Công nhân tìm mọi cách kiếm thêm thu nhập

Bảo Hân - Trần Kiều |

Đi làm công nhân (CN) thu nhập hạn chế, trong khi đó, cuộc sống nhà trọ có rất nhiều khoản phải trang trải, nhất là khi đã có gia đình. Vì vậy, nhiều CN Khu công nghiệp Bắc Thăng Long (Hà Nội) đang phải làm thêm nghề tay trái để có đồng ra đồng vào, giúp gia đình đỡ chật vật trong chi tiêu hơn.

Vừa làm công nhân, vừa chạy xe ôm

Chiều 23.4, chúng tôi tìm đến phòng trọ của anh Trần Công Tráng tại thôn Bầu (xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội). Anh Tráng cho hay, chiều cùng ngày, anh sẽ đi làm trở lại sau gần 1 tháng nghỉ ở nhà khi công ty (Cty) tạm dừng sản xuất vì dịch COVID-19. Nơi anh Tráng đang làm việc là một Cty điện tử thuộc Khu công nghiệp (KCN) Bắc Thăng Long. Chị Thơm - vợ của anh Tráng - có 9 năm thâm niên là CN thì may mắn hơn vì vẫn được đi làm.

Cả nhà, gồm hai vợ chồng, 1 đứa con (1,5 tuổi), bà ngoại và em vợ sống trong một căn phòng trọ khoảng hơn 10m2, có gác xép với giá 1,6 triệu đồng/tháng. Trước đây, cả nhà anh ở phòng chật chội hơn, với giá 900.000 đồng/tháng, nhưng vì đông người nên anh quyết định chuyển phòng.

Trước đây, khi chưa có dịch COVID-19, anh Tráng làm ca 3 từ 22 giờ hôm trước đến 6h sáng hôm sau. Sau khi chợp mắt lấy lại sức, buổi chiều, anh lại bật Grab để tranh thủ chở khách 1-2 giờ, kiếm thêm chút tiền phụ giúp gia đình.

Mỗi ngày, nếu may mắn, anh có thể kiếm thêm được 200.000-300.000 đồng/ngày. “Thu nhập của tôi chỉ khoảng 5 triệu đồng/tháng (nếu không làm thêm). Mỗi khi tôi được nhận lương (ngày 25 hằng tháng), việc đầu tiên tôi làm là trả tiền nhà (tầm 1,6 triệu đồng); mua bỉm, sữa cho con; mua muối mắm, mì chính và nhiều thứ lặt vặt khác… Như vậy, tiền đã vơi gần hết. Nếu không chi tiêu các khoản này sớm, không cẩn thận là sẽ không còn tiền để chi cho những khoản khác”- anh Tráng than.

Cuộc sống nhà trọ có rất nhiều thứ phải chi. Anh Tráng đơn cử, do nước ở đây không đảm bảo chất lượng (bị phèn, chua) nên anh chỉ dùng để tắm, rửa, vệ sinh; còn phải mua nước đóng bình để uống. Chỉ riêng cho khoản này hết tới 300.000 đồng/tháng.

Dịch COVID-19 đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của gia đình Tráng. Thời gian vừa qua, ở nhà, không có thu nhập, anh Tráng muốn đi làm thêm nhưng rất khó vì là lúc Hà Nội thực hiện cách ly xã hội.

Không chỉ vậy, do ở nhà cả ngày nên chi phí điện nước, ăn uống tăng cao hơn so với trước kia. “Ví dụ, khi đi làm, tôi được ăn một bữa ở Cty. Còn bây giờ, cả ngày ăn ở nhà nên chi phí tiền ăn chắc chắn sẽ tốn hơn nhiều so với trước”- anh Tráng nói.

Một mình vợ đi làm chẳng thể kham nổi chi tiêu gia đình nên anh Tráng buộc phải “cầm tạm” của người cháu 4 triệu đồng để mua sữa, bỉm cho con và lo từng bữa ăn cho cả nhà. Anh Tráng dự định khi dịch COVID-19 qua đi, cuộc sống bình thường trở lại, anh sẽ tiếp tục làm thêm nghề tay trái là chạy xe ôm.

Không nề hà vất vả

Rời khỏi phòng anh Tráng, chúng tôi tìm đến căn phòng trọ chật hẹp, tuyềnh toàng của anh Hoàng Văn Thạch (sinh năm 1990, quê Thanh Hóa) tại thôn Hậu Dưỡng (xã Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội). Anh Thạch đang lụi hụi phơi quần áo. Căn phòng trọ (giá thuê 1 triệu đồng/tháng) chẳng có tài sản gì đáng giá. Dưới gầm giường là rất nhiều đồ sửa chữa điện, dây điện. Anh Thạch giải thích: “Do thu nhập làm CN thấp quá nên hai anh em đi sửa chữa, lắp đặt điện lạnh để kiếm thêm được đồng nào hay đồng đấy”.

Anh Thạch cho hay, em trai anh làm CN điện lạnh tại KCN Quang Minh. Có nghề, nên em anh nhận công việc trên, còn anh sẽ đi theo phụ giúp. “Hai anh em làm cùng ca, về cùng thời gian nên cứ có khách gọi là đi cùng nhau. Tuy nhiên, làm nghề này thì mùa đông hầu như không có khách, chủ yếu việc chỉ đến vào thời điểm mùa hè. Có tháng cao nhất, hai anh em được khoảng 10 triệu đồng, còn tháng không có khách, không có thu nhập”- anh Thạch nói.

Theo anh Thạch, hai anh em đều không nề hà, bất cứ khách nào ở Hà Nội gọi, dù ở xa như quận Thanh Xuân, hay Hà Đông… Dù vậy, cuộc sống của hai anh em Thạch vẫn rất khó khăn. Anh Thạch cho biết, thi thoảng, khi lương chưa có mà ngày nộp tiền phòng trọ đã đến, anh vẫn phải vay bạn bè từ khoảng vài trăm đến 1 triệu đồng, đợi khi có lương sẽ trả.

Khi nhắc đến các khoản “vay nóng”, anh Thạch lắc đầu cho hay, anh biết mắc vào rất nguy hiểm nên anh tránh xa.

Gặp, nói chuyện với nhiều CN, chúng tôi nhận thấy rất nhiều người trong số họ hiểu rõ sự nguy hiểm của “tín dụng đen” nên không “rơi” vào bẫy này mà chủ yếu sống tằn tiện và nghĩ cách làm thêm để cuộc sống đỡ túng thiếu hơn. Những công việc làm thêm của họ cũng rất muôn hình vạn trạng như chính khó khăn của họ vậy...

Bảo Hân - Trần Kiều
TIN LIÊN QUAN

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023 (ngoài cùng, bên phải). Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Chênh lệch sốc giữa tài sản 1% người giàu nhất thế giới và 99% còn lại

Song Minh |

1% người giàu nhất thế giới đã trở nên giàu có hơn rất nhiều, nhanh hơn rất nhiều so với 99% phần còn lại của thế giới.

Ghe chở hoa xuân rực rỡ, tấp nập về chợ hoa trên sông lớn nhất TPHCM

KHÁNH LINH - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Từ chiều nay 25 tháng Chạp (ngày 16.1), ghe hoa từ các tỉnh miền Tây đã tấp nập cập bến Bình Đông (quận 8, TPHCM), chợ hoa “Trên bến dưới thuyền” cũng chính thức khai mạc. Tết này, hoa về bến Bình Đông đa dạng về chủng loại, rực rỡ sắc màu, giá cả không tăng so với những Tết trước.