Công nhân “phập phồng” chờ thưởng Tết

Bảo Hân |

Khảo sát của phóng viên Báo Lao Động tại Khu công nghiệp Thăng Long (Đông Anh, Hà Nội) cho thấy, nhiều công nhân hiện chưa rõ được mình sẽ thưởng Tết bao nhiêu vì công ty chưa có thông báo. Nhưng theo nhận định của công nhân, năm nay, do ảnh hưởng của COVID-19, có thể thưởng Tết chỉ bằng, thậm chí thấp hơn so với năm trước.

Chưa biết mức thưởng

Cách đây không lâu, công ty nơi chị Hoài (thôn Nhuế, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội) tổ chức làm việc cả thứ 7, chủ nhật. Mặc dù vất vả, nhưng chị Hoài chấp nhận, bởi như thế đồng nghĩa thu nhập của chị sẽ được tăng cao.

“Vợ chồng tôi đều làm công nhân. Nếu không làm thêm, chỉ làm giờ hành chính, thu nhập của cả hai vợ chồng chỉ vào khoảng 12-13 triệu đồng; còn nếu làm thêm cả chủ nhật, thu nhập của cả hai được khoảng 17-18 triệu đồng” - chị Hoài cho hay.

Áp lực cuộc sống tha hương, tiền nhà, điện nước (1,5 triệu đồng/tháng); tiền nuôi 2 con ăn học (một lớp 3, một mẫu giáo) khiến anh chị luôn trong tình trạng “tham công tiếc việc”, nếu công ty có làm thêm là anh chị đăng ký ngay, ngay cả đó là ngày chủ nhật. Tuy nhiên, thi thoảng công ty mới tổ chức làm thêm, chứ không thường xuyên. “Tuần này, có lẽ do ít việc, nên công ty không thông báo làm thêm vào chủ nhật nữa. Tôi chưa biết có kéo dài lâu hay không” - chị Hoài chia sẻ.

Khi được hỏi về thưởng Tết, chị Hoài cho biết, cho đến thời điểm này, như nhiều công nhân khác, chị chưa biết mình sẽ được bao nhiêu. Thường thì, chị Hoài nói, công ty chỉ thông báo 1, 2 ngày trước khi chuyển tiền thưởng Tết cho công nhân.

“Những năm trước đây, công nhân công ty được thưởng 2 tháng lương cơ bản. Năm ngoái, tôi được thưởng Tết 10 triệu đồng. Đây là do ảnh hưởng của COVID-19 nên tiền thưởng đã bị giảm đi. Năm nay, dịch COVID-19 vẫn tiếp tục ảnh hưởng, không biết có được thưởng 1 tháng lương hay không” - chị Hoài lo lắng.

Chị Hoài lo lắng như vậy, bởi năm nay, công ty nơi chị làm việc có một số lần sản xuất “3T”, rồi nghỉ sản xuất, dẫn đến phát sinh chi phí nhiều hơn. Bản thân chị cũng nghỉ tổng cộng gần 2 tháng do tuân thủ các quy định phòng chống dịch. Những yếu tố trên khiến chị Hoài bi quan khi nghĩ về khoản thưởng Tết năm nay.

“Chưa có thông tin gì về thưởng Tết”  

Cũng giống như chị Hoài, chị Vinh (thôn Nhuế, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội) cũng chưa có thông tin gì về thưởng Tết của công ty năm nay.

“Năm ngoái, tôi được thưởng Tết hơn 7 triệu đồng; năm nay thì chưa rõ thế nào. Phải đến khi công ty thông báo thì tôi mới biết chắc chắn được. Công ty cho mình hưởng bao nhiêu thì mình nhận bấy nhiêu thôi. Năm nay, tôi đoán là tiền thưởng có thể sẽ tương đương với năm trước”- chị Vinh cho hay.

Chồng chị Vinh - anh Giang, dù mới đi làm công nhân nhưng cũng rất mong ngóng khoản thưởng Tết năm nay. Tuy vậy, cũng như vợ, anh còn đang mù mờ về chuyện này. “Tôi mới từ quê lên làm công nhân, chưa được nhận thưởng Tết bao giờ. Tuy nhiên, tôi nghĩ, dịch COVID-19 tác động đến tình hình sản xuất, kinh doanh của các công ty, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến thưởng Tết năm nay” - anh Giang nhận định.

