất của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội được áp dụng vào thực tế thì còn mất rất nhiều thời gian để xây dựng được các mức đóng, hưởng BHXH” - anh Hoàng có ý kiến.

Phương Thảo
TIN LIÊN QUAN

Đà Nẵng: Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT

Hữu Long |

Ngày 22.4, UBND TP.Đà Nẵng cho biết vừa ban quyết định về việc thành lập Ban chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Đề xuất chủ hộ kinh doanh cá thể tham gia BHXH bắt buộc có khả thi?

Phương Thảo |

Trong Tờ trình Đề nghị xây dựng Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có nội dung mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc đối với chủ hộ kinh doanh cá thể, người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã không hưởng tiền lương…

Quy định đóng số năm bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu

Minh Hương |

Bạn Lê Văn Sỹ hỏi: Tôi đi làm từ ngày 1.2.1995, đóng lương hưu theo lương nhà nước. Đến tháng 10.2017, tôi nghỉ làm công ty nhà nước. Tháng 6.2019 đến tháng 1.2020, tôi đi làm cho công ty cổ phần và đóng bảo hiểm theo công ty. Nay, tôi muốn đóng phần những tháng thiếu theo dạng bảo hiểm tự nguyện thì sẽ đóng bao nhiêu? Và đến thời điểm này nếu nghỉ hưu, tôi sẽ hưởng bao nhiêu % lương hưu? Tôi sinh tháng 5.1969.

Giảm số năm đóng bảo hiểm xã hội: “Ngon nhưng không dễ ăn”

Anh Đào |

Sau 10-15 năm đóng bảo hiểm xã hội, người lao động chắc chắn vẫn không thể hưởng lương hưu nếu chưa đủ tuổi. Viễn cảnh “có lương” sau 10-15 năm lao động, vì thế, “ngon nhưng không dễ ăn”.

“Nếu mất việc, tôi sẽ chốt sổ để hưởng bảo hiểm xã hội một lần”

Tất Thảo |

“Giả sử nếu bây giờ tôi mất việc, phải về quê làm ăn, tôi sẽ chốt sổ bảo hiểm xã hội để được hưởng một lần để có chút vốn”.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Đà Nẵng: Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT

Hữu Long |

Ngày 22.4, UBND TP.Đà Nẵng cho biết vừa ban quyết định về việc thành lập Ban chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Đề xuất chủ hộ kinh doanh cá thể tham gia BHXH bắt buộc có khả thi?

Phương Thảo |

Trong Tờ trình Đề nghị xây dựng Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có nội dung mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc đối với chủ hộ kinh doanh cá thể, người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã không hưởng tiền lương…

Quy định đóng số năm bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu

Minh Hương |

Bạn Lê Văn Sỹ hỏi: Tôi đi làm từ ngày 1.2.1995, đóng lương hưu theo lương nhà nước. Đến tháng 10.2017, tôi nghỉ làm công ty nhà nước. Tháng 6.2019 đến tháng 1.2020, tôi đi làm cho công ty cổ phần và đóng bảo hiểm theo công ty. Nay, tôi muốn đóng phần những tháng thiếu theo dạng bảo hiểm tự nguyện thì sẽ đóng bao nhiêu? Và đến thời điểm này nếu nghỉ hưu, tôi sẽ hưởng bao nhiêu % lương hưu? Tôi sinh tháng 5.1969.

Giảm số năm đóng bảo hiểm xã hội: “Ngon nhưng không dễ ăn”

Anh Đào |

Sau 10-15 năm đóng bảo hiểm xã hội, người lao động chắc chắn vẫn không thể hưởng lương hưu nếu chưa đủ tuổi. Viễn cảnh “có lương” sau 10-15 năm lao động, vì thế, “ngon nhưng không dễ ăn”.

“Nếu mất việc, tôi sẽ chốt sổ để hưởng bảo hiểm xã hội một lần”

Tất Thảo |

“Giả sử nếu bây giờ tôi mất việc, phải về quê làm ăn, tôi sẽ chốt sổ bảo hiểm xã hội để được hưởng một lần để có chút vốn”.