Cuộc sống công nhân của gia đình người H’Mông ở khu công nghiệp

TRẦN DỊU - THU LAN |

Trước đây, tiếng Việt không biết, chị Mỵ chẳng dám nghĩ đến cảnh rời bản đi làm thuê. Thế nhưng, hiện giờ, không chỉ xa quê, chị còn đang cùng gia đình sinh sống, làm việc tại khu công nghiệp (KCN) Nam Thăng Long, Hà Nội.

Nhọc nhằn mưu sinh

Chị Mỵ và anh Hùng lấy nhau khi còn trẻ. Đến nay, anh chị đã có với nhau hai người con trai. Gia đình chị là người H’Mông sinh sống tại bản Tà Đứng, xã Chiềng Sung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Đây là một trong những bản cách xa trung tâm xã, cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, đời sống người dân vô cùng khó khăn.

Cũng như hầu hết các hộ trong bản, gia đình chị Mỵ bám vào nương rẫy để kiếm sống. Anh Hùng cho biết: “Trồng ngô tính ra mỗi năm thu hoạch được khoảng 80 triệu đồng, trừ đi các chi phí hạt giống, phân bón… thì cũng hết một nửa, chẳng đủ mà ăn nói gì đến những lúc bệnh tật”.

Cuộc sống quanh năm làm lụng vất vả chẳng nghỉ ngơi mà cái nghèo, cái đói cứ bủa vây gia đình chị. Thấy một vài hộ trong bản sau một thời gian lên Hà Nội làm công nhân (CN) đã có cuộc sống khấm khá hơn trước, nên chị Mỵ sang tìm hiểu.

Chị kể: “Người ta bảo đi làm không khó đâu mà lại có nhiều tiền hơn làm nương rẫy”. Nghe nói vậy, chị muốn đi lắm nhưng nghĩ chuyện lên đó tiếng phổ thông không biết, cái gì cùng khác ở bản… chị lại sợ và nản lòng. Nhưng, nỗi sợ hãi ấy là một thì ước mong vượt qua cái nghèo đói còn lớn hơn gấp nhiều lần. Chị Mỵ và chồng quyết định lên Hà Nội.

Thu nhập cao hơn trồng ngô, trồng sắn

Theo lời giới thiệu của những người đi trước, vợ chồng anh Hùng - chị Mỵ xin làm việc tại KCN Nam Thăng Long. Tại đây, chị làm cho công ty chuyên về cung cấp và phân phối gas, còn anh Hùng làm việc cho nhà máy sản xuất sắt thép.

Nhớ lại những ngày đầu, anh chị cho hay: “Vất vả lắm, mới đi làm không quen nên đau mỏi khắp người, về nhà cũng không ăn, không ngủ được”. Tiếng Việt không biết nên chị Mỵ càng gặp nhiều khó khăn hơn. Nhưng dần dần, trong quá trình làm việc, chị học hỏi mọi người xung quanh. Từ những câu đơn giản đến giờ, chị đã có thể nói tiếng Việt một cách trôi chảy.

Sống ở Hà Nội, mọi chi phí đều đắt đỏ nên gia đình chị phải chắt chiu tiết kiệm từng chút một. Hầu hết người làm cùng chị đều đi xe máy nhưng chị vẫn trung thành với chiếc xe đạp cũ được gửi từ quê lên. Chỉ bảo: “Đi xe đạp không phải tốn tiền đổ xăng”.

Cả năm, nhà chị Mỵ chỉ về quê một lần vào dịp Tết. Chị tâm sự: “Nhiều lúc nhớ nhà lắm, nhớ những ngày đi làm nương rẫy mà chẳng biết làm sao”. Khi được hỏi có thích làm CN không, chị Mỵ cười và đáp: “Làm CN đỡ vất hơn. Hồi đầu chưa quen thì muốn bỏ không làm nữa, nhưng giờ quen rồi lại thu nhập cao hơn trồng ngô, trồng sắn”.

Từ ngày lên Hà Nội, cuộc sống của gia đình chị Mỵ đã được cải thiện hơn trước rất nhiều. Cả hai người con trai của anh chị hiện cũng theo anh Hùng làm việc trong nhà máy sản xuất sắt thép với mức thu nhập ổn định.

Dù vẫn còn đó những nhọc nhằn, vất vả nhưng gia đình anh Hùng - chị Mỵ vẫn luôn cố gắng làm việc để vun vén cho cuộc sống đầy đủ hơn, để một năm không chỉ một mà có nhiều lần được về thăm quê hương.

TRẦN DỊU - THU LAN
TIN LIÊN QUAN

Hơn 2.000 đoàn viên mới tham gia tổ chức Công đoàn

PHÚC ĐẠT |

29 công đoàn cơ sở được thành lập với 2.315 đoàn viên là một trong những kết quả đạt được của LĐLĐ Thừa Thiên - Huế trong 9 tháng đầu 2019.

Chia sẻ “bí quyết dạy con thời hiện đại” cho công nhân nữ các KCN

Hiền Ngân |

Nhằm hỗ trợ kiến thức chăm sóc gia đình cho đoàn viên công đoàn cơ sở, đặc biệt là nữ công nhân lao động (CNLĐ), Công ty Cổ phần Bột giặt LIX (LIXCO) phối hợp cùng Công đoàn các Khu công nghiệp (KCN) các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề “Bí quyết dạy con thời hiện đại” dành cho cán bộ Ban nữ công các công đoàn cơ sở trực thuộc.

Đề nghị tuổi hưu theo ngành, giảm giờ làm

NHẬT HỒ |

LĐLĐ tỉnh Cà Mau cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau vừa tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào Bộ luật Lao động (sửa đổi).

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023 (ngoài cùng, bên phải). Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Hơn 2.000 đoàn viên mới tham gia tổ chức Công đoàn

PHÚC ĐẠT |

29 công đoàn cơ sở được thành lập với 2.315 đoàn viên là một trong những kết quả đạt được của LĐLĐ Thừa Thiên - Huế trong 9 tháng đầu 2019.

Chia sẻ “bí quyết dạy con thời hiện đại” cho công nhân nữ các KCN

Hiền Ngân |

Nhằm hỗ trợ kiến thức chăm sóc gia đình cho đoàn viên công đoàn cơ sở, đặc biệt là nữ công nhân lao động (CNLĐ), Công ty Cổ phần Bột giặt LIX (LIXCO) phối hợp cùng Công đoàn các Khu công nghiệp (KCN) các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề “Bí quyết dạy con thời hiện đại” dành cho cán bộ Ban nữ công các công đoàn cơ sở trực thuộc.

Đề nghị tuổi hưu theo ngành, giảm giờ làm

NHẬT HỒ |

LĐLĐ tỉnh Cà Mau cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau vừa tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào Bộ luật Lao động (sửa đổi).