Cuộc thi 'Viết về người lao động - viết cho người lao động': Nghị lực của người thương binh 2/4

LÊ NGỌC TÂN |

Xuất ngũ về quê với thương tật bậc 2/4 nhưng với phẩm chất bộ đội Cụ Hồ “tàn nhưng không phế” anh thương binh Nguyễn Văn Hường ở thôn Ngân Điền, xã Sơn Hà, huyện miền núi Sơn Hòa (tỉnh Phú Yên) đã nỗ lực lao động sản xuất, xây dựng cơ ngơi bề thế và chăm lo cho các con ăn học tử tế.

Tìm đến nhà anh Nguyễn Văn Hường trong một ngày cuối năm 2017. Tiếp chúng tôi là một người đàn ông dáng người thấp, đi nạng, người nhễ nhại mồ hôi. Đó là anh Hường. Hỏi ra mới biết anh vừa đi làm cỏ mía về. Sau khi rót nước mời khách, anh Hường đưa chén trà lên môi, nhấp một ngụm rồi đặt xuống, mắt nhìn về phía con đường xa xăm. Anh đưa chúng tôi về với ký ức ngày xưa…

Vượt lên chính mình

Anh Nguyễn Văn Hường cho biết, mình sinh năm 1967 trong một gia đình có 8 anh chị em ở thôn Ngân Điền, xã Sơn Hà. Năm 20 tuổi theo tiếng gọi của tổ quốc, anh lên đường làm nhiệm vụ quốc tế tại chiến trường Campuchia, thuộc biên chế ở đơn vị CM D10, E270, mặt trận 579, đóng quân tại cao điểm 400, Sư đoàn 307. Tháng 6.1986, trong một lần tham gia chiến đấu, anh bị thương ở hai chân. Sau đó, anh được đơn vị đưa về nước chữa trị ở Bệnh viện Quân khu 5. Tuy nhiên, do vết thương quá nặng, để tránh ảnh hưởng đến tính mạng, các bác sĩ buộc phải cưa đi một chân.

Tháng 5.1987, anh xuất ngũ về quê với thương tật thương binh bậc 2/4. Tuy đã “tàn”, nhưng anh Hường luôn tâm niệm lời Bác Hồ dạy: “Thương binh tàn nhưng không phế”, nên anh luôn phát huy tinh thần gương mẫu, phấn đấu vượt qua khó khăn, gian khổ của “Người lính Cụ Hồ”. Vì vậy, sau khi xuất ngũ, anh không trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước mà kiếm sống bằng chính đôi tay của mình. “Lúc đầu nhiều người thấy tôi bị thương tật nên không dám thuê tôi làm. Nhưng khi thấy tôi quyết tâm và làm được, có việc là họ ưu tiên gọi cho tôi”, anh Hường nhớ lại.

Sự chăm chỉ trong công việc, cùng với sự chân thành trong cuộc sống của anh Hường đã làm cho cô thiếu nữ xinh đẹp Lương Thị Qua ở phường Phú Lâm (thành phố Tuy Hòa) làm nghề buôn bán trên địa bàn huyện Sơn Hòa động lòng. Mặc cho gia đình cấm cản, bạn bè khuyên can hết lời, chị Qua vẫn quyết định đến với anh Hường. Năm 1990, đám cưới giản dị của chàng thương binh một chân với cô gái xinh đẹp Lương Thị Qua được tổ chức trong niềm vui chung của người thân và bạn bè hai họ.

Đồng vợ đồng chồng…

Sau khi cưới, hai vợ chồng tích cóp từng đồng, từng cắc. Bên cạnh việc làm thuê, anh chị còn đầu tư chăn nuôi thêm con bò, gà và trồng 4 sào mía. Sau khi trừ mọi chi phí, mỗi năm thu nhập từ việc chăn nuôi, trồng trọt của gia đình anh Hường khoảng trên 100 triệu đồng. Sau nhiều năm miệt mài lao động, hiện tại anh chị đã cất được ngôi nhà ngói khang trang với đầy đủ các vật dụng thiết yếu của một tổ ấm. Anh chị đã có 3 người con, tất cả đều được nuôi nấng, ăn học đàng hoàng. Anh Hường tâm sự: “Mình là người lính Cụ Hồ nên phải vượt qua khó khăn để xứng đáng với lời dạy của Bác Hồ. Mỗi gia đình phải khá lên, giàu lên thì xã hội mới phát triển tốt được”. Mặc dù đã có của ăn của để, nhưng vợ chồng anh chị vẫn miệt mài lao động. Chị Qua - vợ anh Hường - chia sẻ: “Tuy đã có tuổi nhưng ảnh siêng lắm, ai kêu làm gì cũng làm và rất yêu thương vợ con”.

Khi hỏi về nỗ lực vượt qua nghịch cảnh, không để mình trở thành gánh nặng cho xã hội và gia đình của anh Hường, ông Trương Văn Ánh - Trưởng thôn Ngân Điền, xã Sơn Hà - cho biết: “Anh Hường không chỉ làm kinh tế giỏi mà còn chấp hành tốt đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Trong thôn có cuộc vận động nào anh ấy cũng tham gia nhiệt tình”.

Nghị lực vươn lên thoát nghèo của anh Nguyễn Văn Hường thật đáng trân trọng. Anh là một trong những tấm gương điển hình về làm kinh tế giỏi của xã Sơn Hà nói riêng và huyện Sơn Hòa nói chung. Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Sơn Hà Trần Khánh Duy nhận xét: “Mặc dù bom đạn đã cướp mất một chân nhưng anh Hường đã vượt qua được số phận của bản thân vươn lên làm giàu từ hai bàn tay trắng. Xã Sơn Hà chúng tôi tự hào vì có một người lính như thế”.

