Công nhân túng thiếu, xoay xở trăm bề dịp cuối năm

Đình Trọng |

Với nhiều công nhân (CN) ở tỉnh Bình Dương, 2020 là năm xảy ra nhiều biến cố. Đầu năm, CN bị giảm giờ làm, giảm thu nhập, liên tục phải đối diện với nguy cơ mất việc vì ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19. Có người túng thiếu vay tiền qua app trở thành “con nợ” mãi vẫn chưa dứt ra được, có người ốm đau đi khám bệnh vào phải phòng khám bị “chặt chém” cũng rơi vào cảnh nợ nần.

Một năm long đong lận đận

Đó là trường hợp của chị Đinh Thị Kiều (34 tuổi) làm CN trong một công ty (Cty) sản xuất linh kiện điện tử tại TX.Tân Uyên. Đầu tháng 10.2020, chị Kiều đến một phòng khám đa khoa trên địa bàn phường Phú Hòa, TP.Thủ Dầu Một để khám phụ khoa. Tại đây, bác sĩ chỉ thăm khám và điều trị 3 bệnh thông thường nhưng chị Kiều phải trả hết 24 triệu đồng. Không có tiền đủ để trả cho phòng khám, vợ chồng chị Kiều còn phải đi vay mượn của người thân.

Sau khi bình tĩnh trở lại, không tin tưởng kết quả điều trị của phòng khám trên, chị Kiều đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương để khám lại thì được bác sĩ cho biết, sức khỏe chị hoàn toàn bình thường. Vụ việc khiến nữ CN này mất một khoản tiền lớn.

Còn với chị Lê Thị Châu (23 tuổi) - CN Cty may mặc tại TP.Thuận An, đây cũng là một năm xảy ra nhiều biến cố. Tháng 3.2020, do thiếu tiền mua thuốc chữa bệnh, chị Châu đã “bị dụ” vay tiền qua app. “Ban đầu tôi nghĩ vay ít tiền chi tiêu, ít bữa sẽ trả được. Tuy nhiên, đến hạn nhưng chưa có lương, tôi lại phải vay app mới để trả nợ app cũ. Cứ thế, trong một thời gian ngắn, tôi vay tất cả 20 triệu đồng (nhưng cứ vay 2 triệu đồng thì chỉ được nhận 1,2 triệu đồng, còn 800.000 đồng là tiền phí, lãi suất đóng trước). Thực tế, tôi chỉ nhận được 15 triệu đồng. Trong 2 tháng, tôi trả cho app vay tất cả 35 triệu đồng. Như vậy, ngoài tiền gốc, tôi đã đóng thêm 20 triệu đồng gồm tiền lãi và tiền phạt.

Do phải vay đắp đổi liên tiếp để trả nợ app vay, nên bây giờ tôi đã không còn tiền để trả. Ngoài ra, để trả tiền cho app, tôi lại phải vay ngân hàng và vay người thân. Đến bây giờ, số tiền nợ lên đến hơn 30 triệu đồng vẫn chưa trả được” - chị Châu nói.

Không có tiền để về quê

Những ngày cuối năm 2020, tình hình sản xuất của Cty vẫn chưa được cải thiện, mỗi ngày chỉ làm 7,5 giờ, nên thu nhập của chị Châu khoảng 5,6 triệu đồng/tháng. Với số tiền này, có tằn tiện cũng không đủ chi tiêu và trả nợ, chị Châu lại phải đi vay mượn bạn bè để đắp đổi qua ngày. “Năm nay xảy ra quá nhiều chuyện, tôi lại bị nợ nần như vậy, gần Tết đến rồi nhưng chưa dám nghĩ chuyện về quê. Chi phí về quê ngày Tết đắt đỏ, nên tôi sẽ ở lại Bình Dương kiếm việc làm thêm để có thêm tiền trang trải” - chị Châu chia sẻ.

