Công nhân xa nhà: “Được đi làm mới thấy cuộc sống có nghĩa"

Minh Phương |

“Tôi phải nghỉ việc từ 29.7, đến ngày 6.9 mới được đi làm lại. Thời điểm đó, tôi có tiền chi tiêu vì được công ty hỗ trợ 1,8 triệu đồng. Lương công nhân “3 cọc 3 đồng”, làm gì có tiền tiết kiệm. Nay được đi làm lại, tôi mới thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn” – chị Bùi Thị Linh (công nhân trong Khu công nghiệp Ngọc Hoà, Chương Mỹ, Hà Nội) chia sẻ về niềm vui khi được đi làm trở lại sau thời gian phải tạm ngưng việc.

Đi làm mới có tiền ăn

Chị Linh quê ở Hoà Bình, có 2 người con: bé đầu 8 tuổi, bé thứ 2 mới 3 tuổi. Chồng chị vừa xuống Hà Nội đi làm công nhân được 3 tháng thì mất việc vì dịch COVID-19, nay cũng chưa tìm được công việc mới.

Hiện cả gia đình đều trông chờ vào đồng lương 5-6 triệu đồng/tháng của chị Linh. Trong đó, riêng tiền thuê trọ, điện nước đã gần 900.000 đồng mỗi tháng. Còn lại 5 triệu đồng, chị phải dè dặt chia nhỏ cho 4 người trong gia đình.

Tiền lương ít ỏi nên theo chị Linh, quay đi quay lại hết sạch tiền, không thể tiết kiệm được khoản nào. “Với tôi, được đi làm trở lại là điều may mắn, vì có làm mới có tiền ăn” – chị Linh nói.

 
Chị Linh ngồi lọt thỏm ở bếp nấu ăn của 2 vợ chồng. Ảnh: M.Phương

Chỗ nấu ăn lọt thỏm trong một góc của phòng trọ, chị Linh chuẩn bị luộc vài quả trứng cho bữa trưa. Vừa nấu, chị Linh vừa than thở đã hơn 3 tháng chưa được về quê thăm các con.

Từ nơi trọ về đến nhà ở quê cách 90km, mỗi lần về như vậy, chị và chồng sẽ tự chạy xe máy. Chiều thứ 7 tan ca làm, vợ chồng chị sẽ về quê, chiều chủ nhật quay lại Hà Nội. Vội vã đi rồi về, chị chỉ gặp con được vài tiếng đồng hồ nên chẳng được ở bên con nhiều.

“Nơi trọ của tôi khá gần với bến xe nhưng vì để tiết kiệm chi phí, có thêm tiền mua quà bánh cho con tôi phải chịu khó tự đi xe cá nhân” – chị Linh chia sẻ.

Trong căn phòng chật chội, “tổ ấm” của vợ chồng chị Linh khá đơn sơ và tạm bợ. Chị dùng chiếc chiếu cũ lót dưới nền đất, sau đó chải 1 lớp chăn lên trên làm chỗ nghỉ ngơi.

 
Căn phòng chị Linh thuê với giá 500.000 đồng/tháng. Ảnh: M.Phương

Trong nhà chị cũng chẳng có tủ đựng quần áo, chị Linh và chồng phải dùng chiếc dây điện nối 2 góc phòng làm nơi treo quần áo. Suy nghĩ về tương lai, chị Linh cho biết, làm được đồng nào hay đồng đó, bây giờ có về quê cũng không khá giả hơn là bao.

“Ở quê vay gạo, xin rau thì dễ, vay tiền cũng chẳng ai có điều kiện. Bây giờ tôi chỉ hi vọng chồng nhanh chóng có việc làm để cùng san sẻ gánh nặng với tôi” - chị Linh nhìn xa xăm.

"Chỉ cần được đi làm là vui lắm rồi"

Cách đó không xa là phòng trọ của vợ chồng chị Thái Thị Lụa, quê ở Sơn La. Chị Lụa và chồng làm cùng công ty trên địa bàn huyện Chương Mỹ, đều phải nghỉ việc từ 28.7. Đến ngày 8.9 cả 2 mới được đi làm trở lại. Sau một tháng được đến công ty làm việc, chị Lụa phấn khởi vì đầu tháng này đã được nhận lương.

