Công nhân nhà trọ làm gì dịp nghỉ lễ 30.4?

Bảo Hân |

Về quê, ở lại phòng trọ hay làm thêm…, đó là rất nhiều lựa chọn của công nhân nhà trọ dịp nghỉ lễ 30.4 này.

Chị Nguyễn Thị Ngọc A. (công nhân một công ty điện tử ở Khu công nghiệp Bắc Thăng Long, Đông Anh, Hà Nội) cho hay, dịp này chị được nghỉ lễ 2 ngày và 2 ngày thứ 7, chủ nhật. Chị đã đăng ký làm thêm vào 2 ngày lễ. “Làm thêm trong thời gian này được trả lương 200% so với ngày thường nên tôi cố gắng làm để kiếm thêm chút tiền” - chị A. nói.

Chị A. và chồng đang thuê trọ tại xã Đại Mạch (Đông Anh, Hà Nội). Anh chị vừa đón 2 con ở quê lên ở cùng. Thời gian vừa qua, hai cháu phải về quê để tránh dịch COVID-19. Đón các cháu lên, anh chị buộc phải cắt giảm số lần đi làm tăng ca trong thời gian tới để có thời gian trông các con, nên chị A. đành phải cố gắng đi làm vào những dịp được trả lương cao này, mặc dù chị rất gia đình được sum vầy sau một thời gian dài phải xa con.

Còn chị Bùi Thị X. (32 tuổi, công nhân một công ty điện tử thuộc khu công nghiệp Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh) thì cho hay, chị sẽ về quê để nghỉ ngơi dịp lễ này và sau đó là nghỉ thai sản luôn.

“Tôi đang mang bầu cháu thứ 3. Đáng lẽ phải tầm đầu tháng 6 mới nghỉ thai sản, nhưng do đang dịch, công ty ít việc, nên đúng vào dịp nghỉ lễ này, tôi xin nghỉ trước một tháng để tiện về quê luôn, rồi sau đó nghỉ dưỡng ở quê chờ ngày sinh con” - chị X. nói.

Theo chị X, thời gian này công ty ít việc nên không có tăng ca; thậm chí, hôm nào ít hàng quá, công ty còn cho công nhân nghỉ làm nhưng không được hưởng 70% lương như một số công ty khác.

Chồng chị X. cùng làm công nhân nên sẽ ở làm việc. Như vậy, chị X. sẽ không có được sự chăm sóc của người chồng trong một thời gian dài. Mọi sự chăm sóc “bà bầu” đành nhờ cả vào bàn tay của bố mẹ.

Theo khảo sát của phóng viên, rất nhiều công nhân sẽ chọn giải pháp ở lại phòng trọ trong dịp nghỉ lễ này. Nguyên nhân là do dịch COVID-19 nên việc làm, thu nhập của công nhân bị ảnh hưởng trong thời gian vừa qua. Thu nhập giảm, ít tiền nên công nhân hạn chế đi lại, bởi chi phí đi lại về quê rất tốn kém. Hơn nữa, nhiều công nhân cho hay, hiện nay nguy cơ lây nhiễm COVID-19 vẫn có nếu tiếp xúc nhiều với mọi người, nên tốt nhất là hạn chế đi lại để đảm bảo an toàn cho mình và gia đình.

Bên cạnh đó, trước tác động của dịch COVID-19, nhiều doanh nghiệp ít hàng, không còn bố trí tăng ca như trước đây, thậm chí còn phải cho lao động nghỉ việc luân phiên hoặc tạm ngừng việc. Vì vậy, có khá nhiều công nhân, mặc dù muốn làm thêm trong dịp này để được hưởng lương cao hơn so với ngày thường cũng không thể. Ở lại nhà trọ để nghỉ ngơi là lựa chọn của không ít công nhân trong quãng thời gian khó khăn này.

Bảo Hân
TIN LIÊN QUAN

Hàng nghìn công nhân Bắc Ninh được hỗ trợ khó khăn thông qua cây ATM gạo

Văn Thắng |

Để giảm bớt khó khăn trước mắt đối với người lao động, Liên đoàn Lao động tỉnh Bắc Ninh phối hợp với Hội Phật giáo Việt Nam triển khai lắp đặt cây ATM phát gạo miễn phí hỗ trợ cho hàng nghìn công nhân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh. Hoạt động này thể hiện sự đoàn kết tương thân, tương ái… Cây ATM mang thông điệp “Không để ai bị bỏ lại phía sau” và phương châm “nếu khó khăn xin hãy nhận một suất - ai có thì góp - ai biết thì cùng làm”.

Lãnh đạo Tổng Liên đoàn trực tiếp phát gạo cho công nhân khó khăn

Quế Chi- Sơn Tùng |

Chiều 28.4, tại chương trình ATM gạo Bắc Ninh Khu công nghiệp Đại Đồng- Hoàn Sơn, Phó Chủ tịch Thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Trần Thanh Hải đã trực tiếp  phát gạo miễn phí tới công nhân lao động khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Công nhân tìm mọi cách kiếm thêm thu nhập

Bảo Hân - Trần Kiều |

Đi làm công nhân (CN) thu nhập hạn chế, trong khi đó, cuộc sống nhà trọ có rất nhiều khoản phải trang trải, nhất là khi đã có gia đình. Vì vậy, nhiều CN Khu công nghiệp Bắc Thăng Long (Hà Nội) đang phải làm thêm nghề tay trái để có đồng ra đồng vào, giúp gia đình đỡ chật vật trong chi tiêu hơn.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023 (ngoài cùng, bên phải). Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Hàng nghìn công nhân Bắc Ninh được hỗ trợ khó khăn thông qua cây ATM gạo

Văn Thắng |

Để giảm bớt khó khăn trước mắt đối với người lao động, Liên đoàn Lao động tỉnh Bắc Ninh phối hợp với Hội Phật giáo Việt Nam triển khai lắp đặt cây ATM phát gạo miễn phí hỗ trợ cho hàng nghìn công nhân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh. Hoạt động này thể hiện sự đoàn kết tương thân, tương ái… Cây ATM mang thông điệp “Không để ai bị bỏ lại phía sau” và phương châm “nếu khó khăn xin hãy nhận một suất - ai có thì góp - ai biết thì cùng làm”.

Lãnh đạo Tổng Liên đoàn trực tiếp phát gạo cho công nhân khó khăn

Quế Chi- Sơn Tùng |

Chiều 28.4, tại chương trình ATM gạo Bắc Ninh Khu công nghiệp Đại Đồng- Hoàn Sơn, Phó Chủ tịch Thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Trần Thanh Hải đã trực tiếp  phát gạo miễn phí tới công nhân lao động khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Công nhân tìm mọi cách kiếm thêm thu nhập

Bảo Hân - Trần Kiều |

Đi làm công nhân (CN) thu nhập hạn chế, trong khi đó, cuộc sống nhà trọ có rất nhiều khoản phải trang trải, nhất là khi đã có gia đình. Vì vậy, nhiều CN Khu công nghiệp Bắc Thăng Long (Hà Nội) đang phải làm thêm nghề tay trái để có đồng ra đồng vào, giúp gia đình đỡ chật vật trong chi tiêu hơn.