Công nhân mừng khi được giảm giá điện

Nam Dương |

Thông tin được giảm giá tiền điện trong 3 tháng 4, 5, 6 khiến nhiều công nhân vui mừng nhưng cũng băn khoăn vì có người đã phải trả tiền điện nhiều hơn trong tháng 3.

Tiền điện có tăng nhưng không nhiều

Anh Lê Hoàng Thảo - công nhân (CN) Công ty (Cty) PouYuen; ở trọ tại phường Tân Tạo A, quận Bình Tân, TPHCM) - cho biết, các thiết bị điện gia đình anh sử dụng gồm có tivi, tủ lạnh, quạt máy và nồi cơm điện. Do chủ nhà trọ ở đây có đăng ký tạm trú đầy đủ, nên ngành Điện có cơ sở để cấp định mức điện cho từng phòng trọ và người ở trọ hưởng giá điện đúng quy định. Bình thường, hằng tháng vợ chồng anh chỉ sử dụng hết hơn 130.000 đồng tiền điện vì cả hai đều đi làm suốt. “Tháng 3 vừa qua, vợ chồng tôi cũng đi làm suốt nên tiền điện chỉ tăng hơn so với tháng trước mấy chục nghìn đồng” - anh Thảo chia sẻ.

Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng giữ ổn định chi phí tiền điện như gia đình anh Thảo. Chị Trương Thị Tố Nghi - CN Cty May mặc Triple Việt Nam; ở trọ tại Ấp Hội Thạnh, xã Trung An, huyện Củ Chi, TPHCM - cho hay, gia đình chị có 3 người. Tháng 3 vừa qua, tiền điện của gia đình chị phải trả tăng hơn tháng trước gần 150.000 đồng. “Trong tháng 3 vừa qua, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, tôi phải nghỉ việc ở nhà 6 ngày, nên có dùng điện nhiều hơn một chút. Nhưng tôi cũng chỉ dùng quạt nên không hiểu vì sao tiền điện lại tăng như thế, trong khi thiết bị điện của gia đình thì vẫn vậy” - chị Nghi thắc mắc.

Bà Phù Nhật Phượng - chủ khu nhà trọ ở khu phố 2, phường Tân Tạo A, quận Bình Tân, TPHCM - nhìn nhận, thông thường tháng 3 hằng năm nắng nóng thì CN ở trọ có sử dụng điện nhiều hơn, đó cũng là bình thường. Nhưng năm nay, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhiều CN bị nghỉ việc, ngừng việc do Cty cắt giảm lao động hay giãn việc thì chắc chắn sẽ ở nhà nhiều hơn và như thế việc tiêu thụ điện sẽ nhiều hơn.

Nhiều nguyên nhân dẫn đến tăng tiền điện

Lý giải về việc nhiều gia đình phải trả tiền điện cao hơn so với tháng trước, ông Bùi Trung Kiên - Phó Tổng Giám đốc Tổng Cty Điện lực TPHCM (EVNHCMC) - nói rằng: Theo quy luật hàng năm, từ tháng 3 đến tháng 6 là mùa nắng nóng của khu vực miền Nam, nhiệt độ trung bình tháng 2 tăng từ 27,9 độ C lên 28,9 độ C vào tháng 3 và 29,8 độ C vào tháng 4, trong đó nhiều ngày có nhiệt độ lên đến 37-40 độ C. Do đó, tổng lượng điện tiêu thụ của TPHCM trong tháng 3 so với tháng 2 cũng tăng mạnh. Cụ thể, tháng 3.2017 tăng khoảng 15,6%, tháng 3.2018 tăng 22,13% và tháng 3.2019 tăng 21,24% so với cùng kỳ năm trước.

Lượng điện tiêu thụ cho mục đích sinh hoạt cũng tăng mạnh hơn so với các mục đích khác, như năm 2019, lượng điện sinh hoạt tháng 3 và 4 tăng từ 30,69% đến 36,43% so với tháng 2. Năm nay, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, học sinh phải nghỉ ở nhà dài ngày nên đã tác động đến việc tiêu thụ điện sinh hoạt nhiều hơn. Theo thống kê của EVNHCMC, trong tháng 3.2020, lượng điện tiêu thụ của nhóm hộ gia đình đã tăng 13%. Một lý do khác, do tháng 3 có 31 ngày, nên số ngày sử dụng điện nhiều hơn tháng 2 là 2 ngày (tương đương 6,89%) cũng dẫn đến tiền điện phải trả nhiều hơn.

Nắm được tình hình, Bộ Công Thương đã chính thức thông tin về việc sẽ giảm giá điện và tiền điện. Trong đó, khách hàng sử dụng điện sinh hoạt được giảm 10% so với đơn giá tại Quyết định số 648/QĐ-BCT đối với các bậc thang giá điện sinh hoạt từ bậc 1 đến bậc 4 (dưới 300kWh/ tháng), đa phần người lao động (NLĐ) đều rất mừng.

