Công nhân mong được làm thêm để lo Tết

Minh Phương - Lương Hạnh |

Theo Liên đoàn Lao động TP. Hà Nội, đợt dịch bùng phát lần thứ 4 (tính từ ngày 27.4.2021 - 19.11.2021) đã có 273 doanh nghiệp dừng hoạt động; 1.507 doanh nghiệp bị ảnh hưởng nhưng chưa dừng hoạt động; số CNLĐ mất và thiếu việc làm là 55.629 người (trong đó mất việc 9.351 người; thiếu việc 46.278 người. Gần hết năm, công nhân (CN) mong mỏi được tăng ca để có “chút đỉnh” cho một mùa Tết ấm áp hơn.

Thấp thỏm chuyện tăng ca

9 giờ sáng, chị Vũ Thị Ngọc trở về phòng trọ sau 12 tiếng làm ca đêm ở công ty. Trong bộ đồng phục màu xám nhạt, bên ngoài khoác chiếc áo phao đã cũ, chị Ngọc trò chuyện với chúng tôi.

Chị Ngọc làm CN ở KCN Thăng Long (Đông Anh, Hà Nội) 8 năm nay,  chị cho biết: “Chưa bao giờ công việc lại bị gián đoạn như thời gian này”. Từ khi dịch COVID-19 bùng phát đầu năm 2020, công ty đã phải cắt giảm 30% nhân công; chị Ngọc may mắn không bị mất việc nhưng cũng chỉ được làm 4 ngày nghỉ 3 ngày trong vòng 2 tháng. Đến đợt dịch thứ 2, chị Ngọc bị cắt giảm giờ làm.

Khổ sở nhất là đợt dịch thứ 4 này, đã có thời điểm chị Ngọc phải ngưng việc hơn 1 tháng vì khu vực phong toả. Từ mức lương 8 triệu đồng/tháng, lương của chị Ngọc cứ vậy mà giảm dần theo từng đợt dịch. Khi phải cách ly ở phòng trọ, chị Ngọc được công ty hỗ trợ 70% lương trong 14 ngày, không bao gồm trợ cấp. Đã có lúc, vợ chồng chị Ngọc phải vét nốt 200.000 đồng trong túi để mua mì tôm dự trữ.

“Chồng tôi chạy xe ôm công nghệ, quãng thời gian thành phố giãn cách cả gia đình chỉ trông chờ vào tiền lương ngừng việc của mình tôi. 2 con gửi ở quê cho ông bà trông nom, chúng tôi cũng phải xin “khất” tiền chu cấp” - chị Ngọc nói.

Từ cuối tháng 9, khi công ty quay trở lại sản xuất bình thường mới, chị Ngọc được đi làm đều đặn hơn, có những ngày được tăng ca đến 12 tiếng. Còn chồng chị chưa có việc làm nên đã về quê xin làm phụ hồ được 2 tuần nay.

Phấn khởi vì được tăng ca, bên cạnh đó, chị Ngọc cũng thấp thỏm lo sợ vì dịch có thể bùng phát trở lại. Nói đến Tết, nữ công nhân 35 tuổi này thở dài: “Tôi chỉ mong được tăng ca đều đặn từ nay đến cuối năm. Dù mệt mỏi nhưng chỉ cần nghĩ tới Tết này các con có bộ quần áo mới để mặc, mọi mệt mỏi tôi đều thấy bình thường. Nếu không, sẽ chẳng có Tết trọn vẹn cho cả gia đình”.

Một suất lương lo cho cả gia đình

Cuộc sống khó khăn, năm cũ sắp qua, vấn đề kinh tế lại đè nặng lên đôi vai chị Nguyễn Thị Len (sinh năm 1991) - CN Khu công nghiệp ở Bắc Ninh. Chị Len làm công nhân đã 10 năm, hiện thuê trọ một mình tại xã Kim Chung (huyện Đông Anh). Hôm nào đi làm, chị Len dậy thật sớm để đi từ phòng trọ đến điểm xe đón CN. Hôm nay chị Len được nghỉ vì đã làm ca kíp 4 ngày. Trong căn phòng trọ nhỏ rộng chừng 12m2, gió đông lùa vào khe cửa, người phụ nữ dáng vẻ gày gò ngồi co ro một góc...