Nếu được tăng ca, hàng tháng chị và chồng sẽ có mức thu nhập khoảng hơn 12 triệu đồng. Theo chị Lụa, số tiền này ở quê làm thuê nửa năm chưa hẳn đã có nhưng ở thành phố, muốn đủ cho chi tiêu phải hết sức tiết kiệm.

 
Trong xóm trọ của vợ chồng công nhân, nhà nào may mắn thì cả 2 đều có việc làm trong thời điểm dịch bệnh này. Ảnh: M.Phương

Chị Lụa có một người con năm nay học lớp 5 đang ở quê, gần 2 tháng không có việc làm, đều đặn chị vẫn gửi về cho con và ông bà 4 triệu đồng. Quãng thời gian không có việc làm, chị Lụa đã từng nghĩ đến việc sẽ về quê tạm lánh một thời gian, đợi bao giờ dịch lắng xuống mới xuống Hà Nội.

“Thời điểm đó tôi chỉ được nhận lương cơ bản 14 ngày đầu, trong khi tiền thuê trọ, ăn uống, thuốc men, chu cấp cho con tháng nào cũng phải chi. Thật may vì chúng tôi đã được quay lại với công việc. Chỉ cần được đi làm là vui lắm rồi” -  chị Lệ nói.

Trong bữa cơm có thịt và rau, 2 vợ chồng chị chia sẻ với nhau từ điều nhỏ nhặt nhất. Khi người vợ nói: “Tiền điện tháng này giảm được 200.000 đồng đấy”, anh chồng liền đáp lại: “Tháng vừa rồi mưa nhiều mà, khó khăn thế này tiết kiệm được đồng nào hay đồng đó. Mẹ em xem bỏ 200.000 đồng nhét heo (heo đất bỏ tiền tiết kiệm – PV) đi”...

Minh Phương
TIN LIÊN QUAN

Giáo viên trường công và dân lập có được nhận hỗ trợ theo NQ 116?

Minh Hương |

Giáo viên dù là viên chức hay giáo viên hợp đồng trong đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên nếu đang đóng bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm 30.9.2021 đều thuộc đối tượng được hỗ trợ theo Nghị quyết 116.

Nữ công nhân xa nhà: Tăng ca vất vả nhưng vẫn vui

Minh Hương |

Rời xa gia đình đi làm công ty, công nhân đều mong có cuộc sống ổn định, tốt đẹp hơn. Do vậy, dù phải tăng ca đến tối muộn, họ vẫn cảm thấy vui vì có thêm thu nhập trang trải cuộc sống.

Cách khắc phục các lỗi khi đăng ký online nhận hỗ trợ theo NQ 116

Minh Hương |

Cổng Dịch vụ công của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và ứng dụng VssID đã triển khai dịch vụ làm thủ tục hưởng hỗ trợ theo Nghị quyết 116 online. Dù vậy nhiều người vẫn gặp khó khăn trong quá trình tự thực hiện.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Ông Park Hang-seo dặn dò cầu thủ tuyển Việt Nam trong ngày chia tay

AN NGUYÊN |

Kết thúc AFF Cup 2022, huấn luyện viên Park Hang-seo đã nói lời cuối cùng trên cương vị huấn luyện viên trưởng và bày tỏ tình cảm của mình với các cầu thủ tuyển Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Giáo viên trường công và dân lập có được nhận hỗ trợ theo NQ 116?

Minh Hương |

Giáo viên dù là viên chức hay giáo viên hợp đồng trong đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên nếu đang đóng bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm 30.9.2021 đều thuộc đối tượng được hỗ trợ theo Nghị quyết 116.

Nữ công nhân xa nhà: Tăng ca vất vả nhưng vẫn vui

Minh Hương |

Rời xa gia đình đi làm công ty, công nhân đều mong có cuộc sống ổn định, tốt đẹp hơn. Do vậy, dù phải tăng ca đến tối muộn, họ vẫn cảm thấy vui vì có thêm thu nhập trang trải cuộc sống.

Cách khắc phục các lỗi khi đăng ký online nhận hỗ trợ theo NQ 116

Minh Hương |

Cổng Dịch vụ công của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và ứng dụng VssID đã triển khai dịch vụ làm thủ tục hưởng hỗ trợ theo Nghị quyết 116 online. Dù vậy nhiều người vẫn gặp khó khăn trong quá trình tự thực hiện.