Để con công nhân “miễn nhiễm” với bạo hành

HÀ ANH CHIẾN |

Tỉnh Đồng Nai hiện có khoảng 1 triệu lao động đang làm việc trong các KCN, trong đó có 70% là dân nhập cư, kéo theo số lượng con công nhân cần được chăm sóc mầm non ngày tăng nhanh, gây áp lực lớn đối với địa phương.

Do đó, theo UBND tỉnh Đồng Nai, việc mở rộng quy mô phát triển giáo dục mầm non theo 1 cơ chế linh hoạt sẽ là giải pháp tất yếu đối với ngành học mầm non tại tỉnh này nhằm giải quyết nhu cầu gửi trẻ của các gia đình công nhân. Tuy nhiên, mở thêm nhiều cơ sở nuôi dạy trẻ nhưng không quản lý tốt sẽ gây ra nhiều hệ lụy.

Kỳ 1: Con công nhân không có nhiều lựa chọn

Do hoàn cảnh gia đình xa quê nên nhiều lao động nữ sau khi lập gia đình và có con nhỏ, hết thời gian nghỉ hậu sản, các gia đình công nhân lâm vào hoàn cảnh không biết gửi con ở đâu để đi làm trong khi các trường mầm non công lập chỉ ưu tiên nhận trẻ là con em của người có hộ khẩu thường trú tại địa phương, độ tuổi từ 24-72 tháng tuổi và không nhận trẻ ở đột tuổi nhỏ (6-14 tháng tuổi). Quy định đó đã buộc công nhân khi tới thời điểm gửi con để đi làm phải chấp nhận gửi con ở những cơ sở nhận giữ trẻ theo hộ gia đình với mức phí cao, cơ sở vật chất, chất lượng chăm sóc không đảm bảo an toàn.

Nhóm trẻ “mọc” khắp nơi

Công nhân Nguyễn Thị Phương (ngụ khu vực cổng 11, TP.Biên Hòa) cho biết: “Khi con gái em được 3 tuổi thì em đưa con đi gửi trẻ ở trường mầm non công lập, nhưng không được nhận do em không có hộ khẩu. Do đó, em phải đi gửi con ở nhà trẻ tư nhân tại P. Tân Hiệp, TP. Biên Hòa với mức giá 1,2 triệu đồng/tháng. Sau đó, khoảng 1 năm thì Cty có xây dựng nhà trẻ nên em chuyển cháu tới nhà trẻ của Cty với giá 800 ngàn đồng/tháng”.

Không như Phương, phụ huynh N.H.Dung, ngụ P.Trảng Dài, TP.Biên Hòa cho biết: “Tôi cũng phải gửi con ở cơ sở ngoài công lập tại P. Bình Đa với mức 1,3 triệu đồng/tháng để chi phí cho tiền ăn cho trẻ và tiền trông giữ trẻ.

Ngoài ra, hàng năm phải đóng thêm 500.000 đồng tiền cơ sở vật chất và 100.000 đồng tiền giường ngủ”.

Theo thực tế ghi nhận của PV Báo Lao Động tại P. Long Bình, TP. Biên Hòa (Đồng Nai) - nơi có 120.000 dân nhưng đa phần là công nhân nhập cư, len lỏi trong các ngóc ngách, ngõ hẻm xen lẫn trong các khu dân cư, khu nhà trọ công nhân là các điểm giữ trẻ tư nhân nhỏ lẻ với số lượng giữ trẻ chỉ từ 5-10 trẻ; các nhóm trẻ nuôi dạy từ hàng chục đến hàng trăm trẻ.

Ngay gần trụ sở UBND P.Long Bình cũng có nhiều nhà trẻ được “trưng dụng” từ nhà ở, như mẫu giáo Ong Vàng (KP3, P.Long Bình) là 1 ngôi nhà 3 tầng đang nuôi dạy 80 trẻ; mầm non Lộc Quỳnh 2 cũng là 1 nhà 2 tầng đang nuôi dạy 30 trẻ.

Tại P. Tân Phong, TP.Biên Hòa, PV cũng ghi nhận được những điểm giữ trẻ ngay tại nhà. Những nơi giữ trẻ này chỉ đơn sơ 1 tấm bảng ghi “Nhận giữ trẻ” để ngay trước cửa nhà, nhưng bên trong không hề thấy cơ sở vật chất phục vụ cho việc trông giữ trẻ.

Nhiều nhóm trẻ, theo ghi nhận của PV là khá chật hẹp do được tận dụng từ nhà ở để giữ trẻ, nhiều nơi giữ trẻ chỉ là dãy nhà cấp 4 cũ kỹ và thiếu ánh sáng.

Hiện, trên toàn địa bàn P. Long Bình có 114 nhóm trẻ đang nuôi dạy khoảng 9.500 trẻ, nhưng trong đó chỉ có 4 trường mầm non tư thục và 1 trường công lập.

Trước thực trạng trên, các ngành chức năng của tỉnh Đồng Nai, TP.Biên Hòa cũng đã kiểm tra toàn bộ hệ thống các nhóm trẻ trên địa bàn và cho biết, thực tế hiện nay, đối với các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục có quy mô nhỏ lẻ, tự phát thì thường tận dụng hoặc cải tạo nhà ở làm phòng giữ trẻ, diện tích chật hẹp, thiếu công trình vệ sinh, sân chơi bếp ăn nên không đảm bảo các điều kiện chăm sóc, giáo dục, đảm bảo an toàn cho trẻ.