Hai vợ chồng trẻ này đang phải gửi con mới 20 tháng tuổi về quê nhờ ông bà trông. Lý do là bởi, nếu ở lại đây thì không ai trông con để hai vợ chồng đi làm. “Trong khi đó, dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, nếu đi gửi trẻ ở nơi vợ chồng tôi trọ thì không an tâm. Tôi đành gửi cháu về quê”- anh Giang nói.

Chưa có DN nào thông báo về tiền thưởng Tết

Ông Nguyễn Đình Thắng - Phó Chủ tịch Công đoàn các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội - cho biết, công tác chăm lo về tiền lương, tiền thưởng là một trong những hoạt động chăm lo Tết Nhâm Dần 2022 của Công đoàn các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội. Theo đó, Công đoàn các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội chỉ đạo các công đoàn cơ sở tham gia, phối hợp với người sử dụng lao động xây dựng kế hoạch trả lương, thưởng, các khoản phúc lợi khác trong dịp Tết; sớm công khai để công nhân lao động biết và giám sát thực hiện. Đối với những doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, công đoàn đề xuất, kiến nghị hợp lý để người lao động được thanh toán tiền lương trong dịp Tết.

Ông Nguyễn Đình Thắng cho biết thêm, theo nắm bắt của ông trên hệ thống công đoàn cơ sở, cho đến thời điểm này, chưa có đơn vị nào thông báo về tiền thưởng Tết Nhâm Dần 2022 cho người lao động.


Bảo Hân
TIN LIÊN QUAN

Thủ tướng nêu các định hướng đột phá để nâng tầm Đại học Quốc gia Hà Nội

THEO CHINHPHU.VN |

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu, cần giải phóng tối đa nguồn lực con người, hoàn thành dứt điểm dự án xây dựng khu đô thị đại học quốc gia tại Hòa Lạc, tăng thẩm quyền, tăng phân cấp, tăng tự chủ, linh hoạt, nâng cao vai trò, vị thế của Đại học Quốc gia Hà Nội.

Hơn 200 ca COVID-19/ngày trong 11 ngày liên tiếp, Hà Nội còn 9 ổ dịch

Phạm Đông |

Hà Nội - Theo thống kê của CDC Hà Nội, 11 ngày vừa qua, thành phố liên tiếp vượt mốc 200 ca COVID-19/ngày. Dịch tại Hà Nội đang ở cấp độ 2 (theo Nghị quyết 128 của Chính phủ).

Ca COVID-19 tăng nhanh, Hà Nội cần thay đổi chiến lược điều trị F0 thế nào?

Vương Trần |

Hà Nội - PGS.TS Trần Đắc Phu - Cố vấn Cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp các sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho rằng, Hà Nội cần lường trước tình huống số ca mắc vượt 1.000 ca mỗi ngày. Khi đó cần chuyển sang trạng thái điều trị F0 nhẹ, không triệu chứng tại nhà.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023 (ngoài cùng, bên phải). Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Thủ tướng nêu các định hướng đột phá để nâng tầm Đại học Quốc gia Hà Nội

THEO CHINHPHU.VN |

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu, cần giải phóng tối đa nguồn lực con người, hoàn thành dứt điểm dự án xây dựng khu đô thị đại học quốc gia tại Hòa Lạc, tăng thẩm quyền, tăng phân cấp, tăng tự chủ, linh hoạt, nâng cao vai trò, vị thế của Đại học Quốc gia Hà Nội.

Hơn 200 ca COVID-19/ngày trong 11 ngày liên tiếp, Hà Nội còn 9 ổ dịch

Phạm Đông |

Hà Nội - Theo thống kê của CDC Hà Nội, 11 ngày vừa qua, thành phố liên tiếp vượt mốc 200 ca COVID-19/ngày. Dịch tại Hà Nội đang ở cấp độ 2 (theo Nghị quyết 128 của Chính phủ).

Ca COVID-19 tăng nhanh, Hà Nội cần thay đổi chiến lược điều trị F0 thế nào?

Vương Trần |

Hà Nội - PGS.TS Trần Đắc Phu - Cố vấn Cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp các sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho rằng, Hà Nội cần lường trước tình huống số ca mắc vượt 1.000 ca mỗi ngày. Khi đó cần chuyển sang trạng thái điều trị F0 nhẹ, không triệu chứng tại nhà.