Cuộc sống thiếu thốn trăm bề của công nhân vệ sinh môi trường

Lương Hạnh |

Căn phòng được "chắp vá" bởi những tấm ván gỗ, mái lợp tôn, nơi sinh hoạt chen chúc,... là những hình ảnh PV ghi nhận về cuộc sống khắc khổ của công nhân vệ sinh môi trường đang làm việc tại Hà Nội.
Cô N.T.H (sinh năm 1970, quê ở Bắc Kạn) - làm công nhân vệ sinh môi trường ở Hà Nội đã nhiều năm nay. Vóc dáng nhỏ bé, công việc vất vả nên trông cô H già hơn nhiều so với tuổi.
Cô H cùng chồng đang thuê trọ ở đường Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Căn phòng mà 2 vợ chồng thuê có giá 500.000 đồng/tháng, lợp bằng ván gỗ. Trong nhà chỉ có chiếc quạt là vật dụng giá trị nhất. Những ngày hè nóng nực, cô H phải dùng nước hắt lên mái nhà để đỡ oi nóng.
Trước khi xuống Hà Nội làm công nhân môi trường, cô H kiếm sống bằng nghề kéo củi ở bìa rừng. Sau này sức khoẻ xuống dốc, cô đành từ bỏ công việc này.
Đây là nơi nấu nướng, ăn uống của 2 vợ chồng cô H. Ca làm của cô bắt đầu từ 6 giờ sáng - 12 giờ trưa; 17h - 11 giờ đêm. Không có nhiều thời gian nghỉ ngơi nên cô chỉ nấu một bữa rồi ăn cả ngày.
Chuẩn bị cho bữa trưa, cô H chia sẻ, đã từ rất lâu cô chưa vượt qua mốc 40kg. Căn phòng mà cô thuê nằm sát cạnh với nơi nuôi lợn của nên bữa cơm, giấc ngủ chẳng mấy khi được trọn vẹn vì mùi hôi.
Bữa cơm của cô H hôm nay được cho là "thịnh soạn" vì có canh xương nấu với cà chua mà chồng chuẩn bị. Chia sẻ thêm về công việc, cô H nói, chỉ mong có sức khoẻ để làm lụng, có chút vốn rồi sau đó về quê. Ở thành phố có công việc nhưng để nuôi sống bản thân chẳng hề dễ dàng.
Căn nhà mẹ chồng chị Vũ Thị Hòa (SN 1980) để lại cho chị Hòa không đủ để gia đình 5 người ở. Do vậy, chị được người chị chồng cho mượn một ít đất dựng căn nhà “tạm” để sinh sống.
Còn đây là nơi chị Vũ Thị Hòa (sinh năm 1980) - công nhân vệ sinh môi trường sinh sống. Chị được người thân cho mượn đất, rồi cả gia đình chị dựng căn nhà “tạm” để có nơi trú mưa, tránh nắng. Căn nhà nằm ngoằn ngoèo trong một con ngõ trên đường Hữu Hưng, phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Trong căn bếp lụp xụp chỉ nhích một chút là chạm đầu, hằng ngày gia đình chị Hòa vẫn nấu ăn tại đây. Vào ngày nắng, để nấu một bữa cơm cho đình với chị Hòa không khác nào “cực hình”.
Căn bếp lụp xụp chỉ nhích một chút là chạm đầu, hằng ngày gia đình chị Hòa vẫn nấu ăn tại đây. Vào ngày nắng, để nấu một bữa cơm cho đình với chị Hòa không khác nào “cực hình”.
Với đồng lương công nhân ít ỏi, cơm không đủ ăn, chị Hoà chia sẻ: "Đi làm không biết bao giờ mới đủ tiền sửa nhà". Căn nhà rộng chừng 20 mét vuông, không đầu không cuối. Cầm tấm bằng khen trên tay, chị Hoà hy vọng các con được học hành tử tế, sau này có công việc ổn định để không khổ sở như bố mẹ.
Ngoài làm công nhân, chị Hòa cũng nuôi gà, trồng  rau để cải thiện cuộc sống gia đình. Chị nói: “Sau này có tiền sẽ xây lại căn nhà ở đất bố mẹ chồng cho, còn bây giờ đành ở tạm đây đã”.
Ngoài làm công nhân dọn vệ sinh, chị Hòa cũng nuôi gà, trồng rau để cải thiện cuộc sống gia đình. Chị nói: “Nếu sau này có tiền sẽ xây lại căn nhà ở đất bố mẹ chồng cho, còn bây giờ đành ở tạm đây đã”.
Lương Hạnh
TIN LIÊN QUAN

Trao hỗ trợ phần quà 3 triệu đồng cho công nhân khó khăn vì dịch COVID-19

ĐÌNH TRỌNG |

Trước diễn biến xấu của dịch bệnh, tại Bình Dương nhiều công nhân lao động liên quan đến ca mắc COVID-19 không thể đi làm nên rơi vào hoàn cảnh khó khăn.

Trời nắng gắt, công nhân chọn gầm cầu, gốc cây làm nơi nghỉ ngơi

Minh Phương |

Sau ca làm buổi sáng, tới giờ trưa, công nhân môi trường lại chọn một nơi để nghỉ ngơi, ăn trưa. Đó có thể là gầm cầu, dưới gốc cây và trên ghế đá.

LD 21120: Gia cảnh bất hạnh của nữ công nhân vệ sinh môi trường

LƯƠNG HẠNH |

Bà Đỗ Thị Tình (SN 1971) quê tại thôn Chùa Tổng, xã La Phù, huyện Hoài Đức, TP.Hà Nội - công nhân vệ sinh môi trường - chật vật với cuộc sống quá khó khăn. Cháu ngoại bà hiện đang mắc căn bệnh suy thận đã 2 năm nay.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

Trao hỗ trợ phần quà 3 triệu đồng cho công nhân khó khăn vì dịch COVID-19

ĐÌNH TRỌNG |

Trước diễn biến xấu của dịch bệnh, tại Bình Dương nhiều công nhân lao động liên quan đến ca mắc COVID-19 không thể đi làm nên rơi vào hoàn cảnh khó khăn.

Trời nắng gắt, công nhân chọn gầm cầu, gốc cây làm nơi nghỉ ngơi

Minh Phương |

Sau ca làm buổi sáng, tới giờ trưa, công nhân môi trường lại chọn một nơi để nghỉ ngơi, ăn trưa. Đó có thể là gầm cầu, dưới gốc cây và trên ghế đá.

LD 21120: Gia cảnh bất hạnh của nữ công nhân vệ sinh môi trường

LƯƠNG HẠNH |

Bà Đỗ Thị Tình (SN 1971) quê tại thôn Chùa Tổng, xã La Phù, huyện Hoài Đức, TP.Hà Nội - công nhân vệ sinh môi trường - chật vật với cuộc sống quá khó khăn. Cháu ngoại bà hiện đang mắc căn bệnh suy thận đã 2 năm nay.