Công nhân nhà trọ và nỗi lo năm học mới

KỲ QUAN |

Đối với công nhân lao động xa nhà, sống cảnh nhà trọ, có con còn trong tuổi đến trường, năm học mới bao giờ cũng là nỗi lo lớn. Tổ chức công đoàn ở nhiều nơi đã dang tay chia sẻ một phần vất vả mang tên “năm học mới” cùng công nhân lao động

Kiểu gì cũng khổ

Ngoài chuyện lo áo quần, sách vở, học phí... cho con đến trường như bao gia đình khác, CNLĐ nhập cư còn tất tả tìm trường học cho con. Vì là dân “nhập cư”, cơ hội gửi con vào trường công không nhiều. Họ phải chọn hoặc gửi trường dân lập với giá cao hoặc đưa con về quê nhờ gia đình nội, ngoại cưu mang. Công nhân (CN) Trương Thị Nhung (Cty TNHH MTV công nghiệp Huafu, KCN Thuận Đạo, huyện Bến Lức, Long An) cho biết, vợ chồng chị quê ngoài miền Trung, vào đây làm CN ở nhà trọ, không có hộ khẩu thường trú, nên rất khó xin cho con vào học tại các trường công lập. Chị đành phải gửi con học mẫu giáo vào trường tư thục, dân lập, chi phí khá cao. “Cộng thu nhập của vợ chồng em mỗi tháng hơn 10 triệu đồng, riêng chi phí cho đứa con nhỏ đã hết 1/3, rồi còn bao thứ phải lo cho cuộc sống nhà trọ. Vì vậy mà thu nhập tháng nào hết tháng nấy, 2 năm rồi vợ chồng em không về quê thăm gia đình. Còn sinh con thứ 2, em chưa dám nghĩ tới”.

Nhưng không phải CNLĐ nào cũng được hạnh phúc gần con nhỏ như vợ chồng chị Nhung. Chị Lê Thị Tuyết (CNLĐ Cty Lê Nam, huyện Đức Hòa, Long An) cho biết, vợ chồng chị quê ở Trà Vinh, do mới đi làm nên không đủ điều kiện gửi con vào lớp 1 ở địa phương nơi làm việc, nên đành đưa con về gửi bên ngoại để đi học. Những ngày này, vợ chồng chị luôn tất tả vượt hàng trăm cây số đi về Trà Vinh để lo thủ tục cho con đi học, cũng là để đỡ nhớ con.

Công đoàn chia sẻ nỗi lo

Tại buổi gặp gỡ đối thoại giữa CNLĐ tỉnh Bến Tre với Bí thư Tỉnh ủy vào ngày 29.7 vừa qua, Chủ tịch CĐCS Cty Âu Bắc (huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre) - anh Nguyễn Văn Bé - nếu vấn đề bức xúc với lãnh đạo tỉnh: CNLĐ ở xa rất thiệt thòi, nhất là chuyện học tập của con họ. Ở hệ mẫu giáo, họ không được gửi con vào cơ sở công lập, mà phải gửi ở các cơ sở dân lập với giá cao. Còn hệ tiểu học, do không có cơ sở dân lập, họ đành mang con về quê gửi đi học. Nhìn nhận đây là vấn đề bất cập, người có trách nhiệm của tỉnh Bến Tre hứa sẽ sớm khắc phục.

Tại Cty Đông Quang (KCN Tân Đức, huyện Đức Hòa, Long An), nơi có hàng nghìn CNLĐ ở xa, sống cảnh nhập cư, CĐCS Cty đã tham mưu cho chủ doanh nghiệp đầu tư 3 dãy nhà 3 tầng cho CNLĐ ở trọ với giá gần như cho không. Không chỉ vậy, CĐCS còn đứng ra tổ chức trường mẫu giáo - nhà trẻ và trường tiểu học cho con của CNLĐ xa nhà, học miễn phí hoàn toàn. Tuy nhiên, thời gian gần đây, Cty chỉ còn duy trì được nhà trẻ - mẫu giáo, còn hệ tiểu học thì Cty không được phép tiếp tục, vì vậy không ít CNLĐ phải gửi con về quê xa đi học tiểu học.

Ở Cty Giày ChingLuh (huyện Bến Lức, Long An), nơi có nhiều CNLĐ nhất miền Tây (khoảng 25.000), CĐCS cũng có cách làm riêng để giúp CNLĐ trong chuyện học hành của con họ. Không có điều kiện tổ chức nhà trẻ - mẫu giáo cho con CNLĐ, Ban Chấp hành CĐCS Cty quan hệ với địa phương tổ chức cơ sở dân lập để CNLĐ gửi con, với những điều kiện tốt nhất cho CNLĐ, như: Giá dịch vụ, thời gian gửi, chất lượng cơ sở, CĐCS Cty thường xuyên giám sát. “Đó là ở lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo, còn từ hệ tiểu học trở lên, CNLĐ đành phải đưa con về quê đi học, vì không có cơ sở dân lập, còn địa phương thì không thể lo nổi trường lớp, giáo viên dạy, do số lượng con CNLĐ nhập cư quá lớn” - ông Nguyễn Văn Khải - Chủ tịch CĐCS Cty ChingLuh - nói.

