Đề nghị NLĐ cung cấp bằng chứng ĐH Duy Tân cho nghỉ việc trái quy định

Hữu Long |

Sở Lao động thương binh và Xã hội TP. Đà Nẵng (Sở LĐTBXH) mời người lao động lên làm việc và yêu cầu cung cấp bằng chứng chứng minh trường Đại học Duy Tân chấm dứt hợp đồng lao động trái quy định.

Ngày 7.11, Thanh tra Sở LĐTBXH TP. Đà Nẵng cho biết vừa có giấy mời gửi ông Đ.X.Kh - nguyên giảng viên Khoa Dược, ĐH Duy Tân lên làm việc để xác minh một số nội dung liên quan đến khiếu nại (lần 2) của ông đối với Đại học Duy Tân.

Ông Kh là người nộp đơn lên Sở LĐTBXH TP.Đà Nẵng khiếu nại về việc nhà trường chấm dứt HĐLĐ trái quy định và “giam” lỏng bằng cấp của mình.

Trong giấy mời làm việc, Thanh tra Sở LĐTBXH TP. Đà Nẵng đề nghị ông Đ.X.Kh mang theo các hồ sơ, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại để đơn vị xem xét, xử lý theo quy định.

Ông Kh cho biết, vào các năm 2016, 2019, ông Kh đã giao bằng đại học chuyên ngành Dược và bằng chuyên khoa cấp I cho Đại học Duy Tân.

Sau này, ông Đ.X.Kh đã nộp đơn gửi Sở LĐTBXH TP.Đà Nẵng khiếu nại về việc nhà trường chấm dứt HĐLĐ trái quy định và “giam” lỏng bằng cấp của ông.

Đang trong quá trình giải quyết khiếu nại thì bất ngờ tối 5.10, bà Nguyễn Thị Kim Quy – người tự xưng công tác tại Đại học Duy Tân, đã chủ động liên lạc và trao bằng lại cho ông Kh.

Thay vì mời ông Kh đến làm việc tại trụ sở nhà trường, người đại diện này lại thông báo cho ông ra quán cà phê và trả lại 2 tấm bằng. Kết thúc buổi làm việc, ông Kh và đại diện nhà trường có ký một biên bản giao nhận bằng.

Cũng trong thời gian này, phía Đại học Duy Tân ban hành quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu đối với ông Đ.X.Kh.

Trong quyết định của mình, Đại học Duy Tân bác toàn bộ khiếu nại của ông Kh về việc cho rằng nhà trường không cung cấp hợp đồng, phụ lục hợp đồng cho ông; bác khiếu nại về việc nhà trường chấm dứt hợp đồng trái quy định; bác nội dung về việc nhà trường giữ bằng cấp trái quy định…

Báo Lao Động nhiều lần phản ánh việc người lao động vào làm việc tại Đại học Duy Tân buộc phải viết một bản cam kết “không mang thai” trong thời gian hợp đồng 3 năm. Trường hợp người nào mang thai thì sẽ bị nhà trường cho nghỉ việc với lý do này hoặc một lý do khác…

Không chỉ phản ánh việc nhà trường chấm dứt hợp đồng trái quy định, người lao động còn tố ĐH Duy Tân “giam” bằng cấp khiến họ lâm vào tình thế dở dang.

Báo Lao Động đã nhiều lần liên hệ với Trường Đại học Duy Tân để có thông tin 2 chiều, nhưng đến nay không nhận được phản hồi từ phía lãnh đạo nhà trường.

Hữu Long
TIN LIÊN QUAN

Đại học Duy Tân đã trả bằng cho người lao động

Hữu Long |

Báo Lao Động phản ánh việc người lao động (NLĐ) tố Đại học Duy Tân “giam” bằng cấp, khiến họ lâm vào tình thế dở dang. Sau những loạt bài phản ánh, NLĐ đã được đại diện nhà trường hẹn ra quán cà phê để trả bằng.

Đại học Duy Tân đã trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động

Trung Hiếu |

Sáng 16.10, ông Huỳnh Như T., nguyên giáo viên Đại học Duy Tân (ĐHDT), Đà Nẵng cho biết, ông đã được trả lại sổ Bảo hiểm xã hội (BHXH) - vốn bị ĐHDT thu giữ - sự việc mà báo Lao Động đã đề cập trong nhiều bài báo trong tháng 10 vừa qua.

ĐH Duy Tân từng bị nhắc nhở vì giữ bằng cấp người lao động trái quy định

Bình Long |

Nhiều cán bộ, giảng viên, viên chức bị trường Đại học Duy Tân giam bằng cấp, chấm dứt hợp đồng lao động trái quy định. Đáng nói là trước đó, Sở Lao động Thương binh và xã hội TP. Đà Nẵng từng yêu cầu Đại học Duy Tân chấm dứt ngay việc "giam" bằng nêu trên, nhưng đến nay nhà trường không có biện pháp khắc phục.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Ông Park Hang-seo dặn dò cầu thủ tuyển Việt Nam trong ngày chia tay

AN NGUYÊN |

Kết thúc AFF Cup 2022, huấn luyện viên Park Hang-seo đã nói lời cuối cùng trên cương vị huấn luyện viên trưởng và bày tỏ tình cảm của mình với các cầu thủ tuyển Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Đại học Duy Tân đã trả bằng cho người lao động

Hữu Long |

Báo Lao Động phản ánh việc người lao động (NLĐ) tố Đại học Duy Tân “giam” bằng cấp, khiến họ lâm vào tình thế dở dang. Sau những loạt bài phản ánh, NLĐ đã được đại diện nhà trường hẹn ra quán cà phê để trả bằng.

Đại học Duy Tân đã trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động

Trung Hiếu |

Sáng 16.10, ông Huỳnh Như T., nguyên giáo viên Đại học Duy Tân (ĐHDT), Đà Nẵng cho biết, ông đã được trả lại sổ Bảo hiểm xã hội (BHXH) - vốn bị ĐHDT thu giữ - sự việc mà báo Lao Động đã đề cập trong nhiều bài báo trong tháng 10 vừa qua.

ĐH Duy Tân từng bị nhắc nhở vì giữ bằng cấp người lao động trái quy định

Bình Long |

Nhiều cán bộ, giảng viên, viên chức bị trường Đại học Duy Tân giam bằng cấp, chấm dứt hợp đồng lao động trái quy định. Đáng nói là trước đó, Sở Lao động Thương binh và xã hội TP. Đà Nẵng từng yêu cầu Đại học Duy Tân chấm dứt ngay việc "giam" bằng nêu trên, nhưng đến nay nhà trường không có biện pháp khắc phục.