Công nhân vác gạo leo 12 tầng khi thang máy hỏng: Trách nhiệm thuộc về ai?

LƯƠNG HẠNH |

Việc thang máy của tòa nhà CT1A (khu nhà ở công nhân, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội) liên tục hỏng khiến cư dân sinh sống tại đây gặp nhiều bất tiện, ông Bùi Quốc Dũng, Trưởng phòng Quản lý tái định cư và Nhà xã hội, Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội cho rằng: “Trách nhiệm không phải của chỉ một ban ngành nào đó”.

Hậu quả thí điểm xây dựng nhà ở cho công nhân

Tại tọa đàm “Đảm bảo chỗ ở cho công nhân - Từ thực tiễn đến chính sách" được tổ chức vào sáng 6.8, chị Nguyễn Thị Hiền - Công nhân Công ty Panasonic Việt Nam - cư dân toà nhà CT1A cho biết, với mức thu nhập khi chỉ được đi làm giờ hành chính và đang nuôi 2 con nhỏ, chị luôn phải thắt chặt hầu bao.

Khi được hỏi về mong muốn hiện tại, chị Hiền bày tỏ, mức giá thuê nhà ở xã hội cần phù hợp với công nhân. Bên cạnh đó, việc di chuyển của các cư dân tầng cao mỗi khi thang máy toà nhà xảy ra hỏng rất vất vả.

“Gia đình tôi ở tầng 12 của toà nhà. Thang máy của toà nhà thường xuyên bị hỏng, trục trặc. Mỗi lần mua gạo, mua gas, chúng tôi phải đi bộ leo lên tầng cao. Việc đi lại hết sức nan giải” – chị Hiền tâm tư.

Tình trạng công nhân khốn khổ vì thang máy hỏng đã từng được Báo Lao Động nhiều lần phản ánh. Ảnh: Bảo Hân.
Tình trạng công nhân khốn khổ vì thang máy hỏng đã từng được Báo Lao Động nhiều lần phản ánh. Ảnh: Bảo Hân.

Trước đó, Báo Lao Động đã từng có nhiều bài viết về vụ việc thang máy toà nhà CT1A (khu nhà ở công nhân Kim Chung, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội) dừng hoạt động, ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt của cư dân. Tình trạng nảy xảy ra từ cuối năm 2021 và cho đến đầu năm 2022 vẫn tiếp diễn.

Chiều ngày 6.8, theo phản ánh từ một số cư dân khác của toà nhà, dù thang máy đã được sửa nhưng chỉ được vài ngày lại "đâu vào đấy".

Cũng tại toạ đàm, phóng viên Báo Lao Động đặt câu hỏi với ông Bùi Quốc Dũng, Trưởng phòng Quản lý tái định cư và Nhà xã hội, Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội về vấn đề trên.

Ông Dũng cho rằng, vấn đề thang máy tại toà nhà CT1A là hậu quả của việc thí điểm xây dựng nhà ở cho công nhân.

Theo ông Dũng, đề án đầu tiên là xây nhà ở cho công nhân để cho các khu công nghiệp – chế xuất mua lại, cho công nhân thuê. Nhưng các doanh nghiệp nước ngoài khi vào khảo sát thì thấy đề án không đáp ứng được tiêu chuẩn của họ, cho nên, họ không mua và thành phố chuyển sang hình thức cho công nhân thuê. Do đó, từ việc thiết kế, thi công đến đầu tư có rất nhiều vấn đề và thang máy CT1A là một trong số đó.

Cụ thể hơn, ông Dũng chỉ ra rằng, khi thiết kế thang máy, hố thang máy chạy theo đường ray và được kéo bởi hệ thống ròng rọc.

“Khi thiết kế một chủng loại nhưng đến khi thi công thì họ không nhập được chủng loại đó. Họ phải thay bằng thang khác nhỏ hơn so với hố thang. Có nghĩa là họ phải làm hệ thống câu móc từ thành hố thang ra đường ray. Qua quá trình sử dụng, nó đã không đúng với tiêu chuẩn thiết kế nhưng vẫn đưa vào sử dụng cho kịp tiến độ thi công với khu thí điểm này. Đấy là cái bất cập”, ông Dũng cho hay.