Chưa hết, đối với các nhóm trẻ quy mô nhỏ dưới 10 trẻ, chưa được cấp phép thì đa phần người giữ trẻ trình độ chuyên môn thấp, thiếu kỹ năng xử lý tình huống xảy ra trong quá trình chăm sóc, giáo dục dẫn đến nguy cơ tiềm ẩn đối với việc đảm bảo an toàn cho trẻ. Sở GDĐT tỉnh Đồng Nai đã tổ chức các lớp bồi dưỡng về kiến thực chăm sóc nuôi dưỡng trẻ cho đội ngũ giáo viên, bảo mẫu, người giữ trẻ nhằm giúp họ nắm được chế độ sinh hoạt trong 1 ngày của trẻ từ 0-36 tháng tuổi. Tuy nhiên, đội ngũ giáo viên của các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục không ổn định và thường xuyên thay đổi.

Đa phần là con công nhân lao động

Cũng theo UBND tỉnh Đồng Nai, hiện nay có một số nhóm trẻ, lớp mẫu giáo hoạt động khi chưa có sự cho phép của địa phương nhưng vẫn tổ chức giữ trẻ mang tính gia đình, chủ yếu là trông giữ trẻ. Còn nhiều nhà, nhóm trẻ sử dụng không gian nhà ở của gia đình để làm phòng học, sử dụng bếp gia đình làm bếp ăn cho trẻ vừa chật hẹp vừa chưa đảm bảo quy trình nhà bếp và vệ sinh môi trường bán trú; một số nhóm, lớp chưa được cấp phép, người trông giữ trẻ không có nghiệp vụ sư phạm mầm non, thiếu kỹ năng chăm sóc giáo dục trẻ.

Bà Nguyễn Hòa Hiệp - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai - cho biết: Đa số phụ huynh gửi trẻ ở các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập là dân lao động, công nhân các KCN, những người có thu nhập thấp phải chấp nhận gửi con vào các cơ sở giữ trẻ với chi phí thấp. “Mong muốn lớn nhất của các lao động nữ là Cty nơi họ làm việc có nơi trông trẻ để họ yên tâm công tác.

Tuy nhiên, thực tế đa phần các doanh nghiệp không xây dựng nhà trẻ mẫu giáo vì không có quỹ đất, không có kinh phí và khó khăn nhất là không có bộ máy giáo viên mầm non được đào tạo chính quy để lo việc tổ chức, quản lý nhà trẻ, mẫu giáo. Nhiều doanh nghiệp và lao động đều bức xúc khi tỉ lệ lao động nữ không có nơi gửi con nên phải nghỉ việc khá cao. Từ đó, các nhóm lớp mầm non tư thục phát triển nhanh, trong đó có nhiều nhóm lớp chưa được cấp phép, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn cho trẻ” - bà Hiệp chia sẻ.

HÀ ANH CHIẾN
TIN LIÊN QUAN

Không để các trường phải “tự bơi”

MINH CHÂU |

Ngày 5.12, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã đi kiểm tra các nhóm, trường mầm non, khu nhà ở công nhân tại P.Long Bình, P.Long Bình Tân (TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) nhằm tìm giải pháp nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ tại tỉnh có số công nhân lao động (CNLĐ) và khu công nghiệp đông của cả nước.

Nỗi lo bạo hành nơi gửi con công nhân

L.TUYẾT - K.QUỲNH |

Vụ việc bạo hành trẻ em ở cơ sở giữ trẻ Mầm Xanh (quận 12, TPHCM) đang gây xôn xao dư luận. Điều đáng nói, đa số trẻ gửi ở đây đều là con của công nhân lao động (CNLĐ).

Công nhân không gửi con vào nhóm trẻ gia đình thì gửi ở đâu?

KHÁNH NINH |

Sau vụ bạo hành trẻ mầm non ở trường mầm non tư thục Mầm Xanh (quận 12, TPHCM) bị phát hiện, một lần nữa hồi chuông báo động về an toàn nhà trẻ dành cho con công nhân lại gióng lên.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Không để các trường phải “tự bơi”

MINH CHÂU |

Ngày 5.12, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã đi kiểm tra các nhóm, trường mầm non, khu nhà ở công nhân tại P.Long Bình, P.Long Bình Tân (TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) nhằm tìm giải pháp nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ tại tỉnh có số công nhân lao động (CNLĐ) và khu công nghiệp đông của cả nước.

Nỗi lo bạo hành nơi gửi con công nhân

L.TUYẾT - K.QUỲNH |

Vụ việc bạo hành trẻ em ở cơ sở giữ trẻ Mầm Xanh (quận 12, TPHCM) đang gây xôn xao dư luận. Điều đáng nói, đa số trẻ gửi ở đây đều là con của công nhân lao động (CNLĐ).

Công nhân không gửi con vào nhóm trẻ gia đình thì gửi ở đâu?

KHÁNH NINH |

Sau vụ bạo hành trẻ mầm non ở trường mầm non tư thục Mầm Xanh (quận 12, TPHCM) bị phát hiện, một lần nữa hồi chuông báo động về an toàn nhà trẻ dành cho con công nhân lại gióng lên.