Công việc nào có tính chất đặc biệt về thời giờ nghỉ ngơi?

Nam Dương |

Công việc phòng chống thiên tai, hỏa hoạn và dịch bệnh; trong lĩnh vực thể dục, thể thao; sản xuất thuốc, vắc xin sinh phẩm có tính chất đặc biệt về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 145/2020/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động (2019) về điều kiện lao động và quan hệ lao động có hiệu lực từ 1.2.2021.

Theo đó, một số công việc được quy định là có tính chất đặc biệt về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. Cụ thể, Điều 68 quy định một số công việc có tính chất đặc biệt về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi như sau:

1. Ngoài các công việc có tính chất đặc biệt quy định tại Điều 116 của Bộ luật Lao động, các công việc có tính chất đặc biệt về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi khác gồm:

a) Các công việc phòng chống thiên tai, hỏa hoạn và dịch bệnh;

b) Các công việc trong lĩnh vực thể dục, thể thao;

c) Sản xuất thuốc, vắc xin sinh phẩm;

d) Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống đường ống phân phối khí và các công trình khí.

2. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định cụ thể về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc sản xuất có tính thời vụ, công việc gia công theo đơn đặt hàng.

3. Các bộ, ngành quản lý quy định cụ thể thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với các công việc có tính chất đặc biệt quy định tại Điều 116 của Bộ luật Lao động và khoản 1 Điều này sau khi thống nhất với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Điều 116 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người làm công việc có tính chất đặc biệt:

Đối với các công việc có tính chất đặc biệt trong lĩnh vực vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không; thăm dò, khai thác dầu khí trên biển; làm việc trên biển; trong lĩnh vực nghệ thuật; sử dụng kỹ thuật bức xạ và hạt nhân; ứng dụng kỹ thuật sóng cao tần; tin học, công nghệ tin học; nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến; thiết kế công nghiệp; công việc của thợ lặn; công việc trong hầm lò; công việc sản xuất có tính thời vụ, công việc gia công theo đơn đặt hàng; công việc phải thường trực 24/24 giờ; các công việc có tính chất đặc biệt khác do Chính phủ quy định thì các Bộ, ngành quản lý quy định cụ thể thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi sau khi thống nhất với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và phải tuân thủ quy định tại Điều 109 của Bộ luật này.

Nam Dương
TIN LIÊN QUAN

Giờ làm việc, giờ nghỉ ngơi mới nhất được đề xuất ra sao?

ANH THƯ |

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội xây dựng Nghị định quy định chi tiết về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.

Tổn thất thời giờ làm việc trong quý IV năm 2020 ước tính lên đến 8,6%

Hải Anh |

Theo báo cáo mới nhất của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đánh giá tác động của đại dịch COVID-19 đối với thế giới việc làm, tổn thất nghiêm trọng về thời giờ làm việc gây nên bởi đại dịch đã dẫn tới mức sụt giảm “khổng lồ” về thu nhập từ việc làm của người lao động trên toàn thế giới.

Người lao động cao tuổi không còn "đặc quyền" rút ngắn thời giờ làm việc

Tú Quỳnh |

Người lao động cao tuổi có quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.

Thời giờ làm việc thế nào là đúng?

nam dương |

Bạn đọc có email nguyenthanhx@xx gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Công ty tôi áp dụng thời gian làm việc từ 7h30 đến 11h30 thì đi ăn cơm đến 12h00. Sau đó, làm việc đến 15h30 thì ra về. Công ty áp dụng thời giam làm việc như vậy có đúng không, quy định tại điểm nào trong Luật lao động?

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023 (ngoài cùng, bên phải). Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Giờ làm việc, giờ nghỉ ngơi mới nhất được đề xuất ra sao?

ANH THƯ |

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội xây dựng Nghị định quy định chi tiết về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.

Tổn thất thời giờ làm việc trong quý IV năm 2020 ước tính lên đến 8,6%

Hải Anh |

Theo báo cáo mới nhất của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đánh giá tác động của đại dịch COVID-19 đối với thế giới việc làm, tổn thất nghiêm trọng về thời giờ làm việc gây nên bởi đại dịch đã dẫn tới mức sụt giảm “khổng lồ” về thu nhập từ việc làm của người lao động trên toàn thế giới.

Người lao động cao tuổi không còn "đặc quyền" rút ngắn thời giờ làm việc

Tú Quỳnh |

Người lao động cao tuổi có quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.

Thời giờ làm việc thế nào là đúng?

nam dương |

Bạn đọc có email nguyenthanhx@xx gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Công ty tôi áp dụng thời gian làm việc từ 7h30 đến 11h30 thì đi ăn cơm đến 12h00. Sau đó, làm việc đến 15h30 thì ra về. Công ty áp dụng thời giam làm việc như vậy có đúng không, quy định tại điểm nào trong Luật lao động?