“Trách nhiệm không phải của chỉ một ban ngành nào đó”

Qua quá trình sử dụng, ban đầu, thang máy không có vấn đề. Nhưng chỉ qua 1 năm, hệ thống thang xuống cấp rất nhanh chóng.

Theo ông Dũng, Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội đề xuất thay lại thang nhưng nguồn kinh phí rất lớn, cơ quan thẩm duyệt phương án sửa chữa, cải tạo là Sở Xây dựng Hà Nội không chấp nhận. Còn khi đưa sang Sở Tài chính cũng không được duyệt tiền đầu tư.

Ông
Ông Bùi Quốc Dũng, Trưởng phòng Quản lý tái định cư và Nhà xã hội, Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội. Ảnh: Ngọc Tú.

Việc hỏng đâu sửa đấy dẫn đến trục trặc không thể khắc phục. Đến hiện nay, công ty này chưa được duyệt dự toán để đưa vào sửa chữa.

“Chúng tôi chỉ có phương án đề xuất sửa chữa, lập dự toán tính, còn thẩm duyệt là Sở Xây dựng, Sở Tài Chính và cuối cùng là Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội duyệt dự toán thu chi hằng năm. Khi có tiền rồi, chúng tôi mới đề xuất đơn vị tổ chức thực hiện. Và giá nếu thực hiện quá cao thì phải tổ chức đấu thầu… Quy trình thủ tục về đầu tư xây dựng, bảo trì kéo dài như vậy. Cho nên, trách nhiệm không phải của chỉ một ban ngành nào đó” – vị trưởng phòng nói.

Trong khi đó, trước đây, khi trả lời Báo Lao Động, Sở Xây dựng Hà Nội cũng không cho rằng, việc thang máy dừng hoạt động là trách nhiệm của mình.

Sở Xây dựng Hà Nội cho rằng, việc dừng hoạt động thang máy thuộc trách nhiệm của Công ty TNHH Một thành viên Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội khi chưa đảm bảo thời gian theo quy định thực hiện công tác lập và trình dự toán thu, chi công tác quản lý vận hành năm 2021.

LƯƠNG HẠNH
TIN LIÊN QUAN

Sống ở chung cư, dân Hà Nội bị khóa thang máy, phải tự đổ rác, dọn vệ sinh

Ngọc Thùy |

Đây là thực trang đã diễn ra hơn 10 ngày nay tại chung cư Osaka Complex (Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội) nơi đang có hơn 680 căn hộ và hàng nghìn người dân sinh sống.

Bản tin công đoàn: Công nhân trèo qua sân thượng về nhà vì thang máy hỏng

Nhóm PV |

Bản tin công đoàn hôm nay có những nội dung chính sau: Nguy cơ cháy nổ cao tại các khu nhà trọ của công nhân; Thang máy hỏng, công nhân phải trèo qua sân thượng về nhà; Công nhân chịu giá điện cao, chủ nhà trọ bị "sờ gáy"...

Vụ thang máy hỏng tại khu nhà ở dành cho công nhân: Cuộc sống thường ngày bị đảo lộn

Bảo Hân - Lương Hạnh |

Trong khi thang máy tại toà chung cư CT1A (khu nhà ở dành cho công nhân tại xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội) chưa được sửa chữa dứt điểm thì 1 tuần nay, 2 thang máy của nhà CT1B ngay cạnh cũng bị hỏng khiến cuộc sống của những cư dân tại 2 khu nhà này càng thêm đảo lộn.

Thang máy hỏng, nữ công nhân bầu “vượt mặt” phải trèo qua sân thượng về nhà

Lương Hạnh - Bảo Hân |

Gần 1 tuần nay, do cả 2 thang máy bị hỏng, nhiều công nhân lao động (trong đó có cả bà bầu) thuê trọ tại Chung cư CT1B, khu nhà ở công nhân xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội phải đi nhờ thang máy của chung cư bên cạnh, bất chấp nguy hiểm, trèo qua tầng thượng của 2 toà nhà này để về nhà.

