Công nhân nghèo cắt giảm chi tiêu, bớt bữa ăn cầm cự qua dịch COVID-19

Chân Phúc |

TPHCM thực hiện giãn cách xã hội lần thứ 2 để phòng, chống dịch COVID-19, điều đó cũng đi kèm với việc nhiều người phải tạm thời ngưng việc hay thậm chí có một số ít bị mất việc, khiến cuộc sống của những người lao động vốn đã khó khăn nay lại càng khó khăn hơn.

Lâu nay, trong con hẻm nhỏ ở đường Phạm Văn Chiêu, phường 14, quận Gò Vấp, TPHCM, thường chỉ có buổi tối thì những người ở trọ tại đây thường mới có thể gặp nhau. Thế nhưng những ngày này, các cửa phòng tại đây gần như luôn mở, trong nhiều phòng trọ chốc chốc lại có người ra người vào và xen lẫn vào đó là tiếng cười đùa của những đứa trẻ phát ra theo khoảng trống giữa những ô cửa đang mở.

Vừa ngồi cho đứa con nhỏ 3 tháng tuổi uống sữa, chị Nguyễn Thị Bình (27 tuổi, quê Thừa - Thiên Huế) tâm sự, chị cùng chồng vào TPHCM lập nghiệp đến nay đã hơn 3 năm, tuy nhiên, một nửa thời gian lại luôn phải đối mặt với dịch bệnh nên thu nhập không được là bao, chỉ đủ đáp ứng cuộc sống hàng ngày của 5 miệng ăn trong nhà (vợ chồng chị và 3 con nhỏ).

Gia đình chị Nguyễn Thị Bình gặp khó khăn trong những ngày qua vì ảnh hưởng của dịch bệnh. Ảnh: Chân Phúc

“Từ ngày tôi nghỉ sinh, nguồn sống duy nhất là dựa vào những đồng lương ít ỏi từ công việc thợ hồ mà chồng đang làm nên gần như mọi chi tiêu trong nhà được giảm đến mức thấp nhất. Mỗi ngày cũng chỉ dám chi khoảng 30.000–40.000 đồng mua ít thịt, ít cá hay mớ rau chứ không dám tiêu nhiều. Giờ ngồi không ở nhà chăm con, không có thu nhập, có chi một đồng nào cũng phải đắn đo suy nghĩ thật kỹ” - chị Bình Tâm sự.

Một hoàn cảnh khác, chị Bảo Ngọc (quê Nghệ An) ở phòng trọ đối diện gia đình chị Bình, vì đang thực hiện giãn cách xã hội và cũng vì đang thất nghiệp nên dù đang là ngày đầu tuần nhưng chị Ngọc vẫn ở nhà cùng đứa con gái nhỏ.

Chị Ngọc kể, thời gian trước, chị làm công nhân may cho một công đóng ở quận Gò Vấp, nhưng vừa rồi vì dịch COVID-19 nên công ty tạm dừng, khiến chị rơi vào cảnh thất nghiệp. Hiện 3 miệng ăn trong nhà đều phải nhờ vào thu nhập từ người chồng đang làm shipper công nghệ. Tuy nhiên, những ngày qua, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên thu nhập của chồng chị cũng giảm đi, cuộc sống càng trở nên khó khăn.

Chị Ngọc đang chuẩn bị bữa tối cho gia đình mình. Ảnh: Chân Phúc

“Ngày 31.5, TPHCM thực hiện giãn cách xã hội cũng là ngày tôi phải tạm thời nghỉ việc vì công ty tạm dừng hoạt động. Nhận 7 triệu đồng tiền lương của tháng 5 mà không khỏi lo lắng, thời gian sắp tới, cuộc sống của gia đình tôi sẽ rất khó khăn, biết bao thứ phải lo từ tiền con cái học hành, tiền phòng, tiền điện,.... Từ hôm đó đến giờ, tôi chỉ ăn 2 bữa/ngày thôi (bữa sáng, trưa gộp làm một ăn lúc 10h và buổi tối chờ chồng đi làm về mới ăn)" – chị Ngọc chia sẻ.

Có phần may mắn hơn chị Bình, chị Ngọc vì vẫn có thể đi làm trong những ngày TPHCM thực hiện giãn cách xã hội, anh Nguyễn Văn Cường (ngụ quận 7, TPHCM) là một shipper công nghệ cho biết anh cũng từng là công nhân làm việc ở một công ty đóng tại quận 7 nhưng do tình hình dịch bệnh, công ty phải cắt giảm người làm nên anh rơi vào cảnh thất nghiệp. Anh tìm đến công việc shipper đến nay đã được 6 tháng.

