Công nhân với muôn kiểu tiết kiệm

VÂN HI |

Vật giá leo thang, giá cả các mặt hàng nhu yếu phẩm hiện nay đều tăng nhưng mức lương vẫn bèo bọt, để có tiền trang trải cuộc sống công nhân phải cắt xén chi tiêu, tiết kiệm mọi mặt từ ăn uống đến sử dụng điện, nước.

Giá cả hàng hóa tăng, lương không tăng

Khoảng 3 năm nay, mức thu nhập khoảng 7 triệu đồng/tháng đã giúp nữ công nhân Nguyễn Thị Đến (Công ty TNHH Lạc Tỷ II Hậu Giang) vừa đủ trang trải cuộc sống. Tuy nhiên, số tiền này hiện nay chẳng đủ vì giá cả hàng hóa đều tăng.

Theo nữ công nhân này, nếu mỗi ngày chị đi chợ mất khoảng 120.000 đồng để nấu ăn cả ngày cho 3 người thì nay số tiền đi chợ mất hơn 170.000 đồng mới đủ vì giá cả các mặt hàng đều tăng.

Chị Đến cho biết: "Bây giờ đi chợ, từ thịt đến cá, rau cải đều tăng lên từ vài nghìn đến vài chục nghìn. Nếu 120.000 đồng lúc trước tôi đủ để nấu bữa cơm cho 3 người có thịt, rau, trứng và bánh kẹo cho con thì nay chỉ đủ mua thịt, rau dùng cho 2 bữa cơm".

Giá cả hàng hóa tăng, lương thì không, nữ công nhân lại càng chật vật chi tiêu hơn. "Tiền mỗi tháng cũng chỉ được khoảng 7 triệu đồng, nếu tăng ca thì được thêm vài trăm nghìn, nhưng không phải tháng nào cũng tăng ca trong khi đó hàng hóa thì cứ mỗi ngày mỗi tăng. Bây giờ mua sắm gì cho gia đình tôi đều phải đắn đo rất kĩ, nếu vung tay quá trán thì sẽ có bữa đói, bữa no" - chị Đến cho biết.

Tương tự, chị Phạm Thị Thu Thủy - công nhân chế biến thủy sản ở Hậu Giang cảm thấy “run tay” khi tháng vừa rồi gia đình đã chi tiêu hơn 4 triệu đồng.

"Trung bình mỗi tháng gia đình tôi chi tiêu khoảng 3 triệu đồng gồm tiền ăn uống, tiền điện nước. Bây giờ cái gì cũng tăng, từ ăn uống, xăng xe,… mỗi thứ tăng lên 1 chút đến khi cộng dồn vào cuối tháng khiến tôi giật mình vì vung tay quá trán" - chị Thủy nói.

Theo nữ công nhân này, với mức thu nhập mỗi tháng của 2 vợ chồng khoảng 15 triệu đồng vừa lo sinh hoạt hằng tháng, tiền học phí, sách vở cho con năm học mới đã chật vật, bây giờ giá cả hàng hóa cũng tăng lên khiến cuộc sống gia đình càng chật vật hơn.

Muôn kiểu tiết kiệm

Trước cơn bão giá hiện nay, để có thể trang trải cuộc sống gia đình, nhiều công nhân ngoài làm thêm nghề tay trái thì còn siết chặt chi tiêu, tiết kiệm đến mức tối đa.

Trước đó, để có thêm tiền trang trải cuộc sống gia đình chị Đến tranh thủ thời gian cuối tuần để nhận giặm lúa thuê. Ảnh: Bích Ngọc
Trước đó, để có thêm tiền trang trải cuộc sống gia đình chị Đến tranh thủ thời gian cuối tuần để nhận giặm lúa thuê. Ảnh: Bích Ngọc

Chị Đến cho biết: "Cho dù giá cả tăng, tôi vẫn đi chợ với 120.000 đồng như lúc trước, nhưng vợ chồng tôi ăn ít một chút để nhường phần cho con, chứ nếu chi tiền để ăn đủ 3 bữa như trước đó thì cuối tháng chỉ có ăn cháo trắng. Giờ đi chợ tôi cũng chọn các xe bán hàng lưu động mà mua để có giá rẻ hơn chứ không vào trung tâm chợ nữa".

Không chỉ có chị Đến, nữ công nhân Thu Thủy cũng siết chặt chi tiêu đến mức tối đa, quyết không sử dụng quạt máy để tiết kiệm điện mỗi tháng mà có tiền lo học phí, quần áo, sách vở cho con vào năm học mới.

