Cuộc sống thiếu thốn trăm bề của công nhân, lao động tự do trong đại dịch

Minh Phương |

Công nhân, lao động tự do là một trong những đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19, nhiều người bị giảm việc, nghỉ việc không hưởng lương, mất việc làm, không có thu nhập. Nay, cuộc sống của họ càng trở nên khó khăn hơn khi bị "mắc kẹt" trong khu phong toả.

Cơm thiếu thịt

Kể từ tháng 5.2021, anh Hoàng Quốc Lập (quê Tuyên Quang) - tài xế xe công nghệ - đã phải nghỉ hẳn vì dịch COVID-19. Địa bàn anh thuê trọ đã có ca mắc COVID-19 nên anh quyết định dừng công việc đi sớm về khuya này.

Anh Lập thuê trọ ở xã Đại Mạch, huyện Đông Anh, Hà Nội cùng vợ và 2 con. Vợ anh Lập là công nhân ở Khu công nghiệp Thăng Long (Đông Anh, Hà Nội), từ khi chồng không có việc làm, gánh nặng lo cho cả gia đình đặt lên vai người vợ.

Lương của vợ anh Lập khoảng 8 triệu đồng mỗi tháng. Nhưng theo anh Lập, sống ở Hà Nội với từng đó tiền lương là rất chật vật. Gia đình anh phải chắt bóp, vay mượn xoay vòng đủ kiểu. Theo tính toán của anh, riêng tiền bỉm sữa cho con đã vài triệu đồng, còn tiền thuê trọ, thức ăn, thuốc men khác... chưa tính. Nhiều tháng nay, anh không có tiền chu cấp cho bố mẹ già ở quê.

Phòng trọ mà anh Lập thuê giá 800.000 đồng/tháng. Theo anh, anh vẫn may mắn hơn nhiều lao động khác vì vẫn còn có nơi để ở.

Không thể cùng vợ chia sẻ "cơm, áo, gạo, tiền" lúc này, anh Lập nói: "Đêm đến, tôi thường suy nghĩ làm thế nào có thể san sẻ để vợ đỡ vất vả. Nhưng dịch bệnh nguy hiểm, mọi thứ đều ngưng trệ. Tôi vẫn chưa có đáp án".

Vợ anh Lập đã phải thực hiện "3 tại chỗ" ở công ty theo yêu cầu phòng chống dịch từ ngày 4.8. Trước khi vào công ty, chị vẫn kịp chuẩn bị cho 3 bố con thức ăn và nhu yếu phẩm. Nhưng để tiết kiệm, buổi sáng, anh rang cơm nguội cho con trai đầu, rồi nấu cháo cho con thứ 2.

Đồ ăn các con bỏ thừa, anh đều ăn hết, vậy là xong bữa sáng. Nếu không, anh cũng đành nhịn. Còn bữa trưa của bố con anh đơn giản chỉ có mì tôm, bánh mì, đến tối có thêm cơm nấu kèm cá hoặc trứng... Từ lâu, bữa ăn không có thêm thịt.

Bữa tối của 3 bố con vỏn vẹn có con cá.
Bữa tối của 3 bố con anh Lập vỏn vẹn có một con cá.

Anh Lập chia sẻ, sau này dịch lắng xuống, anh không chạy xe ôm nữa mà sẽ xin làm công nhân, mong thu nhập ổn định hơn. Hiện tại, cuộc sống có thiếu thốn hơn so với trước, nhưng anh Lập cho rằng, anh vẫn may mắn hơn nhiều người khác vì có nơi để ở, trong gia đình còn 1 người có thu nhập.

Sốt ruột chờ ngày đi làm

Anh Vũ Mạnh Hùng (quê ở Phú Thọ) là tài xế xe công nghệ, thuê trọ ở thôn Hậu Dưỡng, xã Kim Chung, huyện Đông Anh (Hà Nội). Nơi anh Hùng sống có ca mắc COVID-19 nên khu vực đã bị phong toả 2 tuần nay.

Nghề xe ôm chở khách mới có tiền, nghỉ làm coi như mất nguồn thu nhập. Giãn cách xã hội cộng thêm nơi trọ bị phong toả, anh Hùng sốt ruột không biết bao giờ có thể đi làm trở lại. Vợ anh Hùng cũng là công nhân trong Khu công nghiệp Thăng Long nhưng phải nghỉ ở nhà 2 tuần nay. Không được đi làm, công ty chỉ hỗ trợ 70% tiền lương trong 14 ngày đầu. Khi tiếp tục phong toả, cả gia đình anh Hùng sẽ không còn nguồn thu nhập chính nào.