Những lúc trái gió trở trời, vết thương cũ làm anh đau nhức, cộng với sức khỏe đã mất dần theo năm tháng, nhưng anh Hường vẫn không cho tay chân mình yên nghỉ, vẫn miệt mài làm việc. Anh đúng là thương binh tàn nhưng không phế, là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ noi theo.

Báo Lao Động mời bạn đọc tham gia cuộc thi “VIẾT VỀ NGƯỜI LAO ĐỘNG - VIẾT CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG”

Đối với các ấn phẩm trên báo in Báo Lao Động

- Tác phẩm dự thi phải bảo đảm tính chân thực, khách quan, kịp thời. Mỗi tác phẩm không quá 1.700 chữ và ít nhất 1 ảnh, khuyến khích tác phẩm gửi kèm nhiều ảnh.

- Tác phẩm dự thi ngoài bút danh (nếu có) phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại liên hệ, thư điện tử (email) của tác giả.

- Tác phẩm dự thi gửi qua email hay đường bưu điện phải ghi rõ: Bài dự thi cuộc thi viết “VIẾT VỀ NGƯỜI LAO ĐỘNG - VIẾT CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG”.

- Ban Tổ chức không hoàn trả tác phẩm dự thi.

Đối với tác phẩm video:

- Tác phẩm dự thi có thời lượng không quá 5 phút.

- Ngoài bút danh (nếu có) phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại liên hệ, hòm thư điện tử (email) của tác giả.

- Tác phẩm tham dự cuộc thi gửi về: Ban TKTS, Báo Lao Động, số 6 phố Phạm Văn Bạch, P.Yên Hòa, Q.Cầu Giấy, Hà Nội.

(Bì thư ghi rõ: Tham gia Cuộc thi

Thư điện tử theo địa chỉ: thivietvelaodong@laodong.com.vn

Kính mời bạn đọc cả nước tham gia.

BBT BÁO LAO ĐỘNG

Mời bạn đọc tham gia cuộc thi “Viết về người lao động - viết cho người lao động”

LÊ NGỌC TÂN
TIN LIÊN QUAN

Liên đoàn lao động huyện Tam Nông: Chỗ dựa vững chắc của công đoàn viên và công nhân lao động

TRẦN TRỌNG TRUNG (Đài Phát thanh huyện Tam Nông, Đồng Tháp) |

Ở huyện Tam Nông (Đồng Tháp), ngoài các hoạt động xã hội, Công đoàn các cấp còn chăm lo tốt đời sống và bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ)…

Những người đem “chợ” đến vùng trung du, núi cao

LÊ KIM DŨNG (Đà Nẵng) |

Dọc QL 40B từ thành phố Tam Kỳ lên huyện trung du Tiên Phước (TP) rồi qua các huyện miền núi Bắc Trà My (BTM), Nam Trà My (NTM), tỉnh Quảng Nam (QN) thỉnh thoảng ta bắt gặp những cái “chợ” lưu động - những chiếc xe gắn máy đèo hàng của những người lao động chân chất, cần cù dừng lại bên đường hoạt động hoặc len lỏi vào trong những ngõ ngách xóm thôn…

Cuộc thi "Viết về người lao động - viết cho người lao động": Thầy Thủy "cõng" chữ lên non cao

LÊ THỊ HIỆP |

Hành trình “cõng chữ - cắm bản” của thầy giáo Đỗ Ngọc Thủy lên xã vùng cao biên giới (xã Trung Lý, huyện Mường Lát, Thanh Hóa) bắt đầu bằng từng từ tiếng của người Mông đầu tiên thầy học, bằng những thiếu thốn, bằng gian nan, bằng những hy sinh... 

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023 (ngoài cùng, bên phải). Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Liên đoàn lao động huyện Tam Nông: Chỗ dựa vững chắc của công đoàn viên và công nhân lao động

TRẦN TRỌNG TRUNG (Đài Phát thanh huyện Tam Nông, Đồng Tháp) |

Ở huyện Tam Nông (Đồng Tháp), ngoài các hoạt động xã hội, Công đoàn các cấp còn chăm lo tốt đời sống và bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ)…

Những người đem “chợ” đến vùng trung du, núi cao

LÊ KIM DŨNG (Đà Nẵng) |

Dọc QL 40B từ thành phố Tam Kỳ lên huyện trung du Tiên Phước (TP) rồi qua các huyện miền núi Bắc Trà My (BTM), Nam Trà My (NTM), tỉnh Quảng Nam (QN) thỉnh thoảng ta bắt gặp những cái “chợ” lưu động - những chiếc xe gắn máy đèo hàng của những người lao động chân chất, cần cù dừng lại bên đường hoạt động hoặc len lỏi vào trong những ngõ ngách xóm thôn…

Cuộc thi "Viết về người lao động - viết cho người lao động": Thầy Thủy "cõng" chữ lên non cao

LÊ THỊ HIỆP |

Hành trình “cõng chữ - cắm bản” của thầy giáo Đỗ Ngọc Thủy lên xã vùng cao biên giới (xã Trung Lý, huyện Mường Lát, Thanh Hóa) bắt đầu bằng từng từ tiếng của người Mông đầu tiên thầy học, bằng những thiếu thốn, bằng gian nan, bằng những hy sinh...