Đại biểu Quốc hội đề xuất chính sách riêng về xây nhà ở cho công nhân

Vương Trần |

Đại biểu Quốc hội đề xuất cần bổ sung chính sách pháp luật về nhà ở xã hội, trong đó có cơ chế chính sách riêng về xây nhà ở cho công nhân, có cơ chế để Công đoàn tham gia xây nhà ở cho công nhân.

Phát biểu thảo luận tại Hội trường Quốc hội chiều nay (8.11), đại biểu Nguyễn Phi Thường (đoàn Hà Nội) - Chủ tịch Liên đoàn lao động TP.Hà Nội - nêu thực trạng đợt bùng phát dịch bệnh COVID-19 thứ tư "đã tấn công trực tiếp vào lực lượng công nhân, người lao động ở các khu công nghiệp, để lại những hậu quả nặng nề".

Theo đó, hàng trăm nghìn doanh nghiệp dừng hoạt động, hàng triệu lao động mất việc làm, tạm hoãn hợp đồng, nghỉ việc không lương.

Theo đại biểu Nguyễn Phi Thường, dù các cấp chính quyền, các tổ chức đã có nhiều chính sách hỗ trợ người lao động. Tuy nhiên, thực tiễn dịch bệnh "đã làm phát lộ thêm hàng loạt vấn đề bức xúc của công nhân, đặc biệt là nhà ở".

Số đông lao động di cư từ quê đến thành phố đang ở trong khu nhà trọ ẩm thấp, chật hẹp, san sát nhau, nguy cơ lây nhiễm bệnh tật, ô nhiễm môi trường, mất an ninh trật tự rất cao.

Vì vậy, đại biểu đoàn Hà Nội đề xuất cần bổ sung chính sách pháp luật về nhà ở xã hội, trong đó có cơ chế chính sách riêng về xây nhà ở cho công nhân. Đồng thời, ông cho rằng, nên cần có cơ chế để Công đoàn tham gia xây nhà ở cho công nhân; có gói hỗ trợ người dân xây nhà ở cho công nhân thuê, mua. Các cơ quan cần ban hành quy định tối thiểu phòng trọ công nhân.

Theo đại biểu Nguyễn Phi Thường, sau khi doanh nghiệp tạm dừng hoạt động vì dịch bệnh bùng phát, phần lớn công nhân hết tiền. Điều đó cho thấy, thu nhập của công nhân còn rất thấp, không có tích lũy hoặc tích lũy không đáng kể.

Ông cho rằng, các gói hỗ trợ người lao động còn khó khả thi, khó áp dụng, nên cần tăng cường kiểm tra để người lao động được hưởng các gói này. Đồng thời, ông Thường đề nghị cần quan tâm đến những tổn thương tâm lý và tinh thần mà người lao động phải chịu do dịch bệnh.

Còn đại biểu Đỗ Thị Thu Hằng (Đồng Nai) bày tỏ lo ngại với bức tranh kinh tế các tỉnh phía Nam, trong đó có TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai. Tăng trưởng GRDP của các địa phương này được dự báo không đạt mục tiêu đặt ra. Trong khi người dân mất việc làm, sụt giảm thu nhập, doanh nghiệp chịu thiệt hại nặng nề.

"Nền kinh tế các tỉnh phía Nam như một cơ thể đã lao lực, cần một nguồn lực kinh tế để bồi bổ, hồi phục" - đại biểu Hằng đề nghị các tỉnh phía Nam cần được hỗ trợ, ưu tiên nguồn lực. Trong đó, bà đề nghị tăng tỉ lệ điều tiết ngân sách cho Đồng Nai, Bình Dương, TP.HCM trong năm 2022 và các năm tiếp theo.

Bên cạnh đó, đại biểu Đỗ Thị Thu Hằng đề nghị Chính phủ tăng cường đầu tư cơ sở, vật chất, hạ tầng nhất là giao thông cho các tỉnh phía Nam để cải thiện năng lực cạnh tranh, tăng sức chống chịu.

Vương Trần
TIN LIÊN QUAN

Lâm Đồng xúc tiến xây dựng nhà ở xã hội cho 1.800 công nhân

Bảo Lâm |

Lâm Đồng - Tỉnh Lâm Đồng đang đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sách, kêu gọi nhà đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho khoảng 1.800 công nhân đang làm việc ở các khu công nghiệp trên địa bàn.

Phê duyệt chủ trương đầu tư dự án khu nhà ở xã hội gần 692 tỉ đồng

Bảo Hân |

Bắc Giang - Dự án khu nhà ở xã hội tại huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang có tổng mức đầu tư gần 692 tỉ đồng, khi đưa vào sử dụng sẽ giải quyết nhu cầu chỗ ở cho khoảng 2.850 người là công nhân, người lao động làm việc trong các khu, cụm công nghiệp xung quanh khu vực thực hiện dự án.

Thiết chế công đoàn tại Tiền Giang: Giải quyết nhu cầu nhà ở cho hàng ngàn lao động

PHẤN ĐẤU |

Tiền Giang là 1 trong những địa phương được Tổng LĐLĐVN chọn triển khai dự án Thiết chế Công đoàn (TCCĐ) sớm nhất. Tuy nhiên, do vướng mắc về thủ tục, đặc biệt là do dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, kéo dài tại Tiền Giang, dự án chưa đạt tiến độ đề ra. Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Nguyễn Đình Khang đề nghị các bên có liên quan tăng tốc để công trình sớm hoàn thành, bù lại thời gian chậm trễ do dịch bệnh.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Lâm Đồng xúc tiến xây dựng nhà ở xã hội cho 1.800 công nhân

Bảo Lâm |

Lâm Đồng - Tỉnh Lâm Đồng đang đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sách, kêu gọi nhà đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho khoảng 1.800 công nhân đang làm việc ở các khu công nghiệp trên địa bàn.

Phê duyệt chủ trương đầu tư dự án khu nhà ở xã hội gần 692 tỉ đồng

Bảo Hân |

Bắc Giang - Dự án khu nhà ở xã hội tại huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang có tổng mức đầu tư gần 692 tỉ đồng, khi đưa vào sử dụng sẽ giải quyết nhu cầu chỗ ở cho khoảng 2.850 người là công nhân, người lao động làm việc trong các khu, cụm công nghiệp xung quanh khu vực thực hiện dự án.

Thiết chế công đoàn tại Tiền Giang: Giải quyết nhu cầu nhà ở cho hàng ngàn lao động

PHẤN ĐẤU |

Tiền Giang là 1 trong những địa phương được Tổng LĐLĐVN chọn triển khai dự án Thiết chế Công đoàn (TCCĐ) sớm nhất. Tuy nhiên, do vướng mắc về thủ tục, đặc biệt là do dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, kéo dài tại Tiền Giang, dự án chưa đạt tiến độ đề ra. Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Nguyễn Đình Khang đề nghị các bên có liên quan tăng tốc để công trình sớm hoàn thành, bù lại thời gian chậm trễ do dịch bệnh.