Đắk Lắk kết nối cho hàng vạn lao động trở lại miền Nam làm việc

BẢO TRUNG |

Chính quyền các cấp tỉnh Đắk Lắk đang lên kế hoạch hỗ trợ hơn 2 vạn công nhân lao động vừa hồi hương về địa phương trở lại các tỉnh, thành khu vực phía Nam làm việc. Việc này dự kiến sẽ hoàn thành sớm trước lễ Giáng Sinh và Tết Dương lịch 2022...

Vừa chống dịch vừa lên danh sách lao động

Thống kê của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk: Từ đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ 4 đến nay, có khoảng 130.000 công dân tạm trú, làm việc ở các tỉnh, thành khu vực phía Nam hồi hương trở về địa phương. Trong đó, một bộ phận lớn công dân đang thất nghiệp, số còn lại đang chờ dịch tạm lắng để trở vào miền Nam.

Đại diện Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk thông tin, vừa có văn bản trình UBND tỉnh về kế hoạch hỗ trợ, tạo điều kiện cho người dân trở lại các tỉnh, thành phía Nam làm việc. Theo khảo sát, có trên 40.000 lao động cần sự hỗ trợ. Trong đó, có khoảng 22.000 người có nhu cầu quay trở về các tỉnh, thành phía Nam để làm việc; 11.000 người có nhu cầu xin việc tại Đắk Lắk và khoảng 400 người có nhu cầu xuất khẩu lao động.

Anh N.H.N (32 tuổi, TP.Buôn Ma Thuột) là kỹ sư tin học tại TPHCM - tâm sự: Khi TPHCM nới lỏng giãn cách xã hội, tôi dẫn vợ con về Đắk Lắk sinh sống. Ban đầu, tôi tính sẽ kiếm công việc ở quê nhà, tuy nhiên tôi không tìm thấy việc làm phù hợp và nhận thấy mức lương được trả khá thấp. Do đó, tôi lựa chọn quay lại TPHCM.

Ông Lê Nam Cao - Chủ tịch UBND huyện Cư M’gar - nêu quan điểm: Việc thống kê đầy đủ số lao động hồi hương có nguyện vọng trở lại khu vực phía Nam làm việc không phải dễ. Bởi, thời gian qua, đã có nhiều công ty, nhà máy ở TPHCM, Bình Dương chủ động liên hệ với người lao động mời họ trở vào miền Nam làm việc lại và đã có một số lượng khá lớn di chuyển đi. Số người còn lại vẫn đang chần chừ, chưa dám quyết định đi hay ở lại quê nhà làm việc. Ngoài ra, địa phương đang phải rất vất vả vừa chống dịch COVID-19, vừa phải cử người đi cơ sở tìm hiểu, nắm danh sách số người muốn đi hay ở lại để báo cáo chi tiết lên tỉnh.

Còn theo ông Nay Y Phú - Chủ tịch UBND huyện Lắk: Từ đầu tháng 10 đến nay có khoảng 3.000 lao động làm việc ở các tỉnh, thành khu vực phía Nam hồi hương. Đơn vị đã chỉ đạo cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội lên danh sách người có nguyện vọng trở vào miền Nam làm việc. Do dịch COVID-19 diễn biến phức tạp với nhiều ca nhiễm trong cộng đồng nên chính quyền phải cắt cử thêm người xử lý. Tuy nhiên, huyện sẽ sớm báo cáo danh sách lên tỉnh trước mốc thời gian quy định.

Sẽ sớm có phương án cụ thể

Ông Nguyễn Quang Thuân - Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk - cho hay, do một số doanh nghiệp ở tỉnh, thành phía Nam hoạt động không đồng nhất, có nơi mới hoạt động 30 - 40% công suất hoặc 70 đến 80% và thời gian không đồng nhất nên có việc người lao động sẽ di chuyển theo từng đợt. Hiện, tỉnh Bình Dương đã đặt vấn đề với Đắk Lắk về việc đưa công dân quay trở lại làm việc. Riêng đối với số lao động có nhu cầu ở lại Đắk Lắk làm việc, sở đã chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ Việc làm tỉnh rà soát nhu cầu của người lao động lẫn các đơn vị tuyển dụng để hỗ trợ, kết nối.

“Đối với số công dân có nhu cầu quay lại nơi làm việc cũ, sở đã kiến nghị UBND tỉnh tổ chức tiêm vaccine phòng COVID-19 và test nhanh cho những trường hợp đủ điều kiện. Riêng việc đưa đón công nhân thì các công ty tuyển dụng sẽ bố trí phương tiện. Để công tác hỗ trợ được hiệu quả, sở tham mưu UBND tỉnh thành lập tổ công tác làm việc với các tỉnh, thành khu vực phía Nam để có phương án hỗ trợ, tạo điều kiện cho người dân tỉnh Đắk Lắk trở lại làm việc, tránh tình trạng tự phát” - ông Thuân cho biết.

