Cuộc thi "Viết về người lao động - viết cho người lao động": Chuyện tình người thợ ngành khoáng sản

HÀ VÂN - THÙY LINH |

Chàng trai gốc Hà Thành dành cả cuộc đời cho công việc khai thác mỏ hầm lò ở khu vực miền núi, luôn là một trong những người đầu tiên có mặt ở các sự cố, tai nạn lao động để cùng lo “hậu sự” với gia đình, người thân của đồng nghiệp; lại có 1 mối tình đẹp như cổ tích mà ai ai cũng phải ngưỡng mộ... 

Chỉ được giới thiệu như thế, đủ để chúng tôi tò mò, lặn lội tìm gặp anh Nguyễn Quốc Huấn đang công tác tại Công ty CP Kim loại màu Bắc Kạn (đơn vị trực thuộc Công ty CP Kim loại màu Thái Nguyên - VIMICO).

Người chuyên lo “hậu sự”...

Quả thực, trước khi gặp anh, chúng tôi đã kỳ vọng, sẽ có được những câu chuyện thú vị từ cuộc đời anh như lời đồng nghiệp anh kể. Nhưng, ngay từ những câu hỏi đầu tiên, chúng tôi đã thấy hụt hẫng, tưởng như không biết kể về anh như thế nào khi anh quá khiêm tốn, ít nói và thậm chí nghĩ về những gì mình làm rất đơn giản như không có gì đáng ngợi ca.

Gương mặt hiền lành, thô ráp vì nắng gió, kể chuyện khô khan, quan điểm sống “hạnh phúc là biết đủ” khiến cho cuộc trò chuyện của chúng tôi “rời rạc như cơm nguội”... nhưng có lẽ vì thế mà ấn tượng về anh lại càng đậm nét hơn. Dường như ở con người anh luôn nặng một “chữ tình”, là “điểm tựa” vững chãi cho đồng nghiệp và những người thân trong gia đình.

Anh thành thật chia sẻ, với tôi, mọi thứ chỉ cần đủ là được, 1 tổ ấm, không đói, không rách, bạn bè vừa đủ, chức vụ vừa sức... Thế là suốt gần 40 năm gắn bó với rừng núi, hơn 30 năm gắn bó với Bắc Kạn, anh Huấn coi công việc này như duyên nợ, từ công nhân rồi làm quản đốc, trưởng phòng kỹ thuật, chủ tịch công đoàn, phó giám đốc Công ty...

Điều đặc biệt là, ngoài điều hành sản xuất, anh đã có rất nhiều năm phụ trách về mảng an toàn. Có lẽ, một phần vì nhiệm vụ, một phần vì bản tính chân chất, nhiệt tình, trách nhiệm mà cái chữ “an toàn” cứ vận vào cuộc đời anh đến hơn 20 năm. Mảng an toàn trong Công ty rất quan trọng và một phần của công việc ấy chính là lo “hậu sự” sau tai nạn lao động.

Nghĩa là luôn phải có mặt đầu tiên tại hiện trường và ở lại cuối cùng bên gia đình của đồng nghiệp gặp nạn. Chỉ tưởng tượng đến công việc ấy, chúng tôi đã cảm thấy “lạnh sống lưng”. Nhưng hỏi về điều này anh lại xua tay: Có gì đâu, mình không lao vào thì người khác cũng phải lao vào thôi. Đơn giản, đó là công việc mà. Mọi người đều coi nhau như người thân.

Công nhân hay quản lý thì cũng là đồng đội của mình, đã gắn bó với mình cả cuộc đời, không may gặp nạn, mình phải lo toan cho họ là đúng rồi. Dĩ nhiên, đó là công việc, một phần là trách nhiệm của anh nhưng lo toan như anh, quả thực cũng hiếm người làm được.

Thế nên, trải qua rất nhiều năm, nhưng những việc anh làm vì đồng đội, đồng nghiệp vẫn được nhắc đến bằng cả niềm tự hào và ngưỡng mộ. Anh Phạm Văn Hòa - Chủ tịch Công đoàn Công ty CP Kim loại màu Thái Nguyên- chia sẻ: Ấn tượng đặc biệt nhất của tôi về anh Huấn chính là ở góc độ 1 người chuyên giải quyết, xử lý những vụ tai nạn lao động.

