Công nhân thêm kỳ vọng về chỗ an cư với chính sách nhà ở mới

Nguyễn Tùng |

Nhiều công nhân tại các khu công nghiệp thêm niềm tin, kỳ vọng sẽ có được nơi an cư, lạc nghiệp khi Luật Nhà ở (sửa đổi) cho phép Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là cơ quan chủ quản dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội bằng nguồn tài chính công đoàn.

Vợ chồng chị Bàn Thị Lành (huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn) đã làm việc tại một công ty chế biến gỗ trong Khu công nghiệp Long Bình An (TP Tuyên Quang) được hơn 3 năm nay. Con nhỏ ở quê cùng ông bà, vợ chồng chị Lành cũng tính đón con lên ở cùng nhưng kẹt nỗi chưa có nhà ở.

"Hai vợ chồng ở trọ chật chội cũng cố gắng khắc phục nhưng đưa con lên ăn học, sinh sống thì cũng phải có nhà cửa đàng hoàng. Tôi cũng đang tích góp để có thể mua được căn nhà, bây giờ chỉ trông chờ vào chính sách hỗ trợ công nhân về nhà ở thôi" - chị Lành cho hay.

Được biết, sắp tới, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam sẽ là cơ quan chủ quản dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội bằng nguồn tài chính công đoàn, chị Lành rất mừng và đặt nhiều kỳ vọng. Chị Lành chia sẻ: "Tổng LĐLĐ mà đứng ra làm nhà ở cho công nhân thì yên tâm rồi, tôi nghĩ sẽ có những ưu đãi để công nhân dễ tiếp cận với nhà ở, nhất là với những người khó khăn. Tôi mong rằng, Đại hội Công đoàn XIII này sẽ thảo luận kỹ hơn về nội dung này".

Trong khi đó, tại tỉnh Thái Nguyên - địa phương có gần 91.000 lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp (KCN), trong đó hơn 16.000 công nhân có nhu cầu về nhà ở thì việc được thuê hoặc mua nhà ở xã hội do Tổng LĐLĐ Việt Nam đầu tư xây dựng bằng nguồn tài chính công đoàn đã cho nhiều công nhân có thêm niềm tin về nơi an cư, lạc nghiệp.

Trong các cuộc đối thoại với lãnh đạo các tỉnh, công nhân, NLĐ đều bày tỏ nhu cầu về nhà ở. Ảnh: Nguyễn Tùng.
Trong các cuộc đối thoại với lãnh đạo các tỉnh, công nhân, người lao động đều bày tỏ nhu cầu về nhà ở. Ảnh: Nguyễn Tùng

Chị Phạm Thị Huệ (quê tại tỉnh Thái Bình) đang làm việc tại Công ty TNHH New One Vina (KCN Điềm Thuỵ, Thái Nguyên) cho hay, mong muốn lớn nhất vẫn là có chỗ ở ổn định bởi đi thuê nhà trọ thì tạm bợ, trong khi mua đất hay nhà thương mại thì giá cao.

"Nếu dùng tài chính công đoàn để làm nhà ở rồi cho công nhân mua hoặc thuê thì chắc chắn giá sẽ thấp hơn vì đây là do tổ chức công đoàn đứng ra chủ quản. Tôi hi vọng sẽ sớm có những dự án như vậy tại Thái Nguyên để công nhân xa nhà như chúng tôi có nơi ăn chốn ở đàng hoàng" - chị Nhung cho hay.

Cùng chung suy nghĩ, chị Triệu Thị Lý (huyện Trùng Khánh, Cao Bằng) đang làm việc tại nhà máy Samsung Thái Nguyên cho hay, tổ chức công đoàn làm nhà rồi cho thuê cũng rất tốt. Bên cạnh giá hợp lý thì an ninh trật tự và các tiện ích, thiết chế văn hoá cho người công nhân cũng sẽ có.

"Bản thân tôi không có nhu cầu và điều kiện để mua căn nhà vài trăm triệu đến cả tỉ đồng, tôi muốn thuê trong thời gian làm việc tại khu công nghiệp. Mong là có những quy định cụ thể và ưu đãi về giá, thời gian thuê cho người công nhân" - chị Lý nói.

