Đà Nẵng: Người lao động ăn sáng bằng... "cơm gà" và tên Tiến nhưng đời lùi

Tường Minh |

Đà Nẵng - Người lao động ăn sáng bằng... cơm gà - một kiểu chơi chữ thú vị của người nghèo và những phận người lao động khó khăn trong thời bão giá.

Mượn nợ để trang trải

Anh Bùi Văn Tiến, quê ở tận Nghệ An nhưng nhiều năm nay là người ngụ cư ở phường Hoà Thọ Tây, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.

Hồi giữa năm 2021, khi Đà Nẵng còn đang là mùa cao điểm của dịch COVID -19 và cả thành phố bị phong toả, anh Tiến là nhân vật – ví dụ về sự khó khăn bủa vây tứ bề với người lao động trong các khu nhà trọ do mất việc làm vì dịch bệnh.  

Cũng như phần lớn những người lao động xa quê khác đang sinh sống tại Đà Nẵng, anh Tiến lấy vợ là người cùng quê và có hai con đang tuổi đi học. Tuy nhiên từ nhiều năm nay, vợ chồng anh Tiến là vợ chồng son bởi hai con buộc phải gởi cho ông bà ngoại ngoài quê nuôi giúp do đồng lương công nhân của bố mẹ chúng không kham nổi sự đắt đỏ của các dịch vụ ở thành phố này.

Thời điểm ấy, phần lớn phải sống nhờ vào các phần quà trợ cấp của tổ chức Công đoàn và chính quyền địa phương, nhưng vợ chồng anh Tiến trông vẫn lạc quan, phấn khởi lắm. Không giống như lần gặp lại mới đây, vợ thì mặt buồn rượi như có đám, chồng thì lặng lẽ rít thuốc liên tục.

“Bố mẹ đặt tên cho em là Tiến, với hy vọng rằng, cuộc sống của em luôn tiến lên phía trước. Tuy nhiên, từ khi sinh ra cho đến giờ đã gần 35 tuổi, sao em thấy cuộc sống của mình mỗi ngày lại thụt lùi đi một chút chứ chẳng thấy tiến lên tiến xuống chi cả”, anh Tiến tâm sự.

Chị Lệ, vợ anh Tiến, thở dài tiếp lời chồng: “Hai vợ chồng làm hai công ty khác nhau, cố tăng ca đến kiệt sức thu nhập cũng không quá được 15 triệu mỗi tháng.

Chỉ 15 triệu nhưng tụi em phải chia ra rất nhiều khoản chi: Tiền gởi ra ông bà ngoại nuôi 2 con; tiền nhà, tiền chợ, tiền cưới hỏi sinh nhật...

Hồi trước dịch, khi vật giá còn thấp, mỗi tháng có khi tằn tiện tụi em để dành được 1-2 triệu. Tuy nhiên từ đầu năm đến nay, tụi em toàn phải mượn nợ để trang trải, chi tiêu do vật giá các mặt hàng tiêu dùng đột ngột leo thang theo giá xăng...”.

Cơm gà - người không ăn thì gà ăn!

Anh Bùi Thanh Hà, công nhân của một doanh nghiệp tại khu công nghiệp Hoà Cầm, đang trú tại tổ 4, phường Hoà Thọ Tây, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng nhiều năm nay sống một cảnh hai quê. Anh Hà ở Đà Nẵng, nhưng vợ anh, cũng là công nhân lại sống cùng hai con nhỏ ở Quảng Nam vì công việc của anh ở ngoài này cho thu nhập tốt hơn chút ít.

Anh kể gần đây, để tiết kiệm chi tiêu, anh Hà thường ăn sáng bằng... cơm gà! Thấy chúng tôi há hốc mồm không tin vào những gì mình vừa nghe, anh cười giải thích: Cơm gà nghĩa là cơm nguội, nếu anh không ăn thì cũng đổ cho mấy con gà của nhà hàng xóm ăn. Cho nên thay vì ăn mì quảng, mì gói... thì ăn lại cơm nguội để tiết kiệm tiền.

“Em ăn cơm gà thường xuyên từ sau Tết Âm lịch đến giờ và gần như cắt hết tất cả những khoản chi tiêu không cần thiết, thậm chí bỏ cả thuốc lá nhưng tình hình kinh tế gia đình vẫn không cải thiện được chút nào...”, anh Hà tâm tư.