Những ngày cuối năm với chị Kiều cũng đầy khó khăn khi đi khám bệnh mất số tiền 24 triệu đồng nên giờ này cũng phải vay mượn đắp đổi qua ngày, công việc và thu nhập không ổn định. “Sắp hết năm dương lịch nhưng tình hình sản xuất của Cty gặp khó khăn, CN vừa phải nghỉ việc 1 tuần. Thu nhập những tháng gần đây lại giảm hẳn, tiền gửi về quê cho ông bà nuôi 2 con, vợ chồng phải tằn tiện dành riêng, tiền ăn thiếu thì vay mượn đồng nghiệp. Hy vọng có tiền lương tháng 13, chúng tôi mới dám nghĩ chuyện về quê ăn Tết” - chị Kiều nói.

Công an cảnh báo tín dụng đen với chiêu trò mới

Theo ghi nhận, dịch bệnh kéo dài, nhiều công nhân rơi vào cảnh khó khăn nên phải đi vay mượn dễ rơi vào bẫy của tội phạm “tín dụng đen”.

Ngày 10.12, Công an huyện Phú Giáo (tỉnh Bình Dương) cho biết, đã tiếp nhận tin báo của chị T.T.H (21 tuổi) có vay số tiền 10 triệu đồng của đối tượng N.T.T (22 tuổi) với lãi suất là 150.000 đồng/ngày, tương đương với 1,5%/ngày (tức 45%/tháng). Như vậy, nếu một năm chị H phải trả lãi 54 triệu đồng tương đương 540%/năm. Hình thức cho vay không cần thế chấp chỉ cần “alo qua điện thoại”.

Công an huyện đang tiếp tục điều tra làm rõ, đồng thời phối hợp cùng doanh nghiệp để tuyên truyền phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm cho vay nặng lãi, “tín dụng đen” để người dân, công nhân lao động cảnh giác.

Gói vay của công đoàn hỗ trợ 1.600 đoàn viên khó khăn

Để kịp thời hỗ trợ đoàn viên gặp khó do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, LĐLĐ tỉnh Bình Dương đã bố trí nguồn vốn phối hợp với đơn vị tài chính triển khai gói vay lãi suất thấp. Mỗi đoàn viên gặp khó khăn được vay 5 triệu đồng với lãi suất vay 2%/năm. Theo thống kê sơ bộ, đến nay đã có 1.600 đoàn viên khó khăn đăng ký vay và đã được giải ngân để trang trải cuộc sống.

LĐLĐ tỉnh Bình Dương cho biết, đơn vị đang triển khai nhiều hoạt động để chia sẻ và hỗ trợ CNLĐ trong dịp Tết Nguyên đán. Đơn vị cũng triển khai chương trình chuyến xe xuân nghĩa tình với kế hoạch sẽ đưa 3.500 công nhân khó khăn về quê miễn phí.

Đình Trọng
TIN LIÊN QUAN

Công nhân nhà trọ: Mong tăng ca cuối năm để có…Tết

Mai Dung |

Nhiều công nhân nhà trọ gần Khu công nghiệp Nomura - Hải Phòng đều cho rằng, nếu không tăng ca, thu nhập hiện tại của họ không đủ trang trải cuộc sống hằng ngày.

Công nhân vay tiêu dùng: Vay một lần là… sợ

Bảo Hân |

Nghe theo lời quảng cáo thủ tục nhanh, gọn, nhiều công nhân (CN) đã vay tiêu dùng để có tiền trang trải sinh hoạt trước mắt. Nhưng sau khi vay, họ mới hối hận bởi số tiền phải trả thường phải gần gấp đôi số tiền vay và thường xuyên phải sống trong nỗi lo lắng, bất an.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023 (ngoài cùng, bên phải). Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Công nhân nhà trọ: Mong tăng ca cuối năm để có…Tết

Mai Dung |

Nhiều công nhân nhà trọ gần Khu công nghiệp Nomura - Hải Phòng đều cho rằng, nếu không tăng ca, thu nhập hiện tại của họ không đủ trang trải cuộc sống hằng ngày.

Công nhân vay tiêu dùng: Vay một lần là… sợ

Bảo Hân |

Nghe theo lời quảng cáo thủ tục nhanh, gọn, nhiều công nhân (CN) đã vay tiêu dùng để có tiền trang trải sinh hoạt trước mắt. Nhưng sau khi vay, họ mới hối hận bởi số tiền phải trả thường phải gần gấp đôi số tiền vay và thường xuyên phải sống trong nỗi lo lắng, bất an.