"Nhiều hôm nóng bức không ngủ được nhưng để tiết kiệm tiền thì tôi cố gắng chịu chứ không bật quạt, giờ đi đâu gần thì tôi đi bộ chứ không lấy xe máy đi, đỡ đồng nào hay đồng đó" - chị Thủy cho biết.

Theo chị Thủy, thời buổi khó khăn như hiện nay là tình hình chung, giá cả từ xăng xe, mớ rau, gói mì, quả trứng cũng tăng lên từng này trong khi mức lương hàng tháng vẫn bèo bọt. Để trang trải cuộc sống nhiều người phải làm thêm nhiều nghề, bên cạnh đó phải cắt xén chi tiêu đến mức tối đa nếu không muốn nói là tằn tiện, "thắt lưng buộc bụng".

VÂN HI
TIN LIÊN QUAN

Nhìn mức lương, công nhân khẳng định chắc nịch "không thể mua nhà ở xã hội"

Tô Thế |

Mặc dù nhu cầu nhà ở của công nhân rất cao, nhưng tại Hà Nội mới chỉ đáp ứng được khoảng 13% nhu cầu đó. Với mức lương trung bình từ 5-9 triệu/người/tháng hiện nay, hầu hết các gia đình công nhân không có nhiều khả năng tích lũy tài chính để mua nhà ở xã hội.

Cất bằng đại học để làm công nhân

LƯƠNG HẠNH - MINH HƯƠNG |

4 năm làm công nhân cho chị Duyên mức thu nhập tạm ổn mỗi tháng để nuôi 2 con nhỏ. Bằng tốt nghiệp đại học chị đành cất gọn gàng vào một góc tủ, chưa biết đến khi nào mới sử dụng...

Hỗ trợ tối thiểu 160.000 đồng/tháng với trẻ mầm non là con công nhân khu công nghiệp

Hoàng Quang |

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ra văn bản hợp nhất Nghị định quy định chính sách phát triển giáo dục mầm non, trong đó có chính sách trợ cấp đối với trẻ em mầm non là con công nhân, người lao động làm việc tại khu công nghiệp (KCN).

Thượng úy cảnh sát kể khoảnh khắc lao ra dòng lũ cứu người ở Hà Giang

Tô Thế |

Kể về thời khắc lao ra dòng lũ cứu người dân, Thượng úy Nguyễn Mạnh Tường - Công an huyện Mèo Vạc (Hà Giang) cho biết, bản thân cũng không nghĩ ngợi gì nhiều, chỉ cố gắng làm sao tiếp cận, đưa người dân về bờ an toàn.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Những chủ tịch UBND quận, huyện ở Hà Nội thuộc đối tượng kiểm tra trong năm 2024

KHÁNH AN |

UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch kiểm tra về thực hiện kết luận thanh tra và kiểm tra về phòng, chống tham nhũng năm 2024.

Phê chuẩn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh với ông Nguyễn Hồng Thanh

Ái Vân |

Ông Nguyễn Hồng Thanh được phê chuẩn kết quả bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh nhiệm kỳ 2021-2026.

Bóng chuyền Việt Nam ngày 10.6: Bóng chuyền Việt Nam không dự giải châu Á

HOÀNG HUÊ |

Bóng chuyền Việt Nam rút lui khỏi giải châu Á, Ngọc Thuân ghi dấu ấn... là những tin tức đáng chú ý trong bản tin bóng chuyền Việt Nam ngày 10.6.

Nhìn mức lương, công nhân khẳng định chắc nịch "không thể mua nhà ở xã hội"

Tô Thế |

Mặc dù nhu cầu nhà ở của công nhân rất cao, nhưng tại Hà Nội mới chỉ đáp ứng được khoảng 13% nhu cầu đó. Với mức lương trung bình từ 5-9 triệu/người/tháng hiện nay, hầu hết các gia đình công nhân không có nhiều khả năng tích lũy tài chính để mua nhà ở xã hội.

Cất bằng đại học để làm công nhân

LƯƠNG HẠNH - MINH HƯƠNG |

4 năm làm công nhân cho chị Duyên mức thu nhập tạm ổn mỗi tháng để nuôi 2 con nhỏ. Bằng tốt nghiệp đại học chị đành cất gọn gàng vào một góc tủ, chưa biết đến khi nào mới sử dụng...

Hỗ trợ tối thiểu 160.000 đồng/tháng với trẻ mầm non là con công nhân khu công nghiệp

Hoàng Quang |

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ra văn bản hợp nhất Nghị định quy định chính sách phát triển giáo dục mầm non, trong đó có chính sách trợ cấp đối với trẻ em mầm non là con công nhân, người lao động làm việc tại khu công nghiệp (KCN).