Công nhân trước dịch COVID-19: Cố gắng duy trì cuộc sống ổn định

Giang Kiều |

Từ khi TP.Hà Nội có ca mắc COVID-19 đầu tiên, cuộc sống của nhiều người dân ít nhiều có sự xáo trộn. Công nhân làm việc tại các khu công nghiệp cố gắng duy trì cuộc sống ổn định.

Hạn chế đi chợ

Tại chợ Mun - khu chợ công nhân gần Khu Công nghiệp (KCN) Thăng Long (Đông Anh, Hà Nội), các loại rau xanh, thịt, cá… được bày bán rất đa dạng. Hàng ngày, khoảng 17 giờ 15, công nhân bắt đầu tan làm và đi chợ. Ngày 11.3, qua khảo sát thực tế, lượng công nhân vào chợ không được đông và thời gian lựa chọn mua thực phẩm cũng rất nhanh chóng.

Các tiểu thương ở đây cho biết, thời gian gần đây, không khí buôn bán ở chợ có chút ảm đạm hơn trước vì ít người mua.

Sau khi tan làm, chị Vũ Thu Hòa - công nhân tại Công ty TNHH SD Việt Nam - chạy xe vào chợ mua đồ về nấu cơm tối. Tuy nhiên, cách lựa chọn đồ của chị dường như cũng vội hơn mọi khi. Chia sẻ nhanh với phóng viên, chị Hòa nói: “Hàng ngày, tôi vẫn phải vào chợ mua thức ăn. Nhưng từ khi dịch diễn biến phức tạp, tôi luôn cố gắng đi chợ nhanh rồi về nhà để hạn chế phải tiếp xúc với nhiều người”.

Cũng như chị Hòa, chị Đỗ Hải Yến đang làm việc tại Công ty TNHH Chiyoda Integre Việt Nam chia sẻ: “Thay vì lang thang ngắm nghía các gian hàng quần áo như trước đây, bây giờ tôi vào chợ mua thực phẩm rồi về”.

Chia sẻ thêm về tình hình giá cả các loại thực phẩm, chị Hòa nói rằng, chỉ có thịt lợn là tăng giá hơn một chút so với vài ngày trước đây. Còn lại vì là chợ công nhân nên các mặt hàng cũng không tăng giá nhiều.

Theo các tiểu thương buôn bán tại chợ, mỗi lần đi chợ, công nhân thường tranh thủ mua nhiều hơn một chút để giành lại nấu cho bữa sau. Do đó, số lần phải ra chợ mua đồ cũng giảm bớt. Còn nếu có ra chợ, cơ bản công nhân cũng lựa chọn mua ở hàng quen rồi về luôn chứ không mất thời gian đi lòng vòng trong chợ để chọn mua.

Duy trì cân đối cuộc sống

Chia sẻ về ảnh hưởng của dịch COVID-19 đến công việc và cuộc sống, chị Trần Thị Tuyến - công nhân Công ty TNHH Nissei Electric Hà Nội - cho hay, thời gian này, công ty tăng cường phòng chống dịch nên chị ít phải tăng ca hơn. Bản thân chị đang trọ ở ngoài cùng với bạn nên sau khi tan làm, chị vào chợ mua rau và thịt về nấu cơm.

Chị Tuyến cho rằng, dù có dịch, nhưng vì là chợ công nhân nên giá cả các loại thực phẩm cũng không có biến động tăng quá cao. Do đó, những công nhân như chị vẫn đảm bảo cân đối được chi tiêu chung dù không tăng ca.

Còn chị Bùi Thị Phượng - công nhân Công ty TNHH Việt Nam Iritani - cho hay, chị làm việc ở công ty đã được 2 năm. Hiện tại, chị đang nuôi con nhỏ. Nhà ở gần khu công nghiệp nên chị Phượng không phải đi ở trọ.

“Cuộc sống của gia đình tôi không bị ảnh hưởng nhiều vì dịch. Thường ngày, tôi vẫn đi làm bình thường, còn ông bà ở nhà trông cháu. Mọi người vẫn theo dõi tình hình dịch bệnh qua truyền hình để nắm bắt thông tin chứ cũng không có chuyện phải đi mua đồ về tích trữ. Buổi sáng, mẹ tôi ra chợ mua thực phẩm cho bữa trưa. Còn buổi chiều về thì tôi mua. Cuộc sống vẫn được duy trì ổn định như trước đây. Duy chỉ có điều là cả nhà phải thường xuyên dùng nước sát khuẩn và mang khẩu trang để bảo vệ sức khỏe” - chị Phượng nói.

Theo nhiều công nhân đang làm việc tại KCN Thăng Long, việc dịch COVID-19 có diễn biến phức tạp trong nội thành, ít nhiều cũng gây tâm lý cho mọi người. Song, để phòng, chống dịch hiệu quả, các công nhân đều cố gắng duy trì và đảm bảo lối sống ổn định. Bên cạnh đó, họ thường xuyên theo dõi thông tin về tình hình dịch bệnh cũng như tăng cường các biện pháp tự phòng dịch cho bản thân và gia đình.