Ông Lê Hải Lý - Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Việc làm Đắk Lắk - cho rằng: Trong tháng 10 vừa qua, có hơn 1.300 lao động đăng ký tìm việc làm mới thông qua Trung tâm. Nhu cầu làm việc trong tỉnh khoảng 1.000 người, nhu cầu làm việc ngoại tỉnh hơn 300 người. Theo thống kê sơ bộ, nhu cầu việc làm của các doanh nghiệp tại địa phương là hơn 8.000 chủ yếu là các lĩnh vực sản xuất bao bì, giày da, may mặc... Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong tỉnh chưa có cơ chế để thu hút lao động có kinh nghiệm đã làm việc ở các công ty lớn, khu công nghiệp của các tỉnh phía Nam về làm việc tại đơn vị mình, nên việc kết nối lao động của đơn vị gặp không ít khó khăn.

“Hiện, chúng tôi đang kết nối với Trung tâm Dịch vụ việc làm các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, TPHCM... để hỗ trợ lao động địa phương có nguyện vọng trở lại đó làm việc. Kể cả những người ở Đắk Lắk muốn về lại miền Nam hay ở lại gắn bó với địa phương nếu có nhu cầu tìm kiếm việc làm mới đơn vị đều hỗ trợ không thu phí vì đây là chức năng, nhiệm vụ của chúng tôi” - ông Lý nhấn mạnh.

BẢO TRUNG
TIN LIÊN QUAN

Lập thêm bệnh viện dã chiến, Đắk Lắk phải tiếp tục tuyển dụng y bác sĩ

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, địa phương này đã tiếp tục thành lập mới thêm bệnh viện dã chiến. Tuy vậy, một trong những khó khăn lớn nhất của ngành y tế tỉnh đang gặp phải là thiếu hụt nhân sự.

Đắk Lắk bắt khẩn cấp đối tượng cầm rìu đòi chém thiếu tá công an

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Ngày 14.11, Công an TP.Buôn Ma Thuột thông tin, đã bắt khẩn cấp Y Hải Ayun (33 tuổi, trú tại phường Tân Lập) sau khi đối tượng dùng rìu định chém một Thiếu tá Công an đang làm nhiệm vụ tại chốt kiểm dịch COVID-19.

LD 21220: Xót xa cảnh 2 em bé ở Đắk Lắk ngơ ngác, mồ côi mẹ giữa đại dịch COVID-19

Phan Tuấn |

Đắk Lắk - Đại dịch COVID-19 đã cướp đi tính mạng của chị M, ở huyện Krông Bông (tỉnh Đắk Lắk) khi mới 29 tuổi. Sau khi đẻ mổ, chưa kịp nhìn mặt đứa con thứ 2, chị M đã ra đi mãi mãi, bỏ lại con thơ trong hoàn cảnh túng thiếu, đói nghèo, ngơ ngác giữa trần gian...

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023 (ngoài cùng, bên phải). Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Chờ đợi cuộc tái cấu trúc trên thị trường bất động sản

ANH HUY |

Ở góc độ tích cực, bối cảnh trầm lắng, tắc thanh khoản của thị trường bất động sản (BĐS) trong nhiều tháng qua thúc đẩy cuộc tái cấu trúc trên thị trường mạnh mẽ hơn. Không chỉ doanh nghiệp cơ cấu lại sản phẩm, mà nhà đầu tư cũng dần tiệm cận với cách thức đầu tư lành mạnh và tầm nhìn dài hạn. 

Lập thêm bệnh viện dã chiến, Đắk Lắk phải tiếp tục tuyển dụng y bác sĩ

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, địa phương này đã tiếp tục thành lập mới thêm bệnh viện dã chiến. Tuy vậy, một trong những khó khăn lớn nhất của ngành y tế tỉnh đang gặp phải là thiếu hụt nhân sự.

Đắk Lắk bắt khẩn cấp đối tượng cầm rìu đòi chém thiếu tá công an

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Ngày 14.11, Công an TP.Buôn Ma Thuột thông tin, đã bắt khẩn cấp Y Hải Ayun (33 tuổi, trú tại phường Tân Lập) sau khi đối tượng dùng rìu định chém một Thiếu tá Công an đang làm nhiệm vụ tại chốt kiểm dịch COVID-19.

LD 21220: Xót xa cảnh 2 em bé ở Đắk Lắk ngơ ngác, mồ côi mẹ giữa đại dịch COVID-19

Phan Tuấn |

Đắk Lắk - Đại dịch COVID-19 đã cướp đi tính mạng của chị M, ở huyện Krông Bông (tỉnh Đắk Lắk) khi mới 29 tuổi. Sau khi đẻ mổ, chưa kịp nhìn mặt đứa con thứ 2, chị M đã ra đi mãi mãi, bỏ lại con thơ trong hoàn cảnh túng thiếu, đói nghèo, ngơ ngác giữa trần gian...