Dịch bệnh khiến nhiều CNLĐ rơi vào cảnh khốn khó và vợ chồng chị Len cũng không ngoại lệ. Trước đó, chồng chị vừa làm lao động tự do trong công trường vừa chạy Grab. Dịch COVID-19 bùng phát, Hà Nội phải giãn cách, anh không có thu nhập nên phải về quê, một mình chị Len ở lại tiếp tục làm CN. Chồng về quê, chị Len bàn với chồng bỏ tiền vốn bao năm tích lũy để xây dựng trang trại nhỏ chăn nuôi. Để có số tiền mở trang trại, ngoài số tiền vốn ít ỏi, chị Len cũng phải đi vay mượn mỗi nơi một ít.

Chị Len nói, gia đình chỉ nên có một người xa các con, phải có một người gần con để quán xuyến nhà cửa. Công việc của chị ổn định hơn nên chị chấp nhận ở lại là trụ cột chính trong nhà. Trang trại được gây dựng trong thời gian ngắn nên chưa có thu nhập, với số tiền lương CN 10 triệu đồng mỗi tháng, chị Len chỉ dám để lại cho mình 2 triệu đồng (trong đó tiền trọ 800.000 đồng), còn lại gửi về hết cho chồng và các con. Áp lực khi phải xoay xở một mình, chị Len bày tỏ: “Ở đây một mình lúc ốm đau tủi thân lắm. Bố mẹ đều đã có tuổi, con cái còn nhỏ nên tôi phải nỗ lực”.

Một mình đi làm để “chống đỡ” cả gia đình nên nói đến Tết, chị Len cho hay: “Tôi chỉ mong từ nay đến cuối năm có nhiều sức khoẻ đảm bảo công việc. Không may bị ốm đau thì “miếng cơm” của gia đình sẽ bị ảnh hưởng”

Suốt đợt dịch vừa qua, công việc của chị Len may mắn vì không bị tác động. Nhưng với chị, thu nhập của CN có hạn, dù làm nhiều hay chăm chỉ, mức tiền lương cũng chỉ có vậy…

Minh Phương - Lương Hạnh
TIN LIÊN QUAN

Ngành giáo dục cấm giáo viên dạy thêm, tại sao bác sĩ được làm thêm?

Đặng Chung - Thiều Trang |

Lấy dẫn chứng ngành giáo dục yêu cầu cấm dạy thêm, học thêm để đảm bảo chất lượng dạy và học trên lớp, đại biểu Nguyễn Quốc Hận (Đoàn đại biểu Cà Mau) đặt câu hỏi về việc các bác sĩ liên kết xây dựng phòng khám riêng có ảnh hưởng đến chất lượng khám, chữa bệnh tại bệnh viện công không?

Vì sao người lao động không dám nghỉ làm thêm?

Bảo Hân |

Nhiều công nhân, dù đôi khi rất muốn nghỉ ngơi tái tạo sức lao động, cũng không dám nghỉ làm thêm do những áp lực họ gặp phải trong cuộc sống...

Mong được làm thêm để tăng thu nhập

Tất Thảo |

HÀ NỘI - Dù biết sẽ rất mệt mỏi nhưng chị Bùi Thị Lụa (công nhân may, khu công nghiệp Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) luôn muốn được đi làm thêm, bởi lẽ điều này đồng nghĩa với có thêm tiền trang trải cuộc sống. “Nếu “được” đi làm vào chủ nhật, tôi càng thích vì được hưởng 200% so với đi làm ngày thường” - chị Lụa nói.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023 (ngoài cùng, bên phải). Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Ngành giáo dục cấm giáo viên dạy thêm, tại sao bác sĩ được làm thêm?

Đặng Chung - Thiều Trang |

Lấy dẫn chứng ngành giáo dục yêu cầu cấm dạy thêm, học thêm để đảm bảo chất lượng dạy và học trên lớp, đại biểu Nguyễn Quốc Hận (Đoàn đại biểu Cà Mau) đặt câu hỏi về việc các bác sĩ liên kết xây dựng phòng khám riêng có ảnh hưởng đến chất lượng khám, chữa bệnh tại bệnh viện công không?

Vì sao người lao động không dám nghỉ làm thêm?

Bảo Hân |

Nhiều công nhân, dù đôi khi rất muốn nghỉ ngơi tái tạo sức lao động, cũng không dám nghỉ làm thêm do những áp lực họ gặp phải trong cuộc sống...

Mong được làm thêm để tăng thu nhập

Tất Thảo |

HÀ NỘI - Dù biết sẽ rất mệt mỏi nhưng chị Bùi Thị Lụa (công nhân may, khu công nghiệp Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) luôn muốn được đi làm thêm, bởi lẽ điều này đồng nghĩa với có thêm tiền trang trải cuộc sống. “Nếu “được” đi làm vào chủ nhật, tôi càng thích vì được hưởng 200% so với đi làm ngày thường” - chị Lụa nói.