Chị Đỗ Thanh Hường (CN Cty Dae Yang, Phú Thọ): Tôi có hai con, một cháu 7 tuổi, một cháu 5 tuổi. Hiện tôi chưa biết vào năm học mới này phải đóng bao nhiêu tiền, mà phải chờ sau khi họp phụ huynh mới rõ. Tuy nhiên, theo tính toán của tôi, tổng các khoản tiền: Học phí, đồ dùng học tập, đồng phục, tiền xây dựng… của cả hai cháu rơi khoảng 10 triệu đồng. Cũng may là trường nơi các con tôi theo học không bắt đóng một lúc số tiền lớn trên, mà có thể chia thành nhiều tháng (mỗi tháng đóng 1 triệu đồng). QUẾ CHI (ghi)

Anh Nguyễn Văn Hiệp - CN Cty CP Đầu tư và Phát triển TDT (xã Điềm Thụy, huyện Phú Bình, Thái Nguyên): Cả hai vợ chồng tôi đều làm CN. Hoàn cảnh tuy khó khăn nhưng được các cấp CĐ động viên nên phần nào cũng an tâm công tác. Vợ chồng tôi hiện ở nhờ nhà bố mẹ vợ để thuận tiện việc đi làm và cho 2 con ăn học. Cháu lớn của vợ chồng tôi năm nay 9 tuổi, hiện đang học tại Trường Tiểu học Thượng Đình (Phú Bình, Thái Nguyên); còn cháu thứ hai 4 tuổi đang học mẫu giáo. Chuẩn bị bước vào năm học mới, do cháu lớn mắc bệnh mãn tính vì vậy Cty TDT hỗ trợ 2 triệu đồng, chăn màn, quần áo tạo điều kiện thêm cho gia đình tôi chăm lo cho các con. Ngoài ra, Cty của vợ tôi cũng có tiền trợ cấp nuôi con nhỏ hằng tháng, dù ít nhưng cũng là nguồn động viên NLĐ Cty. VŨ HẢI (ghi)

Chị Nguyễn Thị Huyền - CN Cty TNHH Toto Việt Nam (Khu CN Thăng Long, Hà Nội): Tôi và chồng tôi cùng làm ở Cty TNHH Toto Việt Nam. Vợ chồng tôi có 2 con trai đều học trường công lập. Chúng tôi ở cùng bố mẹ vợ gần Cty nên không phải thuê nhà trọ. Bởi lương thấp, tổng thu nhập hai vợ chồng chỉ hơn 11 triệu đồng/tháng nên vào mỗi đầu năm học cũng khá căng thẳng, khi ngoài các chi phí cần thiết cho cuộc sống còn phải đóng thêm tiền học cho các con. Riêng con trai lớn đầu năm học, vợ chồng tôi đóng khoảng gần 4 triệu đồng. Tiền hỗ trợ cho con CN được Cty trợ cấp trả cùng lương với mức 220.000 đồng/tháng/cháu cho đến khi các cháu hết 6 tuổi. XUÂN TRƯỜNG (ghi)

KỲ QUAN
TIN LIÊN QUAN

Thiết chế công đoàn - Nơi công nhân an tâm “an cư - lạc nghiệp”

Minh Đoàn |

Ngày 12.5.2017, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký Quyết định 655/QĐ-TTg 2017 phê duyệt Đề án "Đầu tư xây dựng thiết chế của công đoàn tại các khu công nghiệp, khu chế xuất".

Khen thưởng con công nhân học giỏi

Diệu Thúy |

CĐ Các KCN tỉnh Hải Dương vừa tổ chức lễ tuyên dương con CNLĐ đạt giải trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi các cấp năm học 2017-2018.

Học bổng Nguyễn Đức Cảnh của LĐLĐ TPHCM: Món quà nghĩa tình cho năm học mới

LÊ TUYẾT |

Những suất học bổng Nguyễn Đức Cảnh được LĐLĐ TPHCM trao tận tay con em công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) là món quà nghĩa tình và là nguồn động viên kịp thời cho các em trước khi bước vào năm học mới.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023 (ngoài cùng, bên phải). Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Thiết chế công đoàn - Nơi công nhân an tâm “an cư - lạc nghiệp”

Minh Đoàn |

Ngày 12.5.2017, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký Quyết định 655/QĐ-TTg 2017 phê duyệt Đề án "Đầu tư xây dựng thiết chế của công đoàn tại các khu công nghiệp, khu chế xuất".

Khen thưởng con công nhân học giỏi

Diệu Thúy |

CĐ Các KCN tỉnh Hải Dương vừa tổ chức lễ tuyên dương con CNLĐ đạt giải trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi các cấp năm học 2017-2018.

Học bổng Nguyễn Đức Cảnh của LĐLĐ TPHCM: Món quà nghĩa tình cho năm học mới

LÊ TUYẾT |

Những suất học bổng Nguyễn Đức Cảnh được LĐLĐ TPHCM trao tận tay con em công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) là món quà nghĩa tình và là nguồn động viên kịp thời cho các em trước khi bước vào năm học mới.