Tôi có cảm giác như, xuất phát từ câu chuyện của cách đây hơn 35 năm về trước, khi người đồng đội trong tổ làm việc của anh gặp tai nạn - người đồng nghiệp thân thiết cũng là người chồng cũ của vợ anh bây giờ qua đời sau tai nạn đó, anh đã gắn bó với công tác an toàn này như duyên phận.

Anh Hòa cũng kể rằng, anh Huấn luôn là một trong những người có mặt đầu tiên, trực tiếp tham gia sơ cứu, cấp cứu ban đầu rồi đưa đón, sắp xếp chỗ ăn nghỉ cho người nhà công nhân trong các vụ tai nạn lao động của đơn vị. Thậm chí, có vụ tai nạn gần như cả gia đình anh tham gia giải quyết. Con trai, em vợ, con dâu (làm y tá)... đều được anh huy động ra xử lý tai nạn.

35 năm ấy biết bao tình

Như cách nói của anh Phạm Văn Hòa thì dấu mốc khiến anh Huấn gắn bó với công tác an toàn có lẽ là từ chuyện xảy ra cách đây hơn 35 năm. Mà cũng trùng hợp như thể định mệnh, câu chuyện ấy “góp lửa” cho 1 tổ ấm hôm nay với đủ đầy tiếng cười và hạnh phúc.

Thế nên, cho đến khi anh chuẩn bị nghỉ hưu mà chuyện về gia đình anh vẫn được các lãnh đạo đương nhiệm của Công ty CP Kim loại màu Thái Nguyên và các đồng nghiệp nhắc đến. Thậm chí, họ cứ động viên chúng tôi nên tìm gặp anh Huấn chị Hồi để được nghe kể về chuyện tình của anh chị, để hiểu hơn về cuộc tình hiếm có trong ngành Than - Khoáng sản, về điển hình của tình đồng nghiệp, đồng đội và tình yêu đẹp hơn cổ tích.

Đó là chuyện của 35 năm về trước, trong một lần làm nhiệm vụ, người đồng đội thân thiết của anh đã gặp tai nạn trong hầm lò, chẳng may qua đời để lại người vợ trẻ và đứa con hơn 2 tuổi. Vẫn với trách nhiệm của mình, anh lo toan công việc hậu sự chu đáo. Rồi như “duyên số”, 2 người nảy sinh tình yêu và nên duyên vợ chồng.

Điều đáng nói là, khi ấy, anh Huấn còn rất trẻ, chưa từng lập gia đình. Họ đến với nhau từ niềm thương cảm với hoàn cảnh, sẻ chia với nỗi đau. Nhắc đến chuyện cũ, chị Hồi vợ anh cứ rưng rưng: “Tôi luôn cảm thấy cuộc đời đã bù đắp cho mình khi gặp được anh Huấn, lúc nào cũng hết lòng chăm lo cho vợ con, lo toan cho cả bố mẹ chồng cũ của tôi từ khi còn sống cho đến khi các cụ nhắm mắt xuôi tay, lo cho bố mẹ tôi, các em tôi... mà không bao giờ than thở hay kể công một tiếng nào”.

Mọi người trong Công ty ai cũng ngạc nhiên, thậm chí có người còn đặt câu hỏi, sao anh giai tân người Hà Nội lại sẵn lòng lấy 1 người phụ nữ đã có chồng và 1 đứa con nhỏ? Sao lại bỏ Thủ đô phồn hoa mà gắn bó cả đời với miền núi heo hút ấy?

Nhưng khi chúng tôi hỏi chuyện anh, anh đều gạt đi: Không có gì là cao thượng hay kì lạ cả! Ngày đó, chúng tôi cùng làm trong Công ty (chị Hồi khi đó là cô nuôi dạy trẻ), cũng biết nhau cả. Khi nhìn đứa bé nhỏ côi cút mất cha, nhìn người vợ suy sụp mất chồng... tình cảm ấy dần lớn lên mà thành “duyên phận” thôi.

Rồi anh chị đến với nhau, mặc cho gia đình phản đối. Anh cùng chị chăm sóc đứa con trai của đồng đội, coi cậu bé ấy như con đẻ của mình. Có lẽ vì thế mà trời không phụ lòng người, cậu bé của cách đây hơn 30 năm đã trưởng thành, làm cùng Công ty với bố, theo cùng lĩnh vực khai thác mỏ hầm lò. Cậu con trai ấy chính là anh Nguyễn Đình Thành - Phó Quản đốc Phân xưởng Lũng Cháy.