“Do phải nghỉ việc hưởng 70% lương một tuần, thu nhập trong tháng của tôi đã giảm. Nay được hỗ trợ giảm giá điện từ tháng 4 đến tháng 6, chúng tôi rất mừng” - chị Trương Thị Tố Nghi nói. Tương tự, chị Nguyễn Thị Hồng Nhung - nhân viên Công ty May Phương Đông; nhà ở Quận Gò Vấp, TPHCM - cũng chia sẻ: “Tôi thấy việc giảm giá điện và giảm tiền điện là việc làm thiết thực để hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp, trong đó có những NLĐ như chúng tôi”.

Tiền điện nước bằng 1/2 tiền phòng trọ

Những ngày nắng nóng, nhiều CN bị tạm ngưng việc làm, giảm giờ làm, giảm tăng ca khiến nhu cầu sử dụng điện của CNLĐ tại các khu nhà trọ trở nên nhiều hơn trước. Chị Vũ Thị Duyên - công nhân Cty Taekwng Vina, KCN Biên Hoà 2, Đồng Nai; đang ở trọ tại phường Long Bình, TP.Biên Hoà - cho biết, trước đây, chị dành toàn bộ thời gian đi làm và tăng ca nên chỉ về nhà trọ để nghỉ ngơi, do đó nhu cầu sử dụng điện cũng khá thấp. Hiện nay, do dịch bệnh COVID-19 nên thời gian phải ở nhà nhiều hơn. Tuy nhiên, do khu nhà trọ chật chội nóng bức, chị phải sử dụng quạt công suất lớn và liên tục trong ngày khiến tiền điện phải trả tăng vọt.

“Ở đây, tôi phải trả 3.000 đồng/kwh tiền điện. Trước đây, tôi chỉ sử dụng hết khoảng 300.000 đồng tiền điện mỗi tháng. Nhưng tháng vừa qua, tiền điện tăng do sử dụng nhiều, tôi đã phải trả 400.000 đồng. Cộng với tiền nước 100.000 đồng thì chi phí tiền điện nước đã bằng một nửa tiền thuê trọ (1 triệu đồng)” - chị Duyên cho hay. Cũng theo chị Duyên, tiền thuê trọ, điện nước đã chiếm hết ¼ thu nhập, nên cuộc sống rất khó khăn.HÀ ANH CHIẾN

Nam Dương
TIN LIÊN QUAN

Vận động góp tiền hỗ trợ công nhân lao động nghèo

Lan Hồng |

Trong thời gian chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19, những công nhân lao động nghèo gặp khá nhiều khó khăn. Thấu hiểu hoàn cảnh đó, một chủ tịch công đoàn cơ sở ngành gỗ trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã vận động góp tiền mua nhiều nhu yếu phẩm hỗ trợ công nhân lao động nghèo.

Tiếp tục cách ly xã hội, công nhân TPHCM đồng lòng chống dịch COVID-19

Nam Dương |

TPHCM là một trong những địa phương tiếp tục thực hiện cách ly xã hội thêm một tuần, dù có ảnh hưởng đến việc làm, thu nhập, đời sống, sinh hoạt nhưng nhiều công nhân, cán bộ công đoàn ở TPHCM khẳng định tiếp tục chung sức, đồng lòng tiếp tục thực hiện cách ly xã hội để góp phần nhanh chóng đẩy lùi dịch COVID-19.

Cảm động chủ nhà không thu tiền trọ trong thời gian công nhân mất việc

Thiệu Vũ |

Từ sự vận động của các cấp công đoàn trong tỉnh, bước đầu đã có nhiều chủ nhà trọ trên địa bàn Thành phố Cà Mau hưởng ứng, đồng ý giảm tiền thuê phòng trọ cho công nhân lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Đặc biệt, có chủ nhà trọ không thu tiền trong thời gian công nhân mất việc đến khi họ đi làm trở lại.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023 (ngoài cùng, bên phải). Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Vận động góp tiền hỗ trợ công nhân lao động nghèo

Lan Hồng |

Trong thời gian chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19, những công nhân lao động nghèo gặp khá nhiều khó khăn. Thấu hiểu hoàn cảnh đó, một chủ tịch công đoàn cơ sở ngành gỗ trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã vận động góp tiền mua nhiều nhu yếu phẩm hỗ trợ công nhân lao động nghèo.

Tiếp tục cách ly xã hội, công nhân TPHCM đồng lòng chống dịch COVID-19

Nam Dương |

TPHCM là một trong những địa phương tiếp tục thực hiện cách ly xã hội thêm một tuần, dù có ảnh hưởng đến việc làm, thu nhập, đời sống, sinh hoạt nhưng nhiều công nhân, cán bộ công đoàn ở TPHCM khẳng định tiếp tục chung sức, đồng lòng tiếp tục thực hiện cách ly xã hội để góp phần nhanh chóng đẩy lùi dịch COVID-19.

Cảm động chủ nhà không thu tiền trọ trong thời gian công nhân mất việc

Thiệu Vũ |

Từ sự vận động của các cấp công đoàn trong tỉnh, bước đầu đã có nhiều chủ nhà trọ trên địa bàn Thành phố Cà Mau hưởng ứng, đồng ý giảm tiền thuê phòng trọ cho công nhân lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Đặc biệt, có chủ nhà trọ không thu tiền trong thời gian công nhân mất việc đến khi họ đi làm trở lại.