Công nhân vẫn đợi tiền hỗ trợ nghỉ việc do dịch COVID-19 từ năm 2021

Trần Tuấn |

Bắc Ninh - Nhiều công nhân trên địa bàn TP.Bắc Ninh vẫn đợi tiền hỗ trợ do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, theo Quyết định 23 của Thủ tướng ban hành ngày 7.7.2021.

Vẫn đợi hỗ trợ

Đầu tháng 4.2022, phóng viên Báo Lao Động nhận được phản ánh của chị Mai Thị Thuỷ (SN 1981, Lương Tài, Bắc Ninh), công nhân tại công ty TNHH SampoVina (KCN Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh) liên quan đến việc thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động gặp khó khăn do dịch COVID-19, theo Quyết định 23 của Thủ tướng Chính phủ năm 2021.

Theo chia sẻ của chị Thuỷ, thời điểm đầu tháng 6.2021, do nơi chị thuê trọ là phường Vân Dương (TP.Bắc Ninh) nằm trong khu vực phải cách ly y tế theo yêu cầu của cơ quan chức năng nên buộc phải tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương trong thời gian 21 ngày.

Ngày 7.7.2021, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg Quy định về việc thực hiện một số Chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.

Theo Quyết định số 23, trường hợp chị Thuỷ thuộc nhóm: Người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương; sẽ có mức hỗ trợ là 1.855.000 đồng đối với trường hợp nghỉ từ 15 ngày liên tục trở lên đến dưới 1 tháng (30 ngày) và 3.710.000 đồng/người đối với người lao động nghỉ từ 1 tháng (30 ngày) trở lên.

Sau đó, chị Thuỷ đã hoàn thiện đầy đủ các thủ tục gửi về phòng hành chính - nhân sự của công ty để được nhận hỗ trợ theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Nhưng đến nay sau nhiều tháng vẫn chưa được nhận hỗ trợ.

"Mình và các công nhân khác cũng hỏi nhiều lần rồi nhưng bên phòng hành chính công ty lần nào cũng bảo chưa có. Họ nói rất gay gắt, khó nghe nên bây giờ mình cũng ngại hỏi", chị Thuỷ chia sẻ.

Lại tiếp tục đợi

Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, đại diện Sở Lao động - Thương binh - Xã hội tỉnh Bắc Ninh cho biết, liên quan đến Quyết định 23 của Thủ tướng, UBND tỉnh Bắc Ninh đã ban hành kế hoạch để triển khai thực hiện và có văn bản uỷ quyền cho UBND cấp huyện, thành phố được phép phê duyệt chi kinh phí trực tiếp. Do vậy, thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ là của UBND cấp huyện, thành phố.

Chiều ngày 19.4, trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, đại diện Phòng Hành chính - Nhân sự Công ty TNHH SampoVina cho biết: Cuối tháng 12.2021, đơn vị đã hoàn thiện hồ sơ cho các lao động thuộc diện hỗ trợ theo Quyết định 23 của Thủ tướng Chính phủ gửi về UBND TP.Bắc Ninh. Số lượng công nhân tại công ty đủ điều kiện được hưởng hỗ trợ là 51 người.

Đến tháng 3.2022, do hồ sơ của 3 công nhân bị thiếu một số giấy tờ (thiếu quyết định cách ly hoặc quyết định cách ly sai ngày), phòng hành chính - nhân sự công ty tiếp tục bổ sung theo yêu cầu.

Khi chúng tôi hỏi, phía UBND TP.Bắc Ninh có thông tin cho công ty khi nào sẽ nhận được hỗ trợ thì đại diện công ty Sampo Vina cho biết: "Từ lúc công ty gửi đầy đủ hồ sơ thì phía TP.Bắc Ninh chưa thấy phản hồi gì lại nên chúng tôi cũng không biết khi nào nhận được hỗ trợ".

Cũng trong chiều 19.4, chúng tôi đã liên hệ với ông Nguyễn Song Hà, Chủ tịch UBND TP.Bắc Ninh. Sau đó, ông Hà đề nghị phóng viên liên hệ phòng Lao động - Thương binh - Xã hội TP.Bắc Ninh để được giải đáp.

Qua điện thoại, bà Đặng Thị Hiền, Trưởng phòng Lao động - Thương binh - Xã hội TP.Bắc Ninh cho biết: "Mới có Quyết định phê duyệt chi trả tiền hỗ trợ theo Quyết định 23 của Thủ tướng đối với các doanh nghiệp trên địa bàn TP.Bắc Ninh. Nếu mà chậm thì 2 - 3 ngày tới, tiền sẽ đến tay công nhân".

Tuy vậy, đến chiều ngày 27.4, khi chúng tôi liên hệ với đại diện Công ty TNHH SampoVina thì đơn vị cho biết chưa nhận được tiền hỗ trợ theo Quyết định 23 của Thủ tướng.

Chúng tôi nhiều lần liên hệ với bà Đặng Thị Hiền - Trưởng phòng Lao động - Thương binh - Xã hội TP.Bắc Ninh để tìm hiểu lý do sự chậm trễ việc hỗ trợ so với thông tin bà Hiền đã cung cấp trước đó nhưng không nhận được phản hồi.