Anh kể, mấy hôm nay mọi người trong công ty đọc báo, gởi cho nhau thông tin về đề xuất của Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc Hội đồng Tiền lương Quốc gia cần sớm thống nhất, đề xuất Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng, đồng thời có giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định giá cả các mặt hàng thiết yếu tác động trực tiếp đến đời sống nhân dân và công nhân, lao động...

“Không biết đề xuất này có được trên lắng nghe hay không và bao giờ thì thành hiện thực, nhưng cũng có thể coi là tin vui, là động lực để tụi em làm việc tích cực hơn...”, anh Hà nói.

Niềm vui và tâm tư của anh Bùi Thanh Hà, cũng là niềm vui và tâm tư của không chỉ toàn thể công nhân lao động ở Đà Nẵng. Đó cũng là niềm vui và tâm tư của những cán bộ Công đoàn luôn đau đáu với việc làm sao người lao động của mình có cuộc sống tốt hơn như chị Lê Thị Hải Châu, Chủ tịch Công đoàn Công ty Cổ phần Dệt may 29/3 khi chia sẻ với phóng viên Lao Động.  

“Để người lao động có thu nhập ổn định cũng như phúc lợi, môi trường làm việc tốt để giữa chân họ trong bối cảnh khó khăn như hiện nay, thời gian qua, nhiều doanh nghiệp, như Công ty Cổ phần Dệt may 29/3 đã thực hiện nhiều biện pháp, trong đó có việc tăng năng suất để tăng thêm việc làm”, bà Châu cho biết.

Về việc tăng lương tối thiểu vùng, theo bà Lê Thị Hải Châu, nếu được thực hiện vào thời điểm này, người lao động sẽ rất có lợi, không chỉ trước mắt mà còn về lâu dài bởi khi được tăng lương tối thiểu, người lao động sẽ được tăng mức lương để tham gia bảo hiểm xã hội. Và việc điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng còn giúp người lao động không chỉ có lương cao hơn trong các ngày nghỉ lễ Tết mà còn với cả lương hưu sau này...

Tường Minh
TIN LIÊN QUAN

Đà Nẵng: Thành lập Công đoàn cơ sở mới với 141 đoàn viên

Tường Minh |

Đà Nẵng - Liên đoàn Lao động quận Cẩm Lệ thành lập Công đoàn cơ sở Công ty TNHH Supremetech Đà Nẵng với 141 đoàn viên.

Đà Nẵng: Ngành Y tế quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 02

Tường Minh |

Đà Nẵng - Công đoàn ngành Y tế tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 02, các chương trình hành động của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Thành ủy Đà Nẵng.

Đà Nẵng: Sinh hoạt chuyên đề về xây dựng gia đình hạnh phúc

Tường Minh |

Đà Nẵng - Liên đoàn Lao động quận Ngũ Hành Sơn tổ chức chương trình sinh hoạt chuyên đề "Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng gia đình hạnh phúc".

Đà Nẵng: Xem xét hoạt động trở lại Câu lạc bộ Luật sư Công đoàn

Tường Minh |

Đà Nẵng - Ông Nguyễn Duy Minh, Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Đà Nẵng đề nghị xem xét hoạt động trở lại Câu lạc bộ Luật sư Công đoàn.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Đà Nẵng: Thành lập Công đoàn cơ sở mới với 141 đoàn viên

Tường Minh |

Đà Nẵng - Liên đoàn Lao động quận Cẩm Lệ thành lập Công đoàn cơ sở Công ty TNHH Supremetech Đà Nẵng với 141 đoàn viên.

Đà Nẵng: Ngành Y tế quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 02

Tường Minh |

Đà Nẵng - Công đoàn ngành Y tế tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 02, các chương trình hành động của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Thành ủy Đà Nẵng.

Đà Nẵng: Sinh hoạt chuyên đề về xây dựng gia đình hạnh phúc

Tường Minh |

Đà Nẵng - Liên đoàn Lao động quận Ngũ Hành Sơn tổ chức chương trình sinh hoạt chuyên đề "Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng gia đình hạnh phúc".

Đà Nẵng: Xem xét hoạt động trở lại Câu lạc bộ Luật sư Công đoàn

Tường Minh |

Đà Nẵng - Ông Nguyễn Duy Minh, Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Đà Nẵng đề nghị xem xét hoạt động trở lại Câu lạc bộ Luật sư Công đoàn.