Công nhân thuê trọ: Trăm nỗi lo khi con tựu trường

Bảo Hân – Tú Quỳnh |

Năm học mới đã đến kéo theo nỗi lo của những cặp vợ chồng công nhân (CN) ở trọ. Cuộc sống tha hương vốn đã nhiều khó khăn với nhiều khoản chi phí, sẽ càng khó khăn hơn khi các con của họ bắt đầu đi học.

Thương con nên cố cho con theo học!

Sáng 2.9, chúng tôi tìm đến nhà trọ của vợ chồng chị Hà Thị Bích tại đường Đa Lộc, thôn Bầu, xã Kim Chung, Hà Nội. Anh chị có 3 người con, một cháu năm nay lên lớp 6, một cháu lên lớp 2, còn một cháu vừa mới sinh được một tuần. Trong phòng trọ chật chội, nổi bật lên là 2 chiếc bàn học mà anh chị mua cho các cháu.

Ngồi, đi lại còn khó khăn do vừa mới sinh, nhưng chị Bích vẫn không quên lo lắng đến việc học của 2 đứa con lớn. Không trực tiếp đi mua đồ cho con được, chị nhờ bà nội (ở cùng) sắm giúp cháu ít sách vở, đồ dùng học tập; mua một vài bộ quần áo cho cháu.

“Các cháu đi học đều có đồng phục của trường rồi, hơn nữa nhà còn khó khăn, thiếu thốn nên không dám mua nhiều quần áo, đồ dùng cho các cháu, chỉ mua những thứ thực sự cần thiết thôi” - chị Bích kể.

Con đầu của chị năm nay bắt đầu học tại một trường khá có tiếng, tuyển sinh đầu vào khá gắt gao.

“Lúc đầu, hai vợ chồng chỉ định cho con thi thử, ai dè cháu lại đỗ. Nhiều cháu thi vào còn không được, trong khi con mình đỗ, thương cháu nên hai vợ chồng lại cố cho cháu theo học” - chị Bích kể.

Chi phí để cháu học tập tại trường này khá cao. Tính cả tiền học phí, xe đưa đón, số tiền phải lên đến 4 triệu đồng/tháng. Vừa qua, khi mới nhập học, ngoài số tiền 4 triệu trên, còn phải đóng 1,5 triệu tiền đồng phục cho cháu. Hai vợ chồng anh chị lại chuẩn bị đóng tiền cho cháu trong tháng 9, tầm 4 triệu đồng.

Cháu thứ 2 tuy không tốn kém bằng, do học trường công, nhưng chi phí một tháng cho học tập của cháu cũng tầm 2 triệu đồng.

Mong sớm hết 6 tháng thai sản để đi kiếm tiền nuôi con

Quê ở huyện Hạ Hoà, Phú Thọ, chị Bích đã lên làm CN tại KCN Bắc Thăng Long được 15 năm. Chị bảo, ở quê không trông chờ gì được vào mấy sào ruộng, nên phải đi làm CN. Chị lập gia đình, rồi những đứa con lần lượt ra đời. Hạnh phúc, nhưng cũng đi kèm với những vất vả, khó khăn.

Vừa qua, từ tháng 2 đến tháng 8, do dịch COVID-19, nên công ty chị phải cho CN làm luân phiên: 1 tuần làm 3 buổi, nghỉ 4 buổi; có tuần nghỉ 6 buổi. Công ty tạo điều kiện, cố gắng cho CN không phải nghỉ dài để được tiếp tục tham gia đóng BHXH cũng như có tiền trang trải cuộc sống. Bình thường, thu nhập của chị được khoảng 8 triệu đồng/tháng; mấy tháng trước khi nghỉ, thu nhập của chị còn khoảng 6 triệu đồng/tháng.

“Bây giờ thấy đồng nghiệp bảo tình hình công ty đã khá hơn rồi, nhưng tôi hiện đang trong thời gian nghỉ thai sản, nên không có thu nhập. Tiền thai sản thì chưa được nhận, nên chi phí sinh hoạt, ăn học của con đều dồn lên vai chồng tôi” - chị Bích kể.

Chồng chị Bích có nghề làm trần thạch cao. Trong khi nhiều người nghỉ ngày Quốc khánh (2.9), thì anh vẫn phải đi làm kiếm tiền cho gia đình. Làm tự do nên công việc của anh không ổn định. Đợt vừa qua, dịch COVID-19 cũng khiến công việc, thu nhập của anh bị ảnh hưởng lớn, hai vợ chồng có vất vả hơn so với năm ngoái. Khi được hỏi cụ thể thu nhập của chồng, chị Bích bảo, không tính được vì mỗi khi xong công trình, anh mới có tiền đưa về cho vợ con, chứ không cố định.

