Công nhân Phú Thọ mong mỏi cây cầu nối đôi bờ sông Hồng

Tô Công |

Phú Thọ - Các công nhân lao động tại huyện Thanh Ba và huyện Cẩm Khê mong muốn sẽ sớm có một cây cầu bắc qua sông Hồng, chấm dứt cảnh phải đi đò ngang, tiêu tốn nhiều chi phí.

Những năm qua, với sự phát triển nhanh chóng về công nghiệp, huyện Cẩm Khê đã thu hút được hàng nghìn lao động trong và ngoài tỉnh đến làm việc. Trong đó, không ít công nhân đến từ huyện Thanh Ba, địa phương nằm ở bờ bên kia sông Hồng.

30km Sông Hồng cắt ngang huyện Cẩm Khê và Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ. Ảnh: Tô Công.
30km sông Hồng cắt ngang huyện Cẩm Khê và Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ. Ảnh: Tô Công.

Tuy nhiên, chiều dài hơn 30km sông Hồng đoạn qua 2 huyện kể trên đến nay chưa có chiếc cầu dân sinh nào, khiến việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn, các công nhân tại huyện Thanh Ba muốn vượt sông đến huyện Cẩm Khê làm việc chỉ còn cách duy nhất là đi đò ngang.

2 phương tiện đò hoạt động hết công suất, nhất là vào sáng sớm và chiều tối. Ảnh: Tô Công.
2 phương tiện đò hoạt động hết công suất, hàng ngày có hàng nghìn lượt khách qua sông. Ảnh: Tô Công.

Theo ghi nhận của PV Báo Lao Động những ngày đầu tháng 5, tại bến đò Chí Chủ nối xã Chí Tiên, huyện Thanh Ba với thị trấn Cẩm Khê, từ sáng sớm, từng lớp công nhân lao động từ huyện Thanh Ba nối tiếp nhau qua đò, ai ai cũng vội vàng cho kịp giờ làm việc.

Qua khảo sát, có thể thấy đa số các công nhân sang đò để đến làm việc tại Cụm công nghiệp thị trấn Sông Thao và Khu công nghiệp Cẩm Khê. Tất cả đều có ít nhất có 20 ngày làm việc mỗi tháng, đồng nghĩa với việc sang đò trên 40 lần/tháng (cả chiều đi và chiều về).

Các công nhân lao động lũ lượt xuống đò sang sông. Ảnh: Tô Công.
Các công nhân lao động lũ lượt xuống đò sang sông. Ảnh: Tô Công.

Anh Nguyễn Mạnh Ninh, người dân sống tại khu 10, xã Hoàng Cương, huyện Thanh Ba - công nhân Công ty MeKong thuộc khu công nghiệp Cẩm Khê - chia sẻ, ban ngày, 1 người và 1 xe máy khi mỗi lần qua đò sẽ tốn 10 nghìn đồng, từ khoảng 19h tối cho đến muộn hơn sẽ tăng lên 20 nghìn đồng/lượt.

"Đã nhiều năm như vậy rồi, để đi làm không còn cách nào khác ngoài việc phải chấp nhận tiền đi đò hàng ngày. Đò càng ngày càng đông, công nhân chúng tôi mong mỏi, Nhà nước sẽ sớm xây dựng một cây cầu dân sinh bắc qua sông Hồng" - anh Ninh bộc bạch.

Ngoài công nhân lao động, không ít học sinh từ huyện Thanh Ba đến học tập tại huyện Cẩm Khê. Ảnh: Tô Công.
Ngoài công nhân lao động, không ít học sinh từ huyện Thanh Ba đến học tập tại huyện Cẩm Khê. Ảnh: Tô Công.

Chị Hà Thị Vân, sống tại xã Chương Xá, huyện Cẩm Khê - công nhân Công ty TNHH Yida Việt Nam thuộc cụm công nghiệp thị trấn Sông Thao - bày tỏ: "Công ty tôi cách bến đò Chí Chủ chỉ vài trăm mét, hàng ngày chứng kiến rất nhiều đồng nghiệp sang đò để đi làm, như tôi nếu cần sang huyện Thanh Ba hoặc thị xã Phú Thọ cũng sẽ phải như vậy, vừa tốn tiền vừa bất tiện. Công nhân chúng tôi sẽ rất hạnh phúc nếu tương lai có cây cầu nối đôi bờ sông Hồng".

Các công nhân tốn hơn 400 nghìn đồng/tháng tiền đi đò sang sông. Ảnh: Tô Công.
Các công nhân tốn ít nhất 400 nghìn đồng/tháng tiền đi đò sang sông. Ảnh: Tô Công.

Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, ông Trần Ngọc Đương - Chủ tịch Liên đoàn Lao động huyện Cẩm Khê - cho biết, hiện, trên địa bàn huyện đang có trên 13 nghìn công nhân lao động làm việc. Các khu, cụm công nghiệp của huyện chủ yếu thu hút người lao động tại các địa phương trên địa bàn tỉnh, trong đó có không ít công nhân đến từ huyện Thanh Ba.

Khu công nghiệp Cẩm Khê với diện tích 450ha là khu công nghiệp lớn nhất tại tỉnh Phú Thọ. Ảnh: Tô Công.
Khu công nghiệp Cẩm Khê với diện tích 450ha là khu công nghiệp lớn nhất tại tỉnh Phú Thọ. Ảnh: Tô Công.

"Việc xây dựng cầu bắc qua sông Hồng là mong muốn từ nhiều năm nay của các công nhân, cử tri của huyện Cẩm Khê và các huyện lân cận. Nếu được đầu tư xây dựng, cây cầu sẽ là công trình rất quan trọng, đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội cho các địa phương..." - ông Đương chia sẻ.

Tô Công
TIN LIÊN QUAN

Tiếp xúc cử tri chuyên đề với cán bộ công đoàn, công nhân lao động Phú Thọ

Trung Hiếu |

Phú Thọ - Chiều 8.5, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Thọ có buổi tiếp xúc cử tri chuyên đề với trên 200 cán bộ công đoàn và đoàn viên, công nhân lao động trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Chăm lo người lao động là hoạt động không chỉ trong tháng công nhân

Minh Hạnh |

Hà Nam - Ngày 8.5, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Lý Nhân tổ chức lễ phát động Tháng hành động về An toàn lao động (VSATLĐ) và Tháng Công nhân năm 2024.

Hậu Giang: Tạm dừng hoạt động kinh doanh và bến đò ngang

Tạ Quang |

Bắt đầu từ 0h ngày 7.7, tỉnh Hậu Giang tạm dừng các hoạt động kinh doanh nhà hàng, quán nhậu và các bến đò ngang đến tỉnh Vĩnh Long.

Vàng ngày càng đắt đỏ, người dân trên thế giới gom mua bằng mọi cách

Linh Đan |

Giá vàng thế giới liên tục tăng và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Việc tiếp cận kim loại quý trở nên khó khăn hơn nên các nhà bán lẻ đã có nhiều ý tưởng cung ứng sản phẩm một cách độc đáo.

Cảnh sát cơ động - Lá chắn thép bảo vệ bình yên cuộc sống nhân dân

Tiến Dũng |

Trải qua các chặng đường phát triển, lực lượng Cảnh sát cơ động (CSCĐ) đã không ngừng nỗ lực, phấn đấu, vượt qua mọi gian khổ, hy sinh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội và bảo vệ vững chắc an ninh Tổ quốc.

“Vận động” bỏ thi lớp 10 công lập và phân luồng sau bậc Trung học Cơ sở

Thu Trang |

Tư vấn hướng nghiệp cho học sinh cuối cấp đóng vai trò quan trọng trong việc phân luồng sau bậc THCS. Thế nhưng, ranh giới giữa việc tư vấn, định hướng với việc có dấu hiệu ép buộc học sinh không tham gia kỳ thi vào lớp 10 công lập rất mong manh.

Những phận người mưu sinh nơi đầu sóng

PHƯƠNG ANH |

Toàn tỉnh Sóc Trăng có khoảng 1.000 tàu khai thác thủy hải sản đã giải quyết việc làm cho trên 300.000 lao động, trong đó có hơn 8.600 lao động khai thác trực tiếp trên biển. Ngày nay dù sản lượng thủy hải sản đã giảm nhiều nhưng bà con ngư dân vẫn lặng lẽ bám nghề như một cách để duy trì và kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống.

Những người lính mũ nồi xanh lan tỏa hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ tới bạn bè quốc tế

VƯƠNG TRẦN |

Với chặng đường 10 năm qua, lực lượng Gìn giữ hòa bình Việt Nam đã ghi nhiều dấu ấn của hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc. Những người lính mũ nồi xanh luôn quán triệt sâu sắc đường lối đối ngoại của Đảng, nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đã góp phần vào công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh truyền thống, phẩm chất cao quý của “Bộ đội Cụ Hồ” đến với bạn bè quốc tế.