Đề nghị người lao động được nghỉ thêm 1 ngày dịp Tết Dương lịch

Quế Chi |

Việc tăng thêm 1 ngày nghỉ lễ giúp người lao động có thêm 1 ngày nghỉ trong năm để tái tạo sức lao động, vừa có thêm thời gian chăm lo gia đình, góp phần kích thích các ngành dịch vụ phát triển.

Sáng 9.9, tại Hội nghị Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam lần thứ 7 (khóa XII), đồng chí Ngọ Duy Hiểu, Đại biểu Quốc hội, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trình bày báo cáo một số vấn đề lớn trong Bộ luật Lao động sửa đổi lần 3.

Theo đó, trong phần nội dung thời giờ làm việc bình thường cho người lao động, báo cáo đề nghị Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn xem xét cân nhắc đề xuất bổ sung thêm 1 hoặc một số ngày nghỉ trong năm cho người lao động.

“Hiện nay, số ngày nghỉ lễ, tết của Việt Nam ở mức trung bình thấp so với các quốc gia trên thế giới và khu vực (Cambodia là 28 ngày; Brunei là 15 ngày; Indonesia là 16 ngày; Malaysia là 12 ngày; Myanma là 14 ngày; Philippine là 12 ngày; Singapore là 11 ngày; Thái Lan là 16 ngày; trong khi tổng số ngày nghỉ lễ, tết hiện nay của Việt Nam là 10 ngày).

Thời giờ làm việc bình thường của người lao động Việt Nam cũng đang ở mức cao với 48 giờ /tuần” - đồng chí Ngọ Duy Hiểu so sánh và cho rằng, việc tăng thêm 1 ngày nghỉ lễ giúp cho người lao động có thêm một ngày nghỉ trong năm để được nghỉ ngơi, tái tạo sức lao động, vừa có thêm thời gian chăm lo gia đình và góp phần kích thích các ngành dịch vụ phát triển.

Theo đó, đề nghị bổ sung 1 ngày nghỉ Tết Dương lịch cho người lao động, từ 1 ngày theo quy định hiện hành lên 2 ngày.

Đồng chí Ngọ Duy Hiểu, Đại biểu Quốc hội, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trình bày báo cáo một số vấn đề lớn trong Bộ luật Lao động sửa đổi lần 3.
Đồng chí Ngọ Duy Hiểu, Đại biểu Quốc hội, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trình bày báo cáo một số vấn đề lớn trong Bộ luật Lao động sửa đổi lần 3.

Trước đó, phương án bổ sung 1 ngày nghỉ lễ vào ngày Thương binh – Liệt sĩ 27.7 trong dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) đã được Chính phủ chính thức xin rút sau Kỳ họp Quốc hội lần thứ 7 (tháng 5.2019).

Bên cạnh đó, theo đồng chí Ngọ Duy Hiểu, xu hướng giảm giờ làm là xu hướng tiến bộ của loài người trên cơ sở phát triển của lực lượng sản xuất, đảm bảo tăng năng suất lao động, phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp nhưng duy trì được sức khỏe, khả năng tái tạo sức lao động cũng như có thời gian để người lao động chăm sóc gia đình và tham gia các hoạt động xã hội.

Tuy nhiên, hiện nay, với quy định thời giờ làm việc bình thường của người lao động là 48 giờ/tuần, số giờ làm việc của Việt Nam cao hơn so với nhiều nước trong khu vực và thế giới. Trong lúc đó, từ năm 1999, Việt Nam đã thực hiện chế độ làm việc 40 giờ/tuần trong các cơ quan Nhà nước.

Đến nay, sau 20 năm, điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng, nhưng quy định thời giờ làm việc 40 giờ/tuần vẫn chỉ được thực hiện đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, đơn vị hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.

Trong nhiều năm, quy định này đã tạo ra khoảng cách và sự phân biệt khá lớn giữa người làm công ăn lương trong khu vực Nhà nước và người lao động khu vực ngoài Nhà nước, tạo ra sự bất bình đẳng trong lực lượng lao động.