Giang Kiều
TIN LIÊN QUAN

Bảo hiểm xã hội tỉnh Khánh Hoà: Chủ động vượt khó “thời” COVID-19

Nguyễn Hương |

Cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ, càphê, nông sản, thủy sản của tỉnh Khánh Hòa chịu ảnh hưởng khá nặng nề của dịch bệnh COVID-19. Để ứng phó hiệu quả trước sự tác động tiêu cực, BHXH tỉnh Khánh Hòa đã chủ động một số giải pháp nhằm hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Công đoàn chia sẻ với doanh nghiệp gặp khó khăn

Quế Chi |

Trước ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, nhiều doanh nghiệp (DN) (nhất là các DN may mặc, da giầy) đang gặp rất nhiều khó khăn. Đứng trước bối cảnh này, tổ chức công đoàn đã chủ động chia sẻ, động viên DN, người lao động vượt qua khó khăn.

Dịch COVID-19: Hơn nghìn lao động có nguy cơ thiếu, nhỡ việc làm

Mai Dung - Mai Chi |

Tình hình dịch bệnh COVID-19 kéo dài và diễn biến phức tạp tác động không nhỏ đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như việc làm, đời sống công nhân viên chức lao động tại Hải Phòng. Trong đó, hàng nghìn người lao động sẽ phải nghỉ chờ việc, nghỉ không lương, doanh nghiệp lao đao, đứng trước nguy cơ giải thể…

Gia tăng hoạt động giết mổ heo lậu vào dịp Tết

Nhóm PV |

TPHCM - Mặc dù đã được Báo Lao Động nhiều lần phản ánh về tình trạng giết mổ heo lậu, sau đó cơ quan chức năng đã vào cuộc xử lý, nhưng các điểm giết mổ lậu trên địa bàn phường 12, Quận Gò Vấp (TPHCM) vẫn tái vi phạm, hoạt động giết mổ heo lậu càng nhộn nhịp hơn vào những ngày cận Tết.

Một ngày dạo vòng quanh TPHCM - thành phố không ngủ

Chí Long |

Được mệnh danh là "thành phố không ngủ" của Việt Nam, thành phố Hồ Chí Minh ẩn chứa vô vàn điều bất ngờ, thú vị chờ du khách khám phá.

Trận địa pháo hoa sẵn sàng cho đêm giao thừa

NHÓM PV |

11 giờ sáng ngày 30 tháng Chạp, mọi công tác chuẩn bị tại điểm bắn pháo hoa số 5 (Đảo Dừa công viên Thống Nhất, Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã dần hoàn thiện đến những khâu cuối cùng. Với sự tham gia của 200 người thuộc 17 lực lượng, trận địa pháo tại điểm công viên Thống Nhất  đã sẵn sàng phục vụ người dân ngắm pháo hoa vào giao thừa.

Mỹ Tâm, Trịnh Kim Chi và sao Việt quây quần bên nồi bánh chưng ngày 30 Tết

DI PY |

Ngày 30 Tết, các nghệ sĩ như NSƯT Trịnh Kim Chi, ca sĩ Mỹ Tâm, hoa hậu Hà Kiều Anh... dành thời gian bên gia đình, gói bánh chưng, bánh tét.

Người lao động xa quê: Nỗi nhớ được gói kín lại vì một tương lai tốt hơn

KHÁNH LINH - ANH TÚ |

TPHCM - Nhiều năm xa quê hương vào Nam lập nghiệp, sinh sống, đã dần quen với những cái Tết xa quê hương, thiếu đi những giờ phút quây quần sum họp ngày Tết, những người lao động xa quê luôn mang trong mình niềm khắc khoải nhớ nhà.

Bảo hiểm xã hội tỉnh Khánh Hoà: Chủ động vượt khó “thời” COVID-19

Nguyễn Hương |

Cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ, càphê, nông sản, thủy sản của tỉnh Khánh Hòa chịu ảnh hưởng khá nặng nề của dịch bệnh COVID-19. Để ứng phó hiệu quả trước sự tác động tiêu cực, BHXH tỉnh Khánh Hòa đã chủ động một số giải pháp nhằm hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Công đoàn chia sẻ với doanh nghiệp gặp khó khăn

Quế Chi |

Trước ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, nhiều doanh nghiệp (DN) (nhất là các DN may mặc, da giầy) đang gặp rất nhiều khó khăn. Đứng trước bối cảnh này, tổ chức công đoàn đã chủ động chia sẻ, động viên DN, người lao động vượt qua khó khăn.

Dịch COVID-19: Hơn nghìn lao động có nguy cơ thiếu, nhỡ việc làm

Mai Dung - Mai Chi |

Tình hình dịch bệnh COVID-19 kéo dài và diễn biến phức tạp tác động không nhỏ đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như việc làm, đời sống công nhân viên chức lao động tại Hải Phòng. Trong đó, hàng nghìn người lao động sẽ phải nghỉ chờ việc, nghỉ không lương, doanh nghiệp lao đao, đứng trước nguy cơ giải thể…