“Thu nhập của hai vợ chồng chẳng đủ sống! Làm ở Hà Nội nhiều năm rồi, nhưng hai vợ chồng chẳng tiết kiệm được đồng nào. Đôi khi thiếu thốn, tôi phải vay mượn hàng xóm tiêu tạm, rồi khi có tiền mới trả lại” - chị Bích chia sẻ.

Thật khó để anh chị có thể dành dụm được với thu nhập ít ỏi khi mà phải trang trải rất nhiều chi phí. Do ở đông người, nên anh chị phải thuê 2 phòng trọ, mỗi phòng 600.000 đồng/tháng. Chi phí tiền nhà, điện nước rơi vào khoảng 2,7-2,9 triệu đồng/tháng. Rồi còn tiền sinh hoạt hằng ngày, những khoản chi lặt vặt khác không thể thống kê cụ thể. Cuộc sống nhà trọ cả anh chị càng khó khăn hơn khi tốn kém hơn cho 2 con lớn ăn học và cháu thứ 3 mới ra đời.

Vừa nhăn mặt nén cơn đau do vết mổ còn chưa lành hẳn, chị Bích trầm ngâm: “Tôi mong 6 tháng nghỉ thai sản qua nhanh để đi làm trở lại, cùng chồng gồng gánh nuôi các con ăn học”.

Cho con đi chơi trước ngày nhập học

Anh Chung - CN có con năm nay vào lớp 1 - dành cả ngày 2.9 để đưa cả nhà vào nội thành Hà Nội chơi. Anh cho biết, anh đã xin cho cháu vào trường công. Ngày 5.8, cháu đi khai giảng, học chính thức vào ngày 7.8. “Vừa qua, tôi phải đóng tổng cộng là 3,2 triệu đồng tiền quần áo đồng phục tiền điều hoà, sách… Còn tiền học phí tôi chưa nghe thấy nói đến” - anh Chung cho biết. Ngoài ra, anh đã mua một chiếc bàn học (1 triệu đồng), bút viết, bút tẩy… cho con. Anh Chung cho biết, anh phải chi tiêu tiết kiệm hơn để dành dụm cho việc học hành của con. Bảo Hân

Bảo Hân – Tú Quỳnh
TIN LIÊN QUAN

Khó khăn vì COVID-19, công nhân vẫn phải "cắn răng" thuê 2 phòng trọ 1 lúc

Bảo Hân - Tú Quỳnh |

Lập gia đình, có con, rồi phải nhờ bố (mẹ) lên ở cùng để trông con khiến nhiều gia đình công nhân khu công nghiệp phải "cắn răng" thuê 2 phòng trọ.

Năm học mới của con, nỗi lo toan của cha mẹ công nhân

Bảo Hân - Tú Quỳnh |

Khi các con bắt đầu bước vào năm học mới, những cặp vợ chồng là công nhân đang sống trong cảnh đi thuê trọ phải đối mặt với không ít khó khăn...

Công nhân lao động ở Bình Dương: Còn nhiều tháng khó khăn trước mắt

Đình Trọng |

Theo dự báo, từ nay đến cuối năm 2020, tại Bình Dương, các doanh nghiệp bị tác động xấu bởi dịch bệnh COVID-19 tiếp tục gia tăng, từ đó kéo theo nhiều lao động tiếp tục đứng trước nguy cơ mất việc làm.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

Khó khăn vì COVID-19, công nhân vẫn phải "cắn răng" thuê 2 phòng trọ 1 lúc

Bảo Hân - Tú Quỳnh |

Lập gia đình, có con, rồi phải nhờ bố (mẹ) lên ở cùng để trông con khiến nhiều gia đình công nhân khu công nghiệp phải "cắn răng" thuê 2 phòng trọ.

Năm học mới của con, nỗi lo toan của cha mẹ công nhân

Bảo Hân - Tú Quỳnh |

Khi các con bắt đầu bước vào năm học mới, những cặp vợ chồng là công nhân đang sống trong cảnh đi thuê trọ phải đối mặt với không ít khó khăn...

Công nhân lao động ở Bình Dương: Còn nhiều tháng khó khăn trước mắt

Đình Trọng |

Theo dự báo, từ nay đến cuối năm 2020, tại Bình Dương, các doanh nghiệp bị tác động xấu bởi dịch bệnh COVID-19 tiếp tục gia tăng, từ đó kéo theo nhiều lao động tiếp tục đứng trước nguy cơ mất việc làm.