COVID-19: Công nhân phải chi tiêu dè sẻn vì không thể tăng ca

Minh Hương |

Dịch COVID-19 khiến Bùi Đinh Phương (20 tuổi, quê ở Ba Vì, Hà Nội) - công nhân trong Khu công nghiệp Thăng Long (Đông Anh, Hà Nội) không còn được tăng ca như trước. Mọi chi tiêu, sinh hoạt hằng ngày cũng phải dè sẻn mới đủ sống.

Trong căn phòng trọ 10m2 mà Phương thuê, không có gì nhiều ngoài mấy bộ quần áo, chiếc chăn bông, nồi cơm điện, ấm nước và một chiếc xe đạp điện cũ.

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2021, tới hôm 8.3, Phương mới được đi làm trở lại.

Kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát đợt thứ 3, Phương không còn được tăng ca, chỉ làm 8 tiếng/ngày, thu nhập hiện tại chỉ còn khoảng 4,8 triệu đồng/tháng.

Không được tăng ca, Phương phải chi tiêu hết sức tiết kiệm. Với số tiền lương nhận được, hàng tháng, Phương gửi về cho gia đình 3 triệu đồng phụ giúp bố mẹ trả nợ, chỉ giữ lại cho mình một ít để trả tiền nhà trọ cùng tiền ăn hằng ngày.

"Trước đây bố mẹ vất vả nuôi em ăn học, nên giờ đi làm có lương, hàng tháng em sẽ gửi về gần hết cho gia đình. Tháng nào ít quá thì em xin "khất" mẹ cho tháng sau" - Phương chia sẻ.

Bữa cơm Phương thường chỉ có cơm và trứng.

Hiện, Phương làm ca tối từ 20 giờ đêm đến 6 giờ sáng hôm sau. Với thời gian làm việc như vậy, bữa sáng, Phương ăn qua loa chiếc bánh mì.

Bữa trưa (14h - 15h chiều), Phương chỉ cắm nồi cơm, quấy thêm vài quả trứng cho vào nồi hấp cùng rồi để dành cho bữa tối ăn trước khi đi làm.

Nếu làm ca đêm, đúng 12 giờ, Phương sẽ được công ty cung cấp suất cơm gồm: Món xào, cơm, canh, thịt.

"Lúc này cơm canh đều đã nguội nhưng em xem đây giống bữa chính, thức ăn như vậy cũng đầy đủ chất rồi" - Phương nói.

Nồi cơm được Phương chuẩn bị trước khi đi làm ca đêm.

Khi hỏi về món ăn "sang" nhất của Phương ở nhà trọ là gì? Cô vô tư nói: "Cháo lòng".

Dịch khiến nhiều nhân sự trong công ty bị mất việc, Phương may mắn được giữ lại vì đã được ký hợp đồng. Nhưng cô vẫn trong tình trạng thấp thỏm vì sợ không biết bao giờ đến lượt mình phải nghỉ.

Nhiều tháng nay, thức ăn của Phương chỉ đơn giản có cơm và trứng. Nếu mất việc, Phương không biết sẽ phải cắt giảm chi phí ở mức nào.

Một hoàn cảnh khác, Nguyễn Như Hoài (28 tuổi, quê Lạng Sơn) cũng phải chắt bóp chi tiêu vì không được tăng ca.

Hoài làm công nhân cho một công ty về linh kiện điện tử ở Khu công nghiệp Thăng Long (huyện Đông Anh, Hà Nội) gần 10 năm nay. Từng đó thời gian làm công nhân, chị Hoài cho biết, chưa bao giờ công việc lại khó khăn như những thời điểm có dịch COVID-19.

Thời gian này, chị Hoài không được tăng ca, chỉ làm 8 tiếng/ ngày. Có thời điểm, chị còn bị giãn việc, 1 tuần chỉ được đi làm 4 buổi. "Nhiều công nhân trong công ty bị mất việc, tôi làm lâu năm nên may mắn vẫn có việc làm" - chị Hoài nói.

Chưa lập gia đình nên chị Hoài không có nhiều áp lực, tuy nhiên, với số tiền lương hơn 7 triệu/ tháng, trừ tất cả chi phí như gửi về cho gia đình, tiền trọ, tiền ăn... cũng không dành dụm được nhiều.

"Trước đây tôi lấy tiền lương làm tăng ca để tích cóp cho bản thân. Nay không được làm thêm, mặc dù đã rất tiết kiệm nhưng hầu như tôi không có tiền tiết kiệm. Có lẽ tôi chỉ làm công nhân thêm 1-2 năm nữa rồi về quê" - chị Hoài chia sẻ.

Minh Hương
TIN LIÊN QUAN

Ngày 8.3: Hình ảnh của những nữ công nhân lao động cực nhọc mưu sinh

Phương Trang |

Nhân ngày Quốc tế Phụ nữ 8.3, trong quá trình tác nghiệp, phóng viên Báo Lao Động đã gặp nhiều hình ảnh mưu sinh của những nữ lao động. Mỗi người trong số họ đều có hoàn cảnh khác nhau nhưng đều có điểm chung là cuộc sống xa nhà, vất vả, chịu khó mưu sinh để lo cho gia đình.

Ngày 8.3 xa xỉ của những nữ lao động nghèo

Hoài Trang |

Quốc tế Phụ nữ 8.3 - ngày cả thế giới hướng về phái đẹp, nhưng khuất sau hình ảnh đẹp được tôn vinh vẫn còn những mảnh đời, phụ nữ lam lũ mưu sinh từng ngày. Với họ, ngày 8.3 thật xa xỉ, ngày này họ chỉ cần có sức khỏe để được lao động.

Mong ước giản dị trong ngày 8.3

Đỗ Phương - Bảo Hân - đình trọng |

Họ - những công nhân (CN) đã làm vợ, làm mẹ, hoặc còn độc thân, đều mộc mạc, chịu thương chịu khó. Mong ước của họ giản đơn trong ngày 8.3: Được ở bên người thân, công việc thuận lợi hơn để trang trải cuộc sống.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

Ngày 8.3: Hình ảnh của những nữ công nhân lao động cực nhọc mưu sinh

Phương Trang |

Nhân ngày Quốc tế Phụ nữ 8.3, trong quá trình tác nghiệp, phóng viên Báo Lao Động đã gặp nhiều hình ảnh mưu sinh của những nữ lao động. Mỗi người trong số họ đều có hoàn cảnh khác nhau nhưng đều có điểm chung là cuộc sống xa nhà, vất vả, chịu khó mưu sinh để lo cho gia đình.

Ngày 8.3 xa xỉ của những nữ lao động nghèo

Hoài Trang |

Quốc tế Phụ nữ 8.3 - ngày cả thế giới hướng về phái đẹp, nhưng khuất sau hình ảnh đẹp được tôn vinh vẫn còn những mảnh đời, phụ nữ lam lũ mưu sinh từng ngày. Với họ, ngày 8.3 thật xa xỉ, ngày này họ chỉ cần có sức khỏe để được lao động.

Mong ước giản dị trong ngày 8.3

Đỗ Phương - Bảo Hân - đình trọng |

Họ - những công nhân (CN) đã làm vợ, làm mẹ, hoặc còn độc thân, đều mộc mạc, chịu thương chịu khó. Mong ước của họ giản đơn trong ngày 8.3: Được ở bên người thân, công việc thuận lợi hơn để trang trải cuộc sống.