Anh Hùng nói, anh đang bị "mắc kẹt" ở đây, hiện về quê là điều khó khăn. Trong thời gian tới, gia đình anh sẽ không còn khả năng chi trả tiền trọ, tiền thức ăn.

"Con tôi nhiều tuần nay không có sữa uống. Nhưng cháu cũng hiểu được bố mẹ đang thiếu thốn nên không đòi hỏi. Cháu còn nói: Con chỉ cần ăn cơm là no lắm rồi" - anh Hùng kể.

Không chỉ sốt ruột vì không có thu nhập, điều anh Hùng lo lắng hơn cả là cậu con trai năm nay lên lớp 2. Năm học mới đến gần, Hà Nội vẫn trong thời gian giãn cách, với tình hình dịch hiện nay, không thể đoán được thời gian nào con anh mới có thể về quê học kịp với bạn bè.

Ngày trước, anh Hùng có bằng đại học nhưng kiếm việc khó khăn nên đành xin vào công ty làm công nhân nhưng được 2 năm xin nghỉ việc vì lương không đủ sống. Chuyển sang nghề tài xế công nghệ, ban đầu, công việc này giúp anh kiếm được hơn 10 triệu đồng/tháng, nhưng từ khi có dịch, thu nhập giảm dần xuống còn 7 triệu, 5 triệu đồng... và bây giờ là số 0...

Minh Phương
TIN LIÊN QUAN

Công nhân về từ vùng dịch nhận hỗ trợ từ Công đoàn thế nào?

NHẬT HỒ |

Nhiều công nhân miền Tây làm việc tại nhà máy, xí nghiệp tại vùng dịch bị tạm ngừng việc do dịch bệnh COVID-19. Họ tự về quê và chấp hành việc cách ly y tế đúng quy định thì có nhận được tiền hỗ trợ theo quy định của Tổng LĐLĐVN hay không?

Nhiều lao động tự do chưa nhận được tiền hỗ trợ COVID-19

Minh Phương |

Lao động tự do là một trong những đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19. Chính phủ đã ban hành một số chính sách hỗ trợ người lao động nói chung và lao động tự do nói riêng. Tuy nhiên, đến nay không ít lao động tự do vẫn chưa nhận được tiền hỗ trợ COVID-19.

Từ nay, cấp, đổi thẻ BHYT theo mẫu mới có thể tới cơ quan BHXH huyện, tỉnh

Minh Phương |

Từ nay, người dân khi muốn cấp lại, đổi thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) theo mẫu mới thì có thể tới cơ quan bảo hiểm xã hội (BHXH) huyện, tỉnh bất kỳ nếu thông tin trên thẻ BHYT không thay đổi.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Ông Park Hang-seo dặn dò cầu thủ tuyển Việt Nam trong ngày chia tay

AN NGUYÊN |

Kết thúc AFF Cup 2022, huấn luyện viên Park Hang-seo đã nói lời cuối cùng trên cương vị huấn luyện viên trưởng và bày tỏ tình cảm của mình với các cầu thủ tuyển Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Công nhân về từ vùng dịch nhận hỗ trợ từ Công đoàn thế nào?

NHẬT HỒ |

Nhiều công nhân miền Tây làm việc tại nhà máy, xí nghiệp tại vùng dịch bị tạm ngừng việc do dịch bệnh COVID-19. Họ tự về quê và chấp hành việc cách ly y tế đúng quy định thì có nhận được tiền hỗ trợ theo quy định của Tổng LĐLĐVN hay không?

Nhiều lao động tự do chưa nhận được tiền hỗ trợ COVID-19

Minh Phương |

Lao động tự do là một trong những đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19. Chính phủ đã ban hành một số chính sách hỗ trợ người lao động nói chung và lao động tự do nói riêng. Tuy nhiên, đến nay không ít lao động tự do vẫn chưa nhận được tiền hỗ trợ COVID-19.

Từ nay, cấp, đổi thẻ BHYT theo mẫu mới có thể tới cơ quan BHXH huyện, tỉnh

Minh Phương |

Từ nay, người dân khi muốn cấp lại, đổi thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) theo mẫu mới thì có thể tới cơ quan bảo hiểm xã hội (BHXH) huyện, tỉnh bất kỳ nếu thông tin trên thẻ BHYT không thay đổi.