"Những ngày qua, TPHCM thực hiện giãn cách xã hội, tôi vẫn có thể đi làm nhưng thu nhập giảm đi đáng kể, như mọi hôm tôi có thể kiểm được 200.000-300.000 đồng/ngày nhưng mấy hôm nay, thu nhập nhiều hôm chỉ bằng nửa chừng đó. Giờ chỉ mong dịch bệnh sớm qua đi để có thể quay trở lại cuộc sống hàng ngày, đơn hàng nhiều lên để lo cho cuộc sống" - anh Cường nói.

Anh Nguyễn Văn Cường chia sẻ về khó khăn trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội.

Đổi tên Chương trình “Triệu liều vaccine cho công nhân nghèo” thành “Vaccine cho công nhân”

Với mong muốn toàn bộ người dân Việt Nam, đặc biệt công nhân, người lao động nghèo được tiêm vaccine phòng COVID-19, quỹ Tấm lòng Vàng Lao Động đã phát động Chương trình “Triệu liều Vaccine cho công nhân nghèo” từ ngày 23.5.

Ngày 2.6.2021, Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đã họp và quyết định đổi tên Chương trình“Triệu liều vaccine cho công nhân nghèo” thành “Vaccine cho công nhân” nhằm thu hút sự quan tâm, ủng hộ của toàn xã hội nhất là công nhân viên chức lao động và các cấp công đoàn đối với việc đóng góp kinh phí mua vaccine phòng COVID-19 cho công nhân lao động; đồng thời tạo thuận lợi cho việc thanh quyết toán kinh phí.

Toàn bộ kinh phí ủng hộ chương trình sẽ được chuyển tới Quỹ vaccine phòng COVID-19 để mua vaccine, tiêm cho công nhân trên toàn quốc.

Chương trình mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của các cá nhân, tổ chức trên mọi miền của tổ quốc

Mọi sự giúp đỡ, hỗ trợ chương trình “Vaccine cho công nhân” xin gửi về Quỹ Tấm lòng Vàng Lao Động bằng một trong các hình thức sau đây:

  1. Liên hệ trực tiếp Quỹ XHTT Tấm lòng Vàng:

    Số 51 Hàng Bồ, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

    Điện thoại: 024.39232756 - 024.39232748.

    Hoặc các Văn phòng đại diện Báo Lao Động trên toàn quốc.

  2. Chuyển khoản về tài khoản của Quỹ XHTT Tấm lòng Vàng:

    • STK: 113000000758 - Ngân hàng Vietinbank, chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội.

    • STK: 0021000303088 - Ngân hàng Vietcombank, chi nhánh Hà Nội.

    • STK: 12410001122556 - Ngân hàng BIDV, chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội.

    • STK: 1005755579 - tại SHB, chi nhánh Hà Nội.

    • Số tài khoản USD: 115000196228 - Ngân hàng Vietinbank, chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội.

    Nội dung chuyển khoản: Hỗ trợ vaccine

  3. Hỗ trợ qua Ví Momo:

    - Mở Ví Momo .

    - Chọn chương trình “Mỗi ngày một nghìn” .

    - Thực hiện theo hướng dẫn.

    - Nội dung lời nhắn: Hỗ trợ vaccine.

  4. Hoặc hỗ trợ trực tuyến: bằng cách bấm vào nút ỦNG HỘ NGAY bên dưới.

.

Chân Phúc
TIN LIÊN QUAN

Tạo mọi điều kiện cho các chuyến bay vận chuyển vaccine COVID-19

Minh Hạnh |

Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản gửi các đơn vị liên quan yêu cầu tạo điều kiện tốt nhất cho những chuyến bay vận chuyển vaccine COVID-19.

Cuộc sống của những công nhân ăn, ở trong các nhà máy tại Bắc Ninh

Vân Trường |

Sản xuất và ăn, ở luôn tại nhà máy, cuộc sống của công nhân có đôi chút đảo lộn nhưng đa phần đều rất phấn khởi khi được đi làm lại và bày tỏ sự ủng hộ với chủ trương của UBND tỉnh Bắc Ninh.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023 (ngoài cùng, bên phải). Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Tạo mọi điều kiện cho các chuyến bay vận chuyển vaccine COVID-19

Minh Hạnh |

Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản gửi các đơn vị liên quan yêu cầu tạo điều kiện tốt nhất cho những chuyến bay vận chuyển vaccine COVID-19.

Cuộc sống của những công nhân ăn, ở trong các nhà máy tại Bắc Ninh

Vân Trường |

Sản xuất và ăn, ở luôn tại nhà máy, cuộc sống của công nhân có đôi chút đảo lộn nhưng đa phần đều rất phấn khởi khi được đi làm lại và bày tỏ sự ủng hộ với chủ trương của UBND tỉnh Bắc Ninh.