Hiện nay, tại các KCN của tỉnh Thái Nguyên, đã phát triển được gần 5.000 căn hộ cho công nhân. Tuy nhiên, số này cũng chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu của công nhân, người lao động.

Tỉnh Thái Nguyên đang chuẩn bị khởi công Dự án nhà ở công nhân, nhà ở xã hội tại TP Thái Nguyên với quy mô 11,3 ha, gồm 11 tòa cao từ 5 đến 10 tầng. Khi hoàn thành giai đoạn I, dự án sẽ cung cấp cho thị trường gần 700 căn hộ cho công nhân, nhà ở xã hội.

Theo báo cáo của Tổng LĐLĐ Việt Nam, kết quả phát triển nhà ở xã hội cho công nhân chưa đáp ứng được nhu cầu. Cụ thể, đến nay đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng 126 dự án, với quy mô xây dựng khoảng 62.700 căn hộ, tổng diện tích 3.135.000 m2. Con số này chỉ mới đáp ứng được gần 30% nhu cầu của công nhân lao động.

Nguyễn Tùng
TIN LIÊN QUAN

Hơn 500 điểm cầu tại Nghệ An theo dõi Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

Quang Đại |

Sáng 2.12, Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam chính thức khai mạc. Thực hiện chỉ đạo của Tổng LĐLĐ Việt Nam về việc theo dõi trực tiếp Đại hội, trên địa bàn toàn tỉnh Nghệ An, công đoàn các cấp đã tổ chức trên 500 điểm cầu tập trung cho đoàn viên, công nhân lao động theo dõi.

Cần có chính sách khuyến khích xây dựng thêm nhà trẻ cho con công nhân

Phương Ngân |

TPHCM - Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028 đã bước vào ngày làm việc thứ 2, nhiều người lao động cũng như cán bộ Công đoàn tại TPHCM đang hướng về Đại hội với những tâm tư, nguyện vọng về một tổ chức Công đoàn ngày càng vững mạnh, chăm lo tốt hơn cho đoàn viên, công nhân lao động.

Đắk Lắk tổ chức văn nghệ chào mừng Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh Đắk Lắk tổ chức chương trình Giao lưu văn nghệ chào mừng Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2023-2028 tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh.

240 tỉ đồng chăm lo cho gần 650.000 lượt đoàn viên, người lao động

Thành An |

Trong nhiệm kỳ 2018-2023, các cấp Công đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu đã tổ chức chăm lo cho gần 650.000 lượt đoàn viên, người lao động với tổng kinh phí khoảng 240 tỉ đồng. Với Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đang diễn ra, người lao động mong có những quyết sách, kiến nghị để hỗ trợ người lao động tiếp cận với nhà ở xã hội.

Phát triển đoàn viên gắn với thành lập tổ chức Đảng tại doanh nghiệp

Mai Dung |

Bà Nguyễn Thị Hương - Chủ tịch Liên đoàn Lao động huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng) - cho biết: Những ngày này, tôi cũng như cán bộ công đoàn, đoàn viên, CNVCLĐ cả nước đang hướng về Đại hội với mong mỏi, kỳ vọng một nhiệm kỳ mới với nhiều chính sách mới, mang lại lợi ích cho hàng triệu đoàn viên, CNVCLĐ.

Để ngày hội Công đoàn thêm ý nghĩa...

Kỳ Quan |

Trải qua 1 năm 2023 đầy khó khăn, nhưng các cấp Công đoàn huyện Cần Đước (tỉnh Long An) đã nỗ lực chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên (ĐV) và người lao động (NLĐ). Thiết thực chào mừng Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, các cấp Công đoàn huyện Cần Đước đã sớm triển khai kế hoạch chăm lo cho ĐV, NLĐ dịp Tết Nguyên đán 2024.

Chủ tịch Hồ Chí Minh và những năm tháng lịch sử của Công đoàn Việt Nam

Nhóm PV |

Công hội Đỏ là tiền thân của tổ chức Công đoàn Việt Nam. Sự ra đời và trưởng thành lớn mạnh của Công hội Đỏ Bắc kỳ gắn liền với hoạt động của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc những năm đầu thế kỷ 20.