Công nhân khốn khổ vì thang máy hỏng khi thời tiết nắng nóng cao điểm

Bảo Hân |

Hai thang máy toà nhà CT1A (khu nhà ở công nhân, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội) lại bị dừng hoạt động khiến công nhân lao động đang thuê trọ tại toà nhà rất bức xúc. Đi làm về mệt mỏi, họ vẫn phải leo bộ, vác đồ lên tầng cao giữa trời nóng bức.

Dự thảo Luật Nhà ở vẫn can thiệp quyền sở hữu tài sản của người dân

THÙY TRANG |

Mặc dù Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã không tán thành đề xuất quy định thời hạn sở hữu nhà chung cư vì điều này can thiệp đến quyền sở hữu tài sản của người dân, tuy nhiên, dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) đến nay vẫn có những điều tiếp tục nói về vấn đề này.

Tin 20h: TPHCM sáp nhập quận phường, người dân ảnh hưởng gì?

Nhóm PV |

Tin 20h ngày 8.8 - Nỗ lực thông đường, tiếp cận người dân bị cô lập sau lũ quét ở Mù Cang Chải; Chấn chỉnh hoạt động khai thác cát sỏi trên sông Bứa; TPHCM dự kiến sáp nhập 6 quận và 142 phường, xã, người dân ảnh hưởng gì?; Du khách xót thương cảnh voi già sống trong xiềng xích ở Vườn thú Hà Nội;...

Sở Nội vụ Hà Nội lên tiếng về đề xuất xét thăng hạng giáo viên

Vân Trang |

Sở Nội vụ Hà Nội cho biết, tháng 10 sẽ trình phương án thi hay xét thăng hạng giáo viên.

Sống ở chung cư, dân Hà Nội bị khóa thang máy, phải tự đổ rác, dọn vệ sinh

Ngọc Thùy |

Đây là thực trang đã diễn ra hơn 10 ngày nay tại chung cư Osaka Complex (Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội) nơi đang có hơn 680 căn hộ và hàng nghìn người dân sinh sống.

Bản tin công đoàn: Công nhân trèo qua sân thượng về nhà vì thang máy hỏng

Nhóm PV |

Bản tin công đoàn hôm nay có những nội dung chính sau: Nguy cơ cháy nổ cao tại các khu nhà trọ của công nhân; Thang máy hỏng, công nhân phải trèo qua sân thượng về nhà; Công nhân chịu giá điện cao, chủ nhà trọ bị "sờ gáy"...

Vụ thang máy hỏng tại khu nhà ở dành cho công nhân: Cuộc sống thường ngày bị đảo lộn

Bảo Hân - Lương Hạnh |

Trong khi thang máy tại toà chung cư CT1A (khu nhà ở dành cho công nhân tại xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội) chưa được sửa chữa dứt điểm thì 1 tuần nay, 2 thang máy của nhà CT1B ngay cạnh cũng bị hỏng khiến cuộc sống của những cư dân tại 2 khu nhà này càng thêm đảo lộn.

Thang máy hỏng, nữ công nhân bầu “vượt mặt” phải trèo qua sân thượng về nhà

Lương Hạnh - Bảo Hân |

Gần 1 tuần nay, do cả 2 thang máy bị hỏng, nhiều công nhân lao động (trong đó có cả bà bầu) thuê trọ tại Chung cư CT1B, khu nhà ở công nhân xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội phải đi nhờ thang máy của chung cư bên cạnh, bất chấp nguy hiểm, trèo qua tầng thượng của 2 toà nhà này để về nhà.

Công nhân khốn khổ vì thang máy hỏng khi thời tiết nắng nóng cao điểm

Bảo Hân |

Hai thang máy toà nhà CT1A (khu nhà ở công nhân, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội) lại bị dừng hoạt động khiến công nhân lao động đang thuê trọ tại toà nhà rất bức xúc. Đi làm về mệt mỏi, họ vẫn phải leo bộ, vác đồ lên tầng cao giữa trời nóng bức.