Phóng viên Báo Lao Động cũng đã liên hệ với Sở Lao động - Thương binh - Xã hội tỉnh Bắc Ninh để có thông tin liên quan việc hỗ trợ công nhân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh gặp khó khăn do dịch COVID-19 theo Nghị quyết 68 và Quyết định 23 của Chính phủ nhưng sau nhiều ngày cũng không nhận được phản hồi.

Trần Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh đối thoại trực tiếp cùng cộng đồng doanh nghiệp

Trần Tuấn |

Ngày 23.4, UBND tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức Hội nghị tổ chức Hội nghị Đối thoại với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) năm 2022 và Hội nghị đối thoại với doanh nghiệp trong nước, hợp tác xã năm 2022, với chủ đề "Cùng khát vọng, đồng hành, phát triển”.

Trục lợi chính sách nhà ở xã hội tại Bắc Ninh: Tiếp tục kiểm tra 3 dự án

Trần Tuấn |

Bắc Ninh - Sở Xây dựng tiếp tục kiểm tra tại 3 dự án nhà ở xã hội: Cao Nguyên 3, Môi trường xanh, Dabaco Khắc Niệm để làm rõ dấu hiệu trục lợi chính sách của các chủ đầu tư.

Trục lợi chính sách nhà ở xã hội tại Bắc Ninh: Không thể để "chìm xuồng"

Trần Tuấn |

Bắc Ninh - Sau hơn 1 tháng có văn bản đề nghị làm rõ của Bộ Xây dựng, hiện tỉnh Bắc Ninh chưa có kết luận liên quan vụ mất "tiền chênh" mua nhà ở xã hội. Trong khi đó, tại nhiều dự án, nhà ở xã hội vẫn được rao bán với giá chênh từ vài chục đến hàng trăm triệu đồng/căn hộ so với giá phê duyệt của Sở Xây dựng...

Góc nhìn pháp lý việc trả tự do cho 4 tiếp viên hàng không

Việt Dũng |

Chuyên gia luật nói về việc trả tự do cho 4 tiếp viên hàng không trong vụ phát hiện hơn 11kg ma tuý.

Học sinh cuối cấp căng thẳng vì áp lực thi cử

Trang Hà |

Kỳ vọng của gia đình, thầy cô, những lịch học và ôn thi dày đặc để chuẩn bị kiến thức cho các kỳ thi chuyển cấp khiến học sinh căng thẳng và áp lực. Theo các chuyên gia, để hóa giải áp lực thi cử cho con, trước tiên cần phải thay đổi từ chính các bậc làm cha làm mẹ.

Tát học sinh, một giáo viên ở Ninh Bình bị chấm dứt hợp đồng

DIỆU ANH |

Liên quan đến việc một giáo viên tại Trung tâm Hỗ trợ Phát triển giáo dục hòa nhập Thiên Thần Nhỏ Ninh Bình tát liên tiếp vào mặt và người một học sinh, chiều ngày 22.3, đại diện lãnh đạo Trung tâm này cho biết đã chấm dứt họp đồng với cô giáo này.

Ai thật sự là thủ phạm khiến các ngân hàng như SVB phá sản?

Quý An (theo Time) |

Trong quá trình chống lạm phát, FED dường như thờ ơ với tất cả “những tác dụng phụ" ngoài ý muốn. Sự sụp đổ của SVB là một hệ quả tất yếu.

Doanh nghiệp đòi tính lại giá điện tái tạo, Bộ Công Thương vẫn yêu cầu đàm phán

Cường Ngô |

Bộ Công Thương yêu cầu EVN khẩn trương phối hợp với chủ đầu tư điện tái tạo (điện gió, điện mặt trời) chuyển tiếp để thống nhất giá điện trước ngày 31.3.2023. Trong khi đó các nhà đầu tư năng lượng tái tạo cho rằng, giá điện chuyển tiếp chưa thực sự phù hợp.

Lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh đối thoại trực tiếp cùng cộng đồng doanh nghiệp

Trần Tuấn |

Ngày 23.4, UBND tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức Hội nghị tổ chức Hội nghị Đối thoại với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) năm 2022 và Hội nghị đối thoại với doanh nghiệp trong nước, hợp tác xã năm 2022, với chủ đề "Cùng khát vọng, đồng hành, phát triển”.

Trục lợi chính sách nhà ở xã hội tại Bắc Ninh: Tiếp tục kiểm tra 3 dự án

Trần Tuấn |

Bắc Ninh - Sở Xây dựng tiếp tục kiểm tra tại 3 dự án nhà ở xã hội: Cao Nguyên 3, Môi trường xanh, Dabaco Khắc Niệm để làm rõ dấu hiệu trục lợi chính sách của các chủ đầu tư.

Trục lợi chính sách nhà ở xã hội tại Bắc Ninh: Không thể để "chìm xuồng"

Trần Tuấn |

Bắc Ninh - Sau hơn 1 tháng có văn bản đề nghị làm rõ của Bộ Xây dựng, hiện tỉnh Bắc Ninh chưa có kết luận liên quan vụ mất "tiền chênh" mua nhà ở xã hội. Trong khi đó, tại nhiều dự án, nhà ở xã hội vẫn được rao bán với giá chênh từ vài chục đến hàng trăm triệu đồng/căn hộ so với giá phê duyệt của Sở Xây dựng...