Với Đình Thành, dường như ngành Khai thác mỏ đã có “sẵn trong dòng máu” mà anh được thừa hưởng từ 2 người bố. Đình Thành chia sẻ: Bố đẻ mất khi mình mới được gần 3 tuổi nên tất cả những ký ức về bố hầu như không có nhiều. Mình được nghe về bố thông qua những câu chuyện của ông bà ngoại, của mẹ mình và của cả bố Huấn vì bố đẻ mình và bố Huấn là bạn rất thân của nhau, “cùng trên 1 chiến tuyến”.

Được bố Huấn chăm lo, nuôi dưỡng từ nhỏ nên chưa bao giờ mình coi bố Huấn như là bố dượng cả. Gia đình mình luôn hoà thuận và đầm ấm. Có lẽ, mình thiệt thòi khi bố đẻ mất sớm nhưng thực sự khi mẹ đi bước nữa, mình có thêm bố Huấn và các em, đó chính là may mắn nhất trong cuộc đời của mình”.

Chuyện tình 35 năm của anh Huấn, chị Hồi vẫn được nhắc đến như 1 câu chuyện cổ tích giữa đười thường không chỉ bởi sợi dây duyện phận năm xưa mà còn bởi, sau từng ấy năm, 2 con người ấy dù đã lên chức ông bà nhưng vẫn mặn nồng, đến nỗi đồng chí Phó Giám đốc Công ty CP Kim Loại màu Thái Nguyên Nguyễn Văn Khanh chia sẻ đầy ngưỡng mộ: “Trong chuyện tình của họ, tôi thấy đẹp nhất là hình ảnh, khi anh Huấn bị ốm nặng, không đi được, chiều nào cũng thấy chị Hồi chân đất dìu chồng tập đi... Mà đã 35 năm rồi, cuộc tình ấy vẫn đẹp như thuở ban đầu...”.

Mời bạn đọc tham gia cuộc thi “Viết về người lao động - viết cho người lao động”

Báo Lao Động mời bạn đọc tham gia cuộc thi “VIẾT VỀ NGƯỜI LAO ĐỘNG - VIẾT CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG”

Đối với các ấn phẩm trên báo in Báo Lao Động

- Tác phẩm dự thi phải bảo đảm tính chân thực, khách quan, kịp thời. Mỗi tác phẩm không quá 1.700 chữ và ít nhất 1 ảnh, khuyến khích tác phẩm gửi kèm nhiều ảnh.

- Tác phẩm dự thi ngoài bút danh (nếu có) phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại liên hệ, thư điện tử (email) của tác giả.

- Tác phẩm dự thi gửi qua email hay đường bưu điện phải ghi rõ: Bài dự thi cuộc thi viết “VIẾT VỀ NGƯỜI LAO ĐỘNG - VIẾT CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG”.

- Ban Tổ chức không hoàn trả tác phẩm dự thi.

Đối với tác phẩm video:

- Tác phẩm dự thi có thời lượng không quá 5 phút.

- Ngoài bút danh (nếu có) phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại liên hệ, hòm thư điện tử (email) của tác giả.

- Tác phẩm tham dự cuộc thi gửi về: Ban TKTS, Báo Lao Động, số 6 phố Phạm Văn Bạch, P.Yên Hòa, Q.Cầu Giấy, Hà Nội.

(Bì thư ghi rõ: Tham gia Cuộc thi

Thư điện tử theo địa chỉ: thivietvelaodong@laodong.com.vn

Kính mời bạn đọc cả nước tham gia.

BBT BÁO LAO ĐỘNG

HÀ VÂN - THÙY LINH
TIN LIÊN QUAN

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023 (ngoài cùng, bên phải). Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Chênh lệch sốc giữa tài sản 1% người giàu nhất thế giới và 99% còn lại

Song Minh |

1% người giàu nhất thế giới đã trở nên giàu có hơn rất nhiều, nhanh hơn rất nhiều so với 99% phần còn lại của thế giới.

Ghe chở hoa xuân rực rỡ, tấp nập về chợ hoa trên sông lớn nhất TPHCM

KHÁNH LINH - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Từ chiều nay 25 tháng Chạp (ngày 16.1), ghe hoa từ các tỉnh miền Tây đã tấp nập cập bến Bình Đông (quận 8, TPHCM), chợ hoa “Trên bến dưới thuyền” cũng chính thức khai mạc. Tết này, hoa về bến Bình Đông đa dạng về chủng loại, rực rỡ sắc màu, giá cả không tăng so với những Tết trước.