Toàn cảnh Hội nghị.
Toàn cảnh Hội nghị. Ảnh: Hải Nguyễn

“Cùng với việc mở rộng khung thỏa thuận về thời giờ làm thêm tối đa, việc giảm thời gian làm việc bình thường nhằm đảm bảo hài hòa với các yếu tố sức khỏe, góp phần tăng thu nhập, việc làm cho người lao động. Về phía doanh nghiệp, điều này cũng tạo ra động lực để doanh nghiệp cải tiến trang thiết bị, đổi mới quản trị doanh nghiệp, nâng cao năng suất lao động”- đồng chí Ngọ Duy Hiểu cho biết.

Vì vậy, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị xem xét để giảm thời giờ làm việc bình thường từ “không quá 48 giờ trong một tuần” xuống “không quá 44 giờ trong một tuần” và đưa vào dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) để Quốc hội thảo luận và biểu quyết...

Quế Chi
TIN LIÊN QUAN

Việc góp ý cho Bộ luật Lao động (sửa đổi) rất quan trọng đối với người lao động và tổ chức Công đoàn Việt Nam

Việt Lâm |

Ngày 7.8, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức buổi thảo luận rà soát, góp ý, phản biện Bộ luật Lao động (sửa đổi).

Cần làm rõ thế nào là chủ doanh nghiệp bỏ trốn để chấm dứt HĐLĐ

NAM DƯƠNG |

Đây là ý kiến được nhiều đại biểu góp ý tại Hội nghị tham vấn lấy ý kiến về dự án Bộ luật Lao động sửa đổi (dự thảo) do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) tổ chức sáng 18.7 tại TPHCM.

Vẫn “nóng” tuổi nghỉ hưu, giờ làm thêm, giờ làm việc

NAM DƯƠNG |

Sáng 16.7, Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội phối hợp với Bộ LĐTBXH và Đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM tổ chức hội nghị lấy ý kiến về Dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi (dự thảo) với sự tham dự của nhiều đại biểu Quốc hội, cán bộ CĐ từ Tổng LĐLĐVN đến cấp cơ sở; đại diện người lao động (NLĐ), các cơ quan ban ngành…

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Chờ đợi cuộc tái cấu trúc trên thị trường bất động sản

ANH HUY |

Ở góc độ tích cực, bối cảnh trầm lắng, tắc thanh khoản của thị trường bất động sản (BĐS) trong nhiều tháng qua thúc đẩy cuộc tái cấu trúc trên thị trường mạnh mẽ hơn. Không chỉ doanh nghiệp cơ cấu lại sản phẩm, mà nhà đầu tư cũng dần tiệm cận với cách thức đầu tư lành mạnh và tầm nhìn dài hạn. 

Việc góp ý cho Bộ luật Lao động (sửa đổi) rất quan trọng đối với người lao động và tổ chức Công đoàn Việt Nam

Việt Lâm |

Ngày 7.8, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức buổi thảo luận rà soát, góp ý, phản biện Bộ luật Lao động (sửa đổi).

Cần làm rõ thế nào là chủ doanh nghiệp bỏ trốn để chấm dứt HĐLĐ

NAM DƯƠNG |

Đây là ý kiến được nhiều đại biểu góp ý tại Hội nghị tham vấn lấy ý kiến về dự án Bộ luật Lao động sửa đổi (dự thảo) do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) tổ chức sáng 18.7 tại TPHCM.

Vẫn “nóng” tuổi nghỉ hưu, giờ làm thêm, giờ làm việc

NAM DƯƠNG |

Sáng 16.7, Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội phối hợp với Bộ LĐTBXH và Đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM tổ chức hội nghị lấy ý kiến về Dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi (dự thảo) với sự tham dự của nhiều đại biểu Quốc hội, cán bộ CĐ từ Tổng LĐLĐVN đến cấp cơ sở; đại diện người lao động (NLĐ